Thursday, April 18, 2013

Kiên nhẫn: sức mạnh của sự chờ đợi


Trong cuốn sách 'Tất Đạt Đa' (Siddhartha) của Herman Hesse, nhân vật chính Tất Đạt Đa nói với Kamala, 1 gái điếm hạng sang: " Kể từ giờ phút này tôi quyết định [học hỏi về tình yêu từ người phụ nữ xinh đẹp nhất] tôi cũng biết rằng mình sẽ thực hiện nó...khi bạn ném 1 hòn đá xuống nước, nó sẽ tìm thấy cách nhanh nhất để đến đáy nước. Đó là điều tương tự khi Tất Đạt Đa có 1 mục tiêu. Ông ấy không làm gì cả; ông ấy chờ đợi, ông ấy suy nghĩ, ông ấy ăn chay, nhưng ông ấy đi qua những cuộc tình của thế giới giống như hòn đá rơi xuống nước, không làm gì cả. Ông ấy nỗ lực trước mục tiêu của mình vì ông ấy không cho phép bất kỳ điều gì bước vào tâm trí mình đi ngược lại với mục tiêu của ông... Mọi người có thể đạt được mục tiêu của mình, nếu anh ta có thể suy nghĩ, chờ đợi và ăn chay."

Tôi luôn luôn yêu thích hình ảnh hòn đá chầm chậm rơi (không động tâm) xuống đáy nước. Đối với tôi, đó là sự đại diện hoàn hảo cho bản chất của sự kiên nhẫn. Có được sự kiên nhẫn thường rất khó khăn nhưng không thể thiếu để hoàn thành những nhiệm vụ to lớn. Nó bảo vệ chúng ta trước những hành động dại dột, bốc đồng, cho chúng ta thời gian xem xét kỹ lưỡng những sự lựa chọn, lên kế hoạch và thực hiện hiệu quả. Làm thế nào chúng ta có thể học cách có nhiều sự kiên nhẫn hơn?

Điều gì tạo nên sự kiên nhẫn

1. Sự tự tin rằng bạn có thể chiến thắng. Chúng ta càng chắc chắn rằng mình có thể đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ càng ít lo lắng trước những khả năng thất bại và do đó chúng ta sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn khi không đạt được mục tiêu của mình ngay bây giờ. 

2. Thừa nhận rằng mục tiêu của bạn không quan trọng đối với hạnh phúc của bạn. Không có 1 mục tiêu duy nhất nào, dù chúng quan trọng như thế nào, dù bạn muốn nó kinh khủng như thế nào, có thể tạo ra hạnh phúc trọn vẹn của chúng ta. Nhắc nhờ bản thân điều này khi chúng ta nỗ lực đạt được mục tiêu có thể giúp bạn bình tâm trước cảm giác khẩn cấp mà chúng ta cảm nhận về việc đạt được mục tiêu.

3. Nhận ra sự cần thiết phải chia nhiệm vụ lớn thành những bước nhỏ hơn, cho phép chúng ta tập trung vào công việc của hôm nay và công việc của ngày mai.

Làm thế nào để chủ động kiểm soát được trải nghiệm chủ quan về thời gian

Trải nghiệm chủ quan của chúng ta về sự trôi đi của thời gian có xu hướng nhanh thêm khi chúng ta đắm mình trong 1 kinh nghiệm thú vị và chậm lại khi chúng ta đang buồn chán hoặc đau đớn. Vì lý do này, những chiến lược khả thi để tăng tốc thời gian chủ quan khi chờ đợi có thể bao gồm:

1. Đắm mình hoàn toàn trong hoạt động mà bạn tham gia. Bước vào thế giới 'trải nghiệm thưởng thức' của Mihaly Csikszentmihalyi và trở thành kinh nghiệm mà bạn đang có, đánh mất bản thân trong nó.

2. Làm xao lãng bản thân. Nếu bạn đã thực hiện tất cả những hành động bạn có thể và bây giờ phải chờ đợi, hãy chờ đợi một cách chủ động thay vì bị động bằng cách làm xao lãng bản thân với những hoạt động hấp dẫn khác. Làm cho nó trở thành cái gì đó thú vị để giúp tâm trí bạn thoát khỏi ám ảnh của bạn.

3. Tưởng tượng sinh động rằng bạn đang tận hưởng những điều bạn đang chờ đợi. Sự mong đợi có thể tạo ra sự mất kiên nhẫn, nhưng nó cũng là niềm thích thú tuyệt vời. Thưởng thức sự chờ đợi, khám phá trọn vẹn trong trí tưởng tượng của bạn về nó sẽ như thế nào khi bạn đạt được mục tiêu. Thực tế thì, mong đợi điều gì đó tốt đẹp đôi lúc còn thú vị hơn thực tế khi nó xảy đến.

Mất kiên nhẫn với người khác

Tôi từng quan sát thấy, khi tôi cảm thấy mất kiên nhẫn với ai đó vì bất kỳ lý do nào, thì nó luôn luôn liên quan đến một số xung động của tôi mà họ vô tình chạm vào hơn là với hành vi của họ (ngay cả khi hành vi của họ là có vấn đề thì sự mất kiên nhẫn của tôi với hành vi đó vẫn là 1 vấn đề riêng biệt). Rõ ràng là không phải những điều kích hoạt nên sự mất kiên nhẫn ở mọi người là giống nhau. Ví dụ, tôi mất kiên nhẫn với những người lười biếng nhưng lại kiên nhẫn với người hay xấu hổ. Tôi muốn đánh người lười nhưng lại muốn dạy dỗ người xấu hổ. Tại sao tôi không muốn dạy dỗ người lười? Tôi chắc chắn nên như vậy, đó là phản ứng mà tôi muốn có. Nhưng tôi không thể kiểm soát được việc ngăn không cho sự lười biếng kích hoạt xung động muốn đập họ. Tôi thừa nhận sự mất kiên nhẫn của tôi với người lười như là 1 tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của tôi. Tôi biết khi mình dừng cảm giác mất kiên nhẫn trong đáp ứng với người lười, nó có nghĩa là tôi đã tiến bộ đến 1 mức độ cao hơn trong niềm tin về những điều tốt đẹp vốn có của con người.

Một điều có thể giúp tôi đó là tưởng tượng bản thân như hòn đá của Tất Đạt Đa, chậm chạp nhưng không động tâm rơi xuống đáy nước. Cho dù mất kiên nhẫn với 1 người hoặc mất kiên nhẫn trong việc đạt mục tiêu, tôi cố gắng nhớ rằng mỗi người đều muốn trở nên hạnh phúc và mỗi mục tiêu đáng đạt được đều cần thời gian.



Nguồn: psychologytoday.com