Vào thứ bảy tuần tiếp theo, chàng trai lại đến gặp vị bác sĩ. Anh mở đầu câu chuyện với vẽ phấn khởi:
– Cháu đã bắt đầu biết thoải mái với mình hơn , làm đươc nhiều việc và cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống thật là tuyệt!
Ông bác sĩ rất hài lòng với những gì chàng trai đã đạt được, nhưng với sự từng trãi của mình, ông biết rằng niềm vui của anh vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn.
– Chú có thể hiểu được niềm vui của cháu. Khi mới bắt đầu chú cũng thế. Nhưng cháu không cảm thấy có điều gì thiếu thiếu ở đấy hay sao? – Ông dọ hỏi.
Chàng trai hơi khựng lại . Anh ngạc nhiên với cách đặt vấn đề của ông. Sự hứng khởi trong anh bỗng chùng xuống. Lúc này, theo thói quen, anh dừng lại và tự hỏi:”Mình phải làm gì để tránh được sự thất vọng đây? Cách nào tốt cho mình? ”Rõ ràng ông bác sĩ rất vui khi thấy anh có thể áp dụng tốt bài học vào cuộc sống . Nhưng bấy giờ , khi ông hỏi như thế, anh biết chắc chắn phải có một lý do sâu xa nào đó. . Có lẽ ông muốn anh phải học hỏi thêm . Và đúng là, đôi khi anh cảm thấy vẫn còn điều gì đó chưa ổn. Anh thừa nhận:
– À… đúng vậy ! Đôi khi cháu cũng cảm thấy có gì đó… không trọn vẹn.
Ông khẽ nhắc:
– Chắc cháu vẫn nhớ đến khu vườn được chia làm ba phần đấy chứ? Ba phần: Quan tâm đến bản thân, quan tâm đến người khác và cuối cùng là chia sẽ với mọi người. Điều cháu còn thiếu là chưa chú ý đến hai phàn còn lại của khu vườn. Chính vì thế mà cháu cảm thấy chưa trọn vẹn đấy.
Liền lúc ấy, ông với tay lấy một mãnh giấy nhỏ, ghi vào đó vài dòng rồi đưa cho anh. Ông nói:
– Cháu hãy thử về điều này:
“Khi chúng ta biết quan tâm đúng mức đến bản thân mình, và người khác. Chúng ta sẽ cảm nhận được cuộc sống xung quanh đúng như những gì vốn có, sẽ thể hiện được cảm xúc thật của mình. Người khác cũng vậy.”
Chàng trai khẽ reo lên:
– Cháu hiều rồi, hiểu rồi! Như vậy không sớm thì muộn cháu cũng sẽ chán đến phát ốm mất.
Ông cừơi ý nhị:
– Chán đến phát ốm với ai?
– Dĩ nhiên là với cháu! Và… những người xung quanh chắc cũng thấy phát ốm lên vì cháu.
– Vậy chú nghĩ cháu đã biết câu trả lời nằm ở đâu rồi, phải không?
– Vâng, nghĩa là phải biết cân bằng những suy nghĩ về bản thân với …việc quan tâm đến người khác. Chắc là phải quan tâm đến người khác như quan tâm đến mình vậy. Thật ra thì cũng đã có lúc cháu tự hỏi, việc tự chăm sóc bản thân khiến mình cảm thấy tốt hơn, nhưng không biết những người xung quanh thì thấy thế nào.
– Sao cháu không thử tìm hiểu xem?
– Tìm hiểu bằng cách nào hả chú?
Ông mỉm cười nhưng không trả lời câu hỏi của anh.
– Chắc chú muốn cháu tự tìm ra cách của mình phải không? ? – Chàng trai ngập ngừng –Để cháu xem. . Chắc chắn chú luôn là người biết tự chăm sóc bản thân mình . Vậy hẳn những người xung quanh chú cũng sẽ có một ấn tượng nhất định nào đó về điều này chứ. Cháu sẽ thử tìm hiều xem sao.
Sau khi chia tay vị bác sĩ, chàng trai suy nghĩ rất nhiều . Cuối cùng , anh cũng viết được là mình cần phải đến đâu và tìm gặp những ai đề có thể rút ra được những bài học cho riêng mình.
Vài ngày sau, anh đến gặp một cô giảng viên từng là học trò của người bác sĩ. Anh được đón tiếp rất nồng nhiệt. Sau một lúc thăm hỏi xã giao, người giảng viên chủ động đi vào vấn đề của anh:
– Vậy, điều cháu muốn biết là người khác sẽ nghĩ gì về mình khi chúng ta tự biết quan tâm đến bản thân phải không?
Chàng trai nhủ thầm: “Bà ấy hiểu ra ngay vấn đề của mình. Đáng nể thật! ”
Người phụ nữ nói tiếp:
– Ông bác sĩ mà cháu nhắc tới là một người thầy đáng kính của cô. Ông ấy luôn động viên và giúp đỡ cô. Cho nên, nếu cháu cần cô giúp điều gì thì đừng ngại, cô rất sẵn lòng.
Ngừng một chút, bà bắt đầu kể:
– Vài năm trước đây, ông ấy là giáo sư hướng dẫn của bọn cô. Ông đã chia sẻ với mọi người ở đây một bài học hết sức ý nghĩa. Và thành thật mà nói thì lúc đầu, ông ấy luôn khiến bọn cô phải đau đầu đấy. Nhưng đó là chuyện qua lâu rồi , cho đến khi hình như có điều gì đó xảy ra, và ông ấy hoàn toàn thay đổi. Ai cũng thấy là ông đã dễ tính hơn . Và công việc của ông , vốn đã rất tốt lại ngày càng tốt hơn. Không ai hiểu được điều gì đã xãy ra với ông và tại sao ông lại thây đổi như vậy.
Dần dần , bon cô cũng đủ can đảm để đặt câu hỏi đó với ông . Nhưng thay vì trả lời thẳng các thắc mắc của bọn cô , ông ấy lại quay sang hỏi ngược lại, cứ làm như ai trong bọn cô cũng biết rõ mười mươi câu trả lời.
Nghe đến đây, chàng trai không khỏi bật cười. Anh hiểu ẩn ý trong câu nói của người phụ nữ . Bà lại tiếp tục:
– Ông ấy thương hỏi :”Các bạn thường bỏ ra bao nhiêu thười gian trong ngày để nhìn lại mình, để tự quan tâm đến mình? Có ai trong số các bạn dành nhiều thời gian cho mình cho chính mình không? ”
Hầu hết bọn cô đều thừa nhân jlà mình chẳng quan tâm nhiều lắm đến bản thân . Cả khối công việc đang chơ , lấy đau ra thời gian cho riêng mình.
Nghe thế , ông liền bảo rằng , rieng ông , ông đã bắt đàu biết dành nhiều thời gian cho bản thân mình –nhiều như ông đang dành cho người khác vậy. Câu trả lời của ông thật sự làm cho bọn cô bất ngờ.
– Sao ạ? – Chàng trai ngạc nhiên .
– Bởi vì bọn cô nhận ra sự tiến bộ vượt bậc trong công việc của ông ấy. Bên cạnh đó, những mối quan hệ của ông với người khác cũng được cải thiện thấy rõ. Tất cả những điều đó. . mới nghe thì có vẽ chẳng liên quan đến những điều ông đang nói đến- tự chăm sóc bản thân. Chính vì thế mọi người đều tò mò về ý tưởng này.
Sau đó , ông tiết lộ thêm, rằng ông luôn cư xử với người khác giống như cách ông cư xử với chính mình. Quả thật , những điều ông ấy nói đã buộc bọn cô phải nhìn lại những mối quan hệ của mình. Rõ ràng , việc biết chăm sóc bản thân đã tác đông tích cựcvà cỉa thiện các mối quan hệ xung quanh ông.
Cô thuộc tuýp người hay chỉ trích cô đã thừa nhận với ông ấy như thế , . Và hình như bạn bè cô không thích điểm này của cô. Ông liền hỏi là cô hay chỉ trích ai nhất. Cô đành thú nhận :cô thường chỉ trích chính mình nhiều nhất. Ông khuyên cô phải học cách yêu thương mình hơn . Ông còn hỏi cô có định bắt đầu ngay không và nếu có, cô sẽ bắt đầu từ đâu.
Không đợi người phụ nữ nói ra, chàng trai biết ngay bà đã bắt đầu từ một phút nhìn lại mình. Anh tiếp tục lắng nghe:
– Mỗi khi bắt đầu có ý muốn phê phán gì đó về mình , cô lai tự buộc mình phải dừng lại, xem xét rồi tự hỏi:”Liệu có cách nào khác…
– …Tốt hơn mà mình có thể làm để tự chăm sóc bản thân? – Chàng trai vui vẻ tiếp lời .
– Ồ đúng . Cháu cũng đoán được rồi đấy, kết quả thật tuyệt! Sau một thời gian, cô đã rũ bỏ được cái thói hay chê bai, chỉ trích. Các mối quan hệ của cô, trong gia đình cũng như ở nơi làm việc, cũng dần trở nên khá hơn.
– Cháu có thể biết cụ thể cô đã làm gì không?
– À, mỗi khi bắt đầu xét nét bản thân, cô đều dừng lại và tự hỏi: “Mình đang cư xử kiểu gì vậy? ”. Câu trả lời rút ra được là cô đang tự làm mình tổn thương. Sau đó, cô quyết định thay những tư tưởng chỉ trích ấu trĩ bằng những điều mà cô yêu thích ở mình.
Cũng có những lúc cô không hài lòng với kiểu cư xử như vậy của mình, lúc đó, cô có thể thoải mái phê bình cách cư xử của cô. Nhưng không bao giờ cô còn tự trách mình nữa. Không thể đánh đồng những gì chúng ta làm với chính bản thân chúng ta được.
Chàng trai tò mò:
– Rồi chuyện gì xảy ra tiếp đó?
– Dĩ nhiên là cô thấy vui hơn, làm việc tốt hơn, giao tiếp với mọi người cởi mở hơn.
– Cô vượt qua nó dễ dàng thật!
– Không, không dễ đâu. Nhất là trong thời gian đầu, khi mới biết đến phương pháp một phút. Phải sau nhiều lần áp dụng, cô mới thấy có hiệu quả.
Lúc này, chàng trai chợt tự hỏi mình, trong ngày hôm nay, đã mấy lần chàng bỏ ra cho mình một phút. Hình như tổng cộng chỉ có năm lần. Cần phải cố gắng sử dụng thường xuyên hơn.
– Vậy cuộc sống của cô đã thay đổi như thế nào? – Anh tiếp tục hỏi.
– Khi thôi không chỉ trích mình cô cũng ngừng chỉ trích người khác. Dần dần, cô trở nên dễ gần gũi với người khác hơn. Công việc nhờ thế cũng tiến triển, vì có sự hợp tác mà.
Chuyện này được mọi người truyền tai nhau và sau một thời gian, nó trở nên phổ biến trong trường của cô. Ai cũng bắt đầu thử dùng đến phương pháp một phút tự quan tâm đến mình. Kết quả họ thu được không tệ chút nào.
– Thật vậy à?
– Để cô kể thêm cho cháu nghe về chuyện ông Hiệu trưởng của trường cô. Một lần, ông ấy triệu tập cuộc họp và thông báo rằng khoa của bọn cô đạt được danh hiệu “khoa giảng dạy giỏi”. Thật bất ngờ! Dĩ nhiên ông ấy không quên hỏi nguyên nhân. Bọn cô nói với ông ấy về phương pháp một phút. Sau khi nghe, ông ấy buông một câu “Các anh chị cứ thoải mái áp dụng, miễn là nó có hiệu quả…. ”
Sau này, bọn cô có nghe phong thanh rằng ông ấy cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp một phút.
Chàng trai xen vào:
– Cũng đúng thôi. Nó thật sự hiệu quả mà!
– Đúng. Có điều lạ là khi cô dành nhiều thời gian quan tâm cho bản thân thì dĩ nhiên thời gian cô bỏ ra để quan tâm đến người khác giảm, nhưng không vì thế mà công việc hay các mối quan hệ của cô xấu đi, ngược lại, chúng còn trở nên tốt hơn. Có ai lại mong chờ một kết quả lạ lùng thế chứ?
Ngừng một lát để suy nghĩ, bà lại tiếp tục:
– Bọn cô ai cũng xem vị bác sĩ mà cháu quen như một người thầy thực sự. Ông luôn khích lệ bọn cô lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Cho đến bây giờ, hầu hết mọi người đều đã biết dành nhiều thời gian hơn cho riêng mình, công việc nhờ thế cũng ngày càng phát triển. Và không phải chỉ có chất luợng công việc thay đổi…
Người phụ nữ đưa mắt nhìn quanh phòng làm việc của mình. Bà dang rộng hai tay một cách thoải mái:
– Cháu thấy đấy! Chịu bỏ ra một ngày vài phút cho bản thân thật không phí một chút nào.
Chàng trai cảm nhận được sự hài lòng pha chút tự hào qua cử chỉ và giọng nói của người phụ nữ.
– Bây giờ, cô thật sự tìm được hạnh phúc với gia đình mình và thành công hơn trong công việc- tất cả nhờ vào bài học mà ông ấy đã chỉ ra cho cô.
Ông ấy cũng từng nói…. thế nào nhỉ…rằng một trong những cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm của chúng ta đến mọi người là hãy giúp họ hiểu được tầm quan trọng của tình yêu bản thân. Cô còn giữ hẳn một tờ giấy ghi những suy nghĩ của mình về điều này:
” Điều tốt nhất để giúp người khác tìm lại mình là hãy chỉ cho họ cách yêu thương bản thân. Họ sẽ vui hơn, cảm nhận được sự chia sẻ. Và bạn cũng thấy cuộc sống vui hơn. “
Đợi chàng trai đọc xong tờ giấy, người phụ nữ nói tiếp:
– Hiểu rõ điều này nên cô luôn cố gắng chia sẻ kinh nghiệm sống của mình với những người xung quanh:chồng con, đồng nghiệp, bạn bè…Và cô cũng luôn khích lệ họ phát huy tình yêu thương bản thân, để tìm được sự bình yên. Có thể nói là hầu hết những người có quen biết đang tự chăm sóc mình rất tốt đấy.
– Cách của họ có giống như cô không?
– Dĩ nhiên là không. Ai cũng có mục đích riêng cả. Người thì muốn mình lúc nào cũng giữ được sự nhiệt tình, người thì thích được vui vẻ, người thì muốn tăng doanh thu…. Và để có thể đạt được các mục đích này, trước khi vào công việc, mỗi người đều làm một cái gì đó…như tập thể dục, uống thuốc bổ chẳng hạn. Nhưng cũng không quan trọng lắm đâu, chỉ cần nó mang lại cho chúng ta cảm giác mình đang được quan tâm. Ít ra thì bản thân chúng ta cũng được đặt nganh hàng với công việc chứ. !
Trong công việc, bọn cô cũng dùng đến phương pháp một phút, cho nhiều mục tiêu khác nhau:nhìn vấn đề theo một hướng mới, thay đổi quan điểm, tránh bực mình, bình tĩnh giải quyết vấn đề…nhiều lắm. Và thật ngạc nhiên mọi chuyện đều được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Cháu biết không, cô thật sự đánh giá cao bản thân khi có thể tôn trọng và khích lệ người khác tự chăm sóc họ.
Khi chúng ta biết yêu thương chính mình thì cũng chính là biết quan tâm đến người khác. Cũng không quá khi nói rằng đó là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác đấy.
Chàng trai thắc mắc:
– Cô có thể nói rõ cho cháu về điểm đó không?
– À, cô nghĩ là với câu hỏi này, cháu nên đến gặp chồng cô thì hơn.
Khi chàng trai đến phòng làm việc của ông họa sĩ, chồng người phụ nữ, thì chuông đồng hồ điểm đúng mười hai tiếng.
Mời chàng trai ngồi xuống ghế, người đàn ông đi vào trong thay chiếc áo khoác của mình rồi trở ra với một khay thức uống và đồ ăn trên tay. Ông nói với anh:
– Chú rất vui khi nghe cô nói cháu sẽ đến đây. Có cơ hội được chia sẻ với cháu về tình yêu bản thân sẽ giúp chú nhìn lại thêm lần nữa bài học đó. Cháu đừng ngại gì nhé!
Ngưng một lúc, ông bắt đầu câu chuyện của mình:
– Kể từ khi cô ấy khích lệ chú hãy tự quan tâm đến bản thân, chú đã làm được rất nhiều điều cho mình. Và khá buốn cười là những người xung quanh lại quay sang nói với chú rằng dạo này, chú đối xử với họ thật tốt. Chính điều đó khiến chú phải suy nghĩ nhiều.
Cũng không phải đơn giản mà chú chịu áp dụng phương pháp một phút. Chỉ sau khi chú thấy nó thật sự có tác dụng đối với vợ chú, làm cô ấy vui và hạnh phúc hơn, thì chú mới nghĩ đến việc áp dụng cho chính mình.
Nói thật thì ban đầu, chú không thích cô aays làm thế đâu. Nghe nói đến “quan tâm đến bản thân” thì chú cứ nghĩ rừang chắc cô ấy sẽ làm cho mình ra rìa đây. Nhưng ngược lại là káhc, cô ấy càng quan tâm đến chú nhiều hơn. Cuối cùng chú cũng phải nói với cô ấy: “Em nên chăm sóc mình nhiều hơn nữa đi! Anh không thấy khó chịu về điều đó nữa đâu”.
Đó cũng là lúc chú bắt đầu tự hỏi, rằng tại sao những người biết tự quan tâm đến bản thân lại có nhiều ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh đến vậy. Chú đã bày tỏ điều này với ông bác sĩ mà cháu quen, và ông ấy cũng đồng ý với nhận xét của chú.
Khi bắt đầu biết để ý và đáp ứng những yêu cầu của bản thân, nghĩa là chúng ta đã tự làm cho mình cảm thấy được hài lòng. Chính điều đó đã khiến chúng ta tự nhiên muốn chuyển sự quan tâm của mình sang người khác. Và đó không phải là điều chúng ta tự buộc mình phải làm. Đó là sự tự nguyện, vì chúng ta thích và muốn thế.
Và tiếp theo, chúng ta lại muốn khích lệ những người khác học lấy cách tự quan tâm đến bản thân họ. Khi họ làm được thế, chúng ta cảm thấy vui- vì nhìn thấy họ vui vẻ và vì nhận ra là mình vừa làm được một điều có ích. Và người đó cũng nhận ra là ta đang chia sẻ với họ. Như thế không có ý nghĩa sao?
Mọi người ai cũng thích và muốn được làm bạn với người biết tôn trọng bản thân. Và những người biết tôn trọng mình thì cũng thích được người khác ghi nhận những hành động xuất phát từ tình yêu bản thân của họ.
Chàng trai thắc mắc:
– Chú có gặp phải khó khăn gì trong việc ghi nhận lòng yêu thương bản thân của người khác không? Và đôi lúc, chúng ta cũng quên mất rằng cần phải tạo cơ hội cho người khác thể hiện họ- nhất là trong những trường hợp ta mong thu hút sự chú ý của họ.
– À, hồi đó chú cũng hay thế. Nhưng chú không còn như thế nữa, sau một chuyện đáng nhớ….
– Chuyện gì vậy chú?
– Một chuyện nhớ đời đấy!
Người họa sĩ đứng dậy đi đến tấm vải bạt đang căng sẵn. Ông nhẹ đặt cây cọ lên và bắt đầu viết. Sau khi viết xong, ông quay tấm vải về phía anh. Trên đó là những dòng chữ đen, đậm và chắc.
” Quan tâm chăm sóc đến mình cũng có nghĩa là quan tâm và chăm sóc đến người khác, sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu. “
– Hiểu rõ điều này nên cô luôn cố gắng chia sẻ kinh nghiệm sống của mình với những người xung quanh:chồng con, đồng nghiệp, bạn bè…Và cô cũng luôn khích lệ họ phát huy tình yêu thương bản thân, để tìm được sự bình yên. Có thể nói là hầu hết những người có quen biết đang tự chăm sóc mình rất tốt đấy.
– Cách của họ có giống như cô không?
– Dĩ nhiên là không. Ai cũng có mục đích riêng cả. Người thì muốn mình lúc nào cũng giữ được sự nhiệt tình, người thì thích được vui vẻ, người thì muốn tăng doanh thu…. Và để có thể đạt được các mục đích này, trước khi vào công việc, mỗi người đều làm một cái gì đó…như tập thể dục, uống thuốc bổ chẳng hạn. Nhưng cũng không quan trọng lắm đâu, chỉ cần nó mang lại cho chúng ta cảm giác mình đang được quan tâm. Ít ra thì bản thân chúng ta cũng được đặt nganh hàng với công việc chứ. !
Trong công việc, bọn cô cũng dùng đến phương pháp một phút, cho nhiều mục tiêu khác nhau:nhìn vấn đề theo một hướng mới, thay đổi quan điểm, tránh bực mình, bình tĩnh giải quyết vấn đề…nhiều lắm. Và thật ngạc nhiên mọi chuyện đều được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Cháu biết không, cô thật sự đánh giá cao bản thân khi có thể tôn trọng và khích lệ người khác tự chăm sóc họ.
Khi chúng ta biết yêu thương chính mình thì cũng chính là biết quan tâm đến người khác. Cũng không quá khi nói rằng đó là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác đấy.
Chàng trai thắc mắc:
– Cô có thể nói rõ cho cháu về điểm đó không?
– À, cô nghĩ là với câu hỏi này, cháu nên đến gặp chồng cô thì hơn.
Khi chàng trai đến phòng làm việc của ông họa sĩ, chồng người phụ nữ, thì chuông đồng hồ điểm đúng mười hai tiếng.
Mời chàng trai ngồi xuống ghế, người đàn ông đi vào trong thay chiếc áo khoác của mình rồi trở ra với một khay thức uống và đồ ăn trên tay. Ông nói với anh:
– Chú rất vui khi nghe cô nói cháu sẽ đến đây. Có cơ hội được chia sẻ với cháu về tình yêu bản thân sẽ giúp chú nhìn lại thêm lần nữa bài học đó. Cháu đừng ngại gì nhé!
Ngưng một lúc, ông bắt đầu câu chuyện của mình:
– Kể từ khi cô ấy khích lệ chú hãy tự quan tâm đến bản thân, chú đã làm được rất nhiều điều cho mình. Và khá buốn cười là những người xung quanh lại quay sang nói với chú rằng dạo này, chú đối xử với họ thật tốt. Chính điều đó khiến chú phải suy nghĩ nhiều.
Cũng không phải đơn giản mà chú chịu áp dụng phương pháp một phút. Chỉ sau khi chú thấy nó thật sự có tác dụng đối với vợ chú, làm cô ấy vui và hạnh phúc hơn, thì chú mới nghĩ đến việc áp dụng cho chính mình.
Nói thật thì ban đầu, chú không thích cô aays làm thế đâu. Nghe nói đến “quan tâm đến bản thân” thì chú cứ nghĩ rừang chắc cô ấy sẽ làm cho mình ra rìa đây. Nhưng ngược lại là káhc, cô ấy càng quan tâm đến chú nhiều hơn. Cuối cùng chú cũng phải nói với cô ấy: “Em nên chăm sóc mình nhiều hơn nữa đi! Anh không thấy khó chịu về điều đó nữa đâu”.
Đó cũng là lúc chú bắt đầu tự hỏi, rằng tại sao những người biết tự quan tâm đến bản thân lại có nhiều ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh đến vậy. Chú đã bày tỏ điều này với ông bác sĩ mà cháu quen, và ông ấy cũng đồng ý với nhận xét của chú.
Khi bắt đầu biết để ý và đáp ứng những yêu cầu của bản thân, nghĩa là chúng ta đã tự làm cho mình cảm thấy được hài lòng. Chính điều đó đã khiến chúng ta tự nhiên muốn chuyển sự quan tâm của mình sang người khác. Và đó không phải là điều chúng ta tự buộc mình phải làm. Đó là sự tự nguyện, vì chúng ta thích và muốn thế.
Và tiếp theo, chúng ta lại muốn khích lệ những người khác học lấy cách tự quan tâm đến bản thân họ. Khi họ làm được thế, chúng ta cảm thấy vui- vì nhìn thấy họ vui vẻ và vì nhận ra là mình vừa làm được một điều có ích. Và người đó cũng nhận ra là ta đang chia sẻ với họ. Như thế không có ý nghĩa sao?
Mọi người ai cũng thích và muốn được làm bạn với người biết tôn trọng bản thân. Và những người biết tôn trọng mình thì cũng thích được người khác ghi nhận những hành động xuất phát từ tình yêu bản thân của họ.
Chàng trai thắc mắc:
– Chú có gặp phải khó khăn gì trong việc ghi nhận lòng yêu thương bản thân của người khác không? Và đôi lúc, chúng ta cũng quên mất rằng cần phải tạo cơ hội cho người khác thể hiện họ- nhất là trong những trường hợp ta mong thu hút sự chú ý của họ.
– À, hồi đó chú cũng hay thế. Nhưng chú không còn như thế nữa, sau một chuyện đáng nhớ….
– Chuyện gì vậy chú?
– Một chuyện nhớ đời đấy!
Người họa sĩ đứng dậy đi đến tấm vải bạt đang căng sẵn. Ông nhẹ đặt cây cọ lên và bắt đầu viết. Sau khi viết xong, ông quay tấm vải về phía anh. Trên đó là những dòng chữ đen, đậm và chắc.
” Quan tâm chăm sóc đến mình cũng có nghĩa là quan tâm và chăm sóc đến người khác, sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu. “
- Ồ, trước đây, cháu chưa bao giờ nghĩ đến điều đó cả. Nhưng những gì chú nói là hoàn toàn đúng. Cứ nhìn vào những người áp dụng nó thì thấy, họ trở nên thân thiện và dễ gần gũi hơn rất nhiều, so với trước kia.
Người họa sĩ nhận xét:
– Không phải sự đổi khác đó bắt đầu từ khi họ học được cách quan tâm đến bản thân hay sao?
– Vâng, đúng thê. Vậy thì có nghĩa là nếu cháu muốn được người khác quan tâm và đối xử tốt với mình thì cháu nên khích lệ họ tôn trọng bản thân họ hơn. Khi người ta cảm thấy mình được yêu thương thì họ mới có thể mở lòng mình với người khác. Điều này hay thật!
– Cháu hiểu không sai. Thế nên mới nói là việc giúp người khác học cách tự chăm sóc bản thân cũng chính là đang tự giúp mình. Cuối cùng, mọi người ai cũng thấy thoải mái với nhau.
– Chà, vợ của chú nhìn ra điều đó ngay. Cô ấy vốn là người thông minh mà. Chính nhờ thế mà cô ấy đã khích lệ chú thay đổi. Rồi sự thay đổi của chú, tác động lại cô ấy. Với cô chú bây giờ, gia đình đã thật sự trở thành một nơi ấm cúng.
Chàng trai trẻ suy nghĩ một hồi rồi nói:
– À, cháu chợt nhớ đến một chuyện nhỏ xảy ra hôm qua. Có vẻ như nó có liên quan đến điều chú cháu mình đang nói đến.
– Cháu thử kể chú nghe xem.
– Chuyện xảy ra khi cháu đi mua vài thứ đồ dùng cho gia đình. Nhân tiện, cháu ghé qua quầy băng đĩa và mua vài đĩa nhạc. Trên đường về, cháu đột nhiên muốn nghe thử một cái đĩa. Nhưng thế thì phải dừng xe lại, vì cháu đã để hết mọi thứ vào cốp xe. Cũng hơi phiền hà và mất thời gian, mặt khác, cháu đã hứa với mẹ là cháu sẽ về nhà ngay.
Lúc này, cháu bắt đầu nhìn lại những gì đã làm trong ngày hôm nay. Hình như mình chưa làm gì được cho mình. Vậy thì bây giờ, mình có thể làm được gì đó cho mình đây? Dĩ nhiên là cháu tìm ra ngay câu trả lời. Thế là cháu dừng xe lại, mở cốp xe và lấy cái đĩa mình muốn nghe ra. Suốt chặng đường về nhà, cháu đã rất vui, vì âm nhạc, và vì mình đã làm được gì đó cho mình.
Người họa sĩ lên tiếng:
– này, để chú đoán xem điều gì xảy ra với cháu tiếp theo nhé. Khi về đến nhà, tâm trạng cháu rất vui phải không? Nếu như cháu quyết định bỏ qua ý muốn nghe nhạc của mình và chạy vội về nhà thì sẽ khác. Có thể cháu sẽ cảm thấy là cháu không tôn trọng mình lắm- ở đây là tôn trọng mong muốn được thưởng thức cái đĩa nhạc. Cháu sẽ về nhà trong một tâm trạng rất khó chịu.
– Vâng, đúng thế đấy- Chàng trai trẻ thừa nhận- Đúng hơn là cháu cảm thấy mình giống như một nạn nhân khốn khổ, vì không được làm điều mình thích.
Rồi anh tự cười vì câu nói hơi quá của mình. Người họa sĩ tiếp tục nhận xét:
– Tiếp theo là khi về đến nhà, cháu vui và cảm thấy rất phấn chấn- chỉ vì đã làm được một điều nho nhỏ cho bản thân. Cháu không chỉ muốn gặp mọi người trong nhà trong tâm trạng như thế mà hơn nữa, khi mọi người thấy cháu về với nụ cười trên môi, họ cũng vui lây. Và thế là…cả gia đình có được một buổi tối tuyệt vời bên nhau, phải không?
Đến đây thì chàng trai không khỏi ngạc nhiên:
– Sao chú lại biết rõ thế ạ?
– Ồ, có gì lạ đâu. Chú cũng đã trải qua cảm giác giống như của cháu. Dĩ nhiên cáctình huống không hoàn toàn giống nhưng còn cảm giác thì chú biết rõ. Cháu, cũng giống như tất cả những người khác, đều sẽ cảm thấy như vậy, sau khi áp dụng phương pháp một phút. Đúng ra thì bây giờ, cháu đang tự trải nghiệm những cảm giác khi được sống với tình yêu thương bản thân. Còn những người xung quanh cháu thì đang được nhận một món quà lớn- họ đang được làm bạn với một người hết sức lạc quan và yêu đời.
Nói đến đây, ông họa sĩ thoáng nhìn về phía bức vẽ đang dở dang của mình. Chàng trai tinh ý nhận ra điều đó. Anh liền nói:
– Cháu nghĩ cháu đã làm phiền chú khá nhiều rồi. Thôi, cháu xin phép về. Nhờ chú mà cháu đã hiểu thêm về việc quan tâm đến người khác. Quả thật, biết quan tâm đến bản thân chính là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác. Cuối cùng, cả hai phía đều được hài lòng.
Hai người đàn ông đứng dậy bắt tay tạm biệt nhau. Trong ngày hôm đó, chàng trai bỏ ra một ít thời gian ghi lại những gì mình đã học được từ ông họa sĩ. Rồi anh lại tiếp tục với cuộc hành trình tìm hiểu của mình.
Một lần, trên đường lái xe về nhà, anh lại nghĩ về những mối quan hệ của mình với những người xung quanh. Anh hiểu, biết quan tâm và suy nghĩ- suy nghĩ thực sự- về người khác là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện bản thân và làm đẹp cuộc sống.
Anh đã từng tin rằng mình là một người biết quan tâm đến người khác. Nhưng thực tế, cho đến bây giờ, anh mới hiểu là thật ra anh chỉ quan tâm đến những gì người khác nghĩ về anh. Thậm chí, anh cũng không quan tâm đến những suy nghĩ của anh về bản thân mình. Đó là một thiếu sót.
Còn với những người khác, những gì thật sự quan trọng đối với họ không phải là suy nghĩ của họ dành cho anh mà chính là suy nghĩ của anh về bản thân họ.
Và cách tốt nhất để thể hiện sự tôn trọng người khác chính là đối xử với họ thật nhẹ nhàng và khoan dung, để họ cảm thấy tự do, thoải mái và luôn là chính họ. Họ sẽ không còn lý do gì để lo lắng hay bực bội với chính họ. Và đương nhiên, một khi như vậy, họ cũng không thể nào tỏ ra khó chịu với anh và với người khác.
Vừa lúc đó, xe anh chạy tới một ngã tư và đèn đỏ bật sáng. Anh dừng lại.
Một suy nghĩ khác xuất hiện trong anh. Cho đến bây giờ anh mới chợt nhận ra rằng, việc giúp cho người khác biết cách dừng lại và bắt đầu suy nghĩ về bản thân có lẽ là một hành động ý nghĩ nhất mà anh có thể thực hiện.
Nếu không, thật sự thì sẽ có những trường hợp, họ mải mê chạy và sẽ “đâm sầm” vào anh, dù chẳng ai cố ý làm điều đó. Dĩ nhiên, những lúc như vậy, cả hai đều không tránh khỏi bị tổn thương.
Một ý tưởng khác lại xuất hiện.
Anh sẽ không chỉ dừng lại ở việc khích lệ người khác biết yêu thương bản thân. Anh sẽ tán thưởng và khen ngợi họ, theo một cách nào đó, bất cứ khi nào họ thành công với phương pháp một phút này.
Nếu như ai đó làm được điều gì cho bản thân họ, anh sẽ không tiếc lời khen ngợi và cùng cảm nhận niềm vui với họ. Chắc hẳn sẽ có nhiều lí do để hi vọng vào những điều tốt đẹp nhất….
Quan tâm đến người khác!
- Người khác- chính là một “cái tôi khác” của ta. Chúng ta, tất cả đều giống nhau, đều có cái Tôi của riêng mình. Khi nhớ đến điều này, hãy làm tất cả những gì có thể để giúp người khác chăm sóc bản thân họ.
– Hãy ghi nhận rằng việc người khác yêu thương bản thân họ cũng quan trọng như việc bạn yêu thương chính mình. Tất cả là vì, yêu thương bản thân sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn.
– Khi bạn vui vẻ thì những người khác cũng sẽ vui theo.
– Cách tốt nhất để người khác nhận ra giá trị của việc “biết quan tâm đến bản thân” chính là hãy thể hiện sự quan tâm đến bản thân của bạn trước họ.
– Khi bạn giúp được ai đó thể hiện sự quan tâm đến bản thân của họ- Khi bạn biết mình sẽ luôn có mặt bên cạnh người khác để cổ vũ họ, đó là lúc mà bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Và rồi tình yêu trong bạn sẽ lớn lên.
– Bạn cũng như tôi, khi biết cách chăm sóc tốt cho mình cũng là lúc chúng ta đang gián tiếp thể hiện sự quan tâm đến người khác.
– Hãy dành ra cho bạn “một phút nhìn lại mình” bằng cách dừng lại, nhìn vào những gì bạn đang làm hay đang suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi điều gì và như thế nào là tốt nhất cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự đáng giá.
Theo Phút Nhìn Lại Mình – Spencer Johnson.