Phương pháp 12 bước sắp được đưa ra ở đây có lẽ là quá trình đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Hàng trăm nghìn phụ nữ và đàn ông trên toàn thế giới đã áp dụng để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Nhiều công ty cũng sử dụng để tái cơ cấu lại tổ chức, tiến tới đạt sản lượng và lợi nhuận cao hơn. Phương pháp này rất đơn giản, vì những điều đúng đắn thường đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của nó đáng ngạc nhiên đến nỗi cả những người đa nghi nhất cũng phải bất ngờ.
Mục đích của phương pháp đạt mục tiêu là giúp bạn tạo ra một giá trị tinh thần tương đương với những gì bạn muốn giành được trong thực tại. Bạn trở nên như thế nào và làm được những gì phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ tới một vấn đề gì đó liên tục và hết sức rõ ràng, nó sẽ xảy ra nhanh hơn và dễ đoán trước hơn bất kỳ biện pháp nào khác.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ rõ ràng khi bạn tưởng tượng ra mục tiêu như thể đã hoàn thành nó và mức độ nhanh chóng mà nó xuất hiện trong thực tế. Trình tự 12 bước này giúp bạn đi từ sự mơ hồ trừu tượng sang sự rõ ràng hoàn toàn. Nó định hướng con đường bạn phải đi theo hướng mà từ điểm xuất phát có thể đến bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Bước 1: Hãy luôn luôn mơ ước – một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng.
Đây là động lực giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sức ì luôn là vật cản. Sự kìm hãm duy nhất và lớn nhất tới việc lập ra và đạt được mục tiêu chính là nỗi SỢ HÃI dưới nhiều sắc thái. Đây là nguyên nhân khiến bạn đánh giá thấp mình và đành bằng lòng với những việc thấp hơn khả năng của bạn. Mỗi khi bạn quyết định đều dựa trên các cảm xúc, hoặc là sự e sợ hoặc là mong muốn và sắc thái xúc cảm nào mạnh hơn sẽ chế ngự cảm xúc còn lại.
Quy luật về sự tập trung cho thấy những gì bạn tập trung nỗ lực sẽ phát triển lên. Nếu bạn luôn nghĩ về những giấc mơ, viết chúng ra và lập kế hoạch để hoàn thành chúng liên tiếp, cuối cùng thì ước mơ của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức nó vượt lên và đẩy lùi nỗi sợ hãi. Một khát khao mãnh liệt, cháy bỏng về một mục tiêu cụ thể giúp bạn thắng được sợ hãi và luôn tiến về phía trước băng qua mọi trở ngại.
Ước muốn phải luôn mang tính cá nhân. Bạn có thể chỉ muốn điều gì đó cho bản thân chứ không vì bạn cảm thấy đó là điều người ta muốn dành cho bạn. Trong khi lập ra các mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu chính yếu rõ ràng, bạn phải hoàn toàn ích kỷ. Đó phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn phải hoàn toàn chắc chắn rằng bạn muốn trở thành người như thế nào, muốn có gì và muốn được làm gì?
Vậy thì mục đích chính yếu rõ ràng của bạn là gì?
Cái gì là mục tiêu chủ đạo?
Giả sử nếu được đảm bảo thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn muốn đạt được điều gì?
Việc quyết định xem bạn thực sự muốn gì là điểm khởi đầu cho những thành quả lớn lao sau này.
Bước 2: Giữ vững niềm tin.
Để có thể vận động trí óc minh mẫn và cả khả năng tiềm ẩn của mình, bạn phải hoàn toàn tin tưởng rằng bạn có khả năng thực hiện được mục tiêu. Bạn hãy tin rằng bạn xứng đáng với điều đó và nó sẽ xuất hiện khi bạn cũng đã sẵn sàng. Bạn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó đã ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được.
Bởi vì niềm tin là chất xúc tác vận động sức mạnh tinh thần của bạn, điều quan trọng là mục tiêu bạn phải hiện thực, đặc biệt lúc mới bắt đầu. Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền, bạn nên đặt một mục tiêu tăng thu nhập lên 10, 20 hay 30% trong 12 tháng tiếp theo. Đây là những mục tiêu có thể tin được, mục tiêu mà bạn có thể luôn nghĩ về nó. Chúng rất thực tế, do đó sẽ là nguồn động lực lớn lao cho bạn.
Nếu mục tiêu của bạn vượt quá xa những gì bạn đã từng làm được trước đây, một mục tiêu quá cao sẽ thực sự biến chúng thành vật cản. Bởi vì nó quá xa vời, dường như bạn chẳng tiến triển gì hay chỉ là chút ít để tiếp cận nó. Bạn nhanh chóng chán nản và sẽ không tin rằng bạn có thể làm được nữa.
Napoleon Hill đã viết: “Chỉ những gì đầu óc con người nhận biết và tin tưởng thì mới đạt được”. Tuy nhiên, những mục tiêu hoàn toàn phi thực tế là một dạng tự huyễn hoặc bản thân và bạn không thể ảo tưởng rằng mình sẽ đạt được mục tiêu. Thành công đòi hỏi bạn phải hết sức nỗ lực một cách thực tế và có hệ thống.
Trước khi đạt được mục tiêu lớn thì những nỗ lực hết mình là rất cần thiết. Đôi khi phải làm việc và chuẩn bị hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trời bạn mới có thể sẵn sàng đạt được nhiều điều thật lớn lao. Trong mỗi lĩnh vực, bạn đều phải mất rất nhiều công sức trước đã. Nếu không phải là người xuất sắc hoặc tài giỏi khác thường, hãy trung thực với bản thân và chấp nhận điều đó. Nếu mục tiêu đáng phải đạt được thì cũng đáng phải làm việc kiên trì và nhẫn nại.
Nhiều người đặt mục tiêu vượt quá khả năng của họ nên chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi bỏ cuộc. Họ trở nên chán nản và kết luận rằng việc lập mục tiêu chẳng có tác dụng, ít nhất là đối với họ. Nguyên nhân chính là ở chỗ họ đã cố làm quá nhiều trong thời gian quá ngắn.
Nhiệm vụ của bạn là tạo ra và duy trì thái độ tâm lý tích cực bằng cách luôn tự tin chờ đợi và hy vọng rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc cần thiết theo hướng đúng đắn, thì bạn sẽ kéo về phía mình những người, những thứ bạn cần để đạt mục tiêu đúng như đã định. Bạn phải hoàn toàn tin rằng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng bạn cũng sẽ thành công.
Bước 3: Hãy viết ra.
Mục tiêu mà không viết gì có thể coi như không phải là mục tiêu. Có chăng chỉ là lời hứa hay ảo tưởng mà thôi. Một lời hứa cũng là một mục tiêu nhưng không có tí trọng lượng nào cả. Khi bạn viết một mục tiêu ra một mẩu giấy, bạn đã cụ thể hoá nó. Bạn biến nó trở nên rõ ràng và hữu hình. Đó là thứ mà bạn có thể nhặt lên, xem xét, chạm tay vào, giữ lấy và cảm nhận. Bạn đã cụ thể hoá nó từ trong ý nghĩ của mình thành một dạng mà bạn có thể làm việc gì đó.
Một trong những cách có hiệu quả nhất để khắc sâu mục tiêu vào ý thức của bạn là viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn muốn có nó trong thực tế. Hãy quyết định cái gì là đúng đắn khi bạn quyết định cái gì có thể làm được. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và lý tưởng ở mọi góc độ. Trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt mục tiêu. Lúc mới đầu nhiệm vụ chính của bạn là phải hoàn hảo chắc chắn về điều bạn thực sự mong muốn và đừng lo lắng về quá trình đạt được nó.
Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hoá chúng trong đầu óc, là hành động này tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được.
Có nhiều người không viết chúng ra giấy bởi vì trong sâu thẳm tâm can họ nghĩ mình khó có thể đạt được mục tiêu ấy. Họ nghĩ là viết chúng ra chẳng có lợi gì. Họ cố gắng bảo vệ chính họ khỏi phải thất vọng. Và bằng cách này họ sẽ chỉ tự phải chịu thất vọng và thất bại trong suốt những chặng đường của cuộc đời. Nhưng khi bạn rèn cho mình phải viết các mục tiêu ra, hành động này sẽ chặn đứng cơ chế thất bại và tăng cơ chế thành công ở mức cao nhất.
Bước 4: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt mục tiêu.
Các mục tiêu là nhiên liệu trong cỗ máy của sự thành công, nhưng lý do “tại sao” lại là động lực tăng cường sự khát khao của bạn và giúp bạn tiến lên phía trước. Động lực đó phụ thuộc vào động cơ của bạn, lý do để hành động ngay từ đầu, và có càng nhiều lý do, bạn càng được thúc đẩy.
Nhà triết học người Đức Nietzsohe đã nói: “Một người có thể chịu được bất cứ điều gì nếu có lý do đủ lớn”. Bạn chỉ có thể tự vận động để giành được những điều lớn lao nếu bạn có một ước mơ lớn và thú vị. Những lý do mang tính “tại sao” phải được nâng lên và trở thành động lực. Chúng phải đủ lớn để giúp bạn tiến lên.
Một khi bạn có lý do quan trọng cho mục tiêu hàng đầu của mình bạn sẽ phát triển “sức mạnh của mục đích” làm bạn không cưỡng lại được. Nếu lý do đủ lớn, niềm tin đủ vững chắc và ước muốn đủ mãnh liệt không gì có thể cản trở bạn được nữa.
Nhiệm vụ của bạn là luôn giữ cho khát khao cháy bỏng bằng cách thường xuyên nghĩ về tất cả những lợi ích, sự thoả mãn và phần thưởng bạn sẽ được hưởng, đó là những thành quả từ việc đạt được mục tiêu. Mỗi người đều phấn khích và kích động do nhiều thứ khác nhau. Một số người được thúc đẩy bởi tiền bạc và khả năng sống trong một ngôi nhà đẹp hay lái xe ô tô đẹp. Nhiều người khác lại được khuyến khích bởi sự nổi tiếng, địa vị và uy tín, hoặc ý nghĩ là muốn được người khác ngưỡng mộ.
Hãy lập ra danh sách tất cả những lợi ích, vô hình và hữu hình mà bạn có thể được từ việc đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng, danh sách này càng dài thì bạn càng có động lực và thêm quyết tâm hơn. Nếu bạn chỉ có khoảng một hay hai lý do thôi thì mức độ động viên sẽ chỉ ở mức trung bình. Bạn dễ dàng chán nản nếu giữa chừng gặp khó khăn mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn có 20 hay 30 lý do để đạt mục tiêu thì bạn sẽ không chùn bước, không gì có thể cản trở bạn cho đến khi bạn thực hiện được những gì bạn đã dự tính trong đầu.
Bước 5: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu.
Nếu bạn quyết định giảm cân thì điều đầu tiên bạn phải làm là xem mình nặng bao nhiêu cân. Nếu bạn muốn có một giá trị nhất định, trước hết bạn phải ngồi xuống và viết bản kiểm kê về tài chính cá nhân để xem lúc này bạn đáng giá bao nhiêu.
Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích mà bạn muốn.
Bước 6: Đặt giới hạn.
Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có thể đo được, như tăng thu nhập hay giảm một số cân nhất định. Nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô hình, như phát triển sự kiên nhẫn, sự tử tế, tình thương, kỷ luật tự giác hay các phẩm chất khác.
Khi đặt giới hạn cho một mục tiêu hữu hình là bạn đang lập trình nó vào trí não và kích hoạt “hệ thống bắt buộc” tiềm thức để đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu đó ít nhất là vào đúng ngày đó. Khi bạn đặt ra giới hạn cho sự phát triển của một phẩm chất, hệ thống bắt buộc tương tự cũng đảm bảo giới hạn sẽ là ngày đầu tiên bạn bắt đầu thật sự chứng tỏ phẩm chất mà bạn đã lựa chọn.
Thường thì mọi người hay chống đối lại việc đặt ra các giới hạn vì sợ mình sẽ không đạt được mục tiêu vào đúng thời điểm đã đặt ra. Họ làm mọi việc có thể, trong đó có cả việc tạo ra giới hạn thật mờ nhạt.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt ra mục tiêu và giới hạn mà lại không đạt được mục tiêu đó đúng hạn? Thật đơn giản: Bạn hãy đặt một giới hạn khác. Nó chỉ có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Bạn đã đoán sai. Bạn đã quá lạc quan. Và nếu bạn không đạt được mục tiêu theo giới hạn mới thì cứ tiếp tục đặt ra các giới hạn cho đến khi đạt được nó. Không có mục tiêu phi hiện thực, chỉ có giới hạn phi hiện thực.
Nhưng trong 80% trường hợp, nếu các mục tiêu đủ tính hiện thực, các kế hoạch đủ chi tiết và bạn thực hiện đúng những kế hoạch thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đúng hạn.
Nếu mục đích xác định có giới hạn là hai, ba hay năm năm, thì bước tiếp theo của bạn là chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu 90 ngày. Sau đó, hãy chia nhỏ những mục tiêu 90 ngày đó thành những mục tiêu 30 ngày.
Bước 7: Lập danh sách tất cả những trở ngại chắn giữa bạn và quá trình đạt mục tiêu.
Trên thực tế, trở ngại là mặt trái của thành công và kết quả mong đợi. Nếu không có trở ngại giữa bạn và mục tiêu thì có lẽ đó không phải là mục tiêu mà đơn thuần chỉ là một hoạt động.
Khi bạn đã lên danh sách tất cả những trở ngại, hãy sắp xếp danh sách đó theo thứ tự quan trọng. Đâu là trở ngại lớn nhất chắn giữa bạn và mục tiêu? Đây là “hòn đá” của bạn. Trên con đường đạt đến bất kỳ điều gì đáng giá, bạn sẽ trải qua một loạt trở ngại, những đoạn đường vòng và rào chắn. Nhưng hầu như lúc nào cũng có một hòn đá lớn hay trở ngại nằm chính giữa con đường bạn đi và chặn đứng quá trình tiến triển của bạn. Bạn phải tập trung vào để bẩy hòn đá này đi trước khi bạn bị đánh lạc hướng khi xử lý các trở ngại và các vấn đề nhỏ hơn.
Trở ngại chính, hay “hòn đá” có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài bản thân bạn. Nếu nó nằm bên trong thì có thể là bạn đang thiếu một kỹ năng, năng lực hay một phẩm chất nào đó cần thiết để đạt được mục tiêu. Bạn phải hoàn toàn trung thực với bản thân và tự hỏi: “Để đạt được mục tiêu, mình phải thay đổi thế nào hoặc phải phát triển khả năng nào?”
Nếu trở ngại đó nằm bên ngoài, có thể bạn đang làm công việc không phù hợp, làm không đúng công ty hay có những mối quan hệ không hợp lý. Bạn thấy mình cần bắt đầu lại, làm một điều gì đó khác đi, ở một nơi khác, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu. Vậy thì “hòn đá” cá nhân của bạn là gì?
Câu hỏi thứ hai để nhận định điều gì đang kìm giữ bạn lại là: “Thế nấc giới hạn là gì?” Trong quá trình từ thời điểm hiện tại đến khi đạt được mục tiêu, giai đoạn nào quyết định tốc độ thành công? Nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, mục tiêu của bạn là thu nhập cao hơn, bước giới hạn của bạn là số lượng và qui mô hàng hoá bạn bán được. Đối với việc bán nhiều hàng hơn có thể là số lượng những cơ hội mới mà bạn tạo ra, đó có thể là khả năng tìm đơn đặt hàng.
Trong hầu hết các trường hợp, có một nấc giới hạn. Điểm thắt nút này quyết định tốc độ bạn tiếp cận dần đến mục tiêu. Nhiệm vụ của bạn là phải xác định giới hạn và sau đó làm đủ mọi cách để hạn chế nó, đôi khi sự thoát ra được điểm khó khăn, nếu có khó khăn thực sự, có thể giúp bạn tiến bộ nhiều hơn bất kỳ việc gì khác.
Bước 8: Nhận định thông tin bổ sung mà bạn cần để đạt được mục tiêu.
Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin và những người thành công nhất là những người có nhiều thông tin hơn người khác. Phần lớn những sai lầm mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống tài chính và sự nghiệp đều là kết quả của việc thiếu thông tin hay thông tin không chính xác. Một trong những nhiệm vụ của bạn là phải học những gì bạn bạn cần thiết, để có thể đạt được những gì bạn mong muốn.
Nếu bạn không có kiến thức hay thông tin, thì bạn có thể có được nó từ đâu? Liệu nó có phải là kỹ năng cốt lõi hay khả năng mà bạn cần để phát triển bản thân thông qua việc học và thực hành không? Bạn có thể thuê người nào khác có kiến thức này không? Bạn có thể thuê một người nào đó như một cố vấn, một chuyên gia có kiến thức bạn cần hay không? Có ai khác từng thành công trong lĩnh vực của bạn và bạn có thể đến gặp người đó và xin lời khuyên không?
Hãy lập một danh sách tất cả thông tin, tài năng, kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm mà bạn cần và sau đó hãy lập kế hoạch học, mua, thuê hay mượn thông tin hoặc kỹ năng này càng sớm càng tốt. Hãy quyết định xem bạn thiếu thông tin quan trọng nào nhất. Vì 80% giá trị thông tin bạn cần trong bất kỳ lĩnh vực nào nằm trong 20% thông tin sẵn có (quy luật 80/20), đâu là thông tin hay khả năng quan trọng nhất mà bạn cần để đạt đến mục tiêu?
Bước 9: Lập danh sách tất cả những người bạn cần sự giúp đỡ và hợp tác.
Danh sách này có thể gồm gia đình, ông chủ, khách hàng,chủ ngân hàng, đối tác kinh doanh hay các nguồn vốn và thậm chí là bạn bè.
Để đạt được một điều gì đó có giá trị, bạn sẽ cần sự giúp đỡ và hợp tác cuả nhiều người. Hãy lấy danh sách này và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Sự giúp đỡ của ai là quan trọng nhất? Sự giúp đỡ hay hợp tác của ai là quan trọng thứ hai?
Luật bù trừ:
Luật bù trừ là một dạng đặc biệt và là sự trình bày lại của luật nhân quả. Nó phát biểu rằng, với mọi việc bạn làm, bạn sẽ được đền bù xứng đáng. Bạn sẽ lấy ra được những gì đã đặt vào.
Luật này còn phát biểu rằng, người khác sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu nếu họ cảm thấy mình sẽ được đền bù cho những nỗ lực bằng cách này hay cách khác. Không ai làm không công cả. Mọi người đều có động cơ riêng. Đây nên là điểm khởi đầu của bạn trong việc có được sự hỗ trợ từ người khác. Hãy đặt ra cho bản thân câu hỏi: “Mình sẽ làm gì để họ giúp mình?”.
Bước 10: Lập kế hoạch.
Hãy viết ra thật chi tiết việc bạn muốn gì, khi nào bạn muốn có nó, tại sao bạn muốn có nó và bạn bắt đầu từ đâu. Hãy lập một danh sách những trở ngại bạn phải vượt qua, những thông tin bạn cần, và những con người mà bạn cần sự giúp đỡ.
Kế hoạch tổng thể:
Kế hoạch là một danh sách các hoạt động sắp xếp theo thời gian hoặc thứ tự ưu tiên. Nó bắt đầu bằng việc phải làm, theo thứ tự, tới nhiệm vụ cuối cùng phải hoàn thành trước khi đạt được mục tiêu. Bạn có thể thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Các nhiệm vụ khác phải được thực hiện theo thứ tự, cái này đến cái khác. Một số hoạt động phải được thực hiện liên tục từ đầu đến tận cuối quá trình.
Một kế hoạch được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tầm quan trọng của các hoạt động. Đâu là việc quan trọng nhất bạn phải làm? Đâu là việc quan trọng thứ hai? Hãy liên tục đặt ra những câu hỏi này cho đến khi bạn lập được danh sách hoạt động dựa trên giá trị của chúng với mục tiêu được hoàn thành.
Một danh sách phù hợp sẽ tạo cho bạn một con đường để chạy trên đó và làm tăng khả năng đạt được mục tiêu. Nó là bản chất của hiệu quả làm việc cá nhân. Và tất cả những gì cần để bắt đầu là một tập giấy, một cái bút, một mục tiêu và bạn.
Cải thiện kế hoạch khi thực hiện.
Khi đã có một kế hoạch hành động chi tiết, bạn hãy bắt đầu. Hãy chấp nhận là kế hoạch của bạn còn thiếu sót. Nó sẽ không hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Đừng lo lắng về điều đó. Hãy tránh cám dỗ của “sự cầu toàn”. Nếu mọi trở ngại đều phải được vượt qua ngay từ đầu thì không có gì được thực hiện.
Một trong những đặc điểm ở người thành công là họ có thể chấp nhận sự phản hồi và sửa chữa quá trình đó. Họ quan tâm nhiều hơn đến cái gì đúng chứ không phải ai đúng. Hãy tiếp tục kế hoạch cho đến khi bạn tìm ra tất cả những chỗ sai sót. Mỗi lần bạn chạm đến một rào chắn hay trở ngại, hãy quay lại và xem lại kế hoạch rồi tiến hành những thay đổi cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ có một kế hoạch hiệu quả.
Các kế hoạch càng chi tiết và càng được tổ chức tốt thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu theo kế hoạch và đúng như bạn đã định rõ.
Bước 11: Sử dụng sự hình dung.
Hãy tạo ra một bức tranh tinh thần rõ ràng về mục tiêu như thể nó đã được hoàn thành rồi. Hãy liên tục xem lại bức tranh trên màn hình trí não. Mỗi lần hình dung mục tiêu đã hoàn thành, bạn làm tăng thêm lòng khát khao và củng cố niềm tin là mình có thể đạt được mục tiêu đó. Và những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn có được.
Trí tuệ tiềm thức được kích hoạt bởi những bức tranh. Tất cả quá trình đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho đến thời điểm này đã cho bạn chi tiết về một bức tranh hết sức rõ ràng mà bạn có thể liên tục nuôi dưỡng trong trí tuệ tiềm thức. Những bức tranh tinh thần này tập trung vào sức mạnh và kích hoạt luật hấp dẫn. Ngay lập tức, bạn bắt đầu thu hút, giống như nam châm hút sắt, những con người, quan điểm và cơ hội bạn cần để đạt được mục tiêu.
Bước 12: Kiên trì.
Trước tiên, đưa ra quyết định là bạn sẽ không bao giờ từ bỏ. Hãy quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Đừng bao giờ tính đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Hãy quyết định tiếp tục, cho dù có việc gì xảy ra. Cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ thành công.
Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản
Mục đích của phương pháp đạt mục tiêu là giúp bạn tạo ra một giá trị tinh thần tương đương với những gì bạn muốn giành được trong thực tại. Bạn trở nên như thế nào và làm được những gì phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ tới một vấn đề gì đó liên tục và hết sức rõ ràng, nó sẽ xảy ra nhanh hơn và dễ đoán trước hơn bất kỳ biện pháp nào khác.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ rõ ràng khi bạn tưởng tượng ra mục tiêu như thể đã hoàn thành nó và mức độ nhanh chóng mà nó xuất hiện trong thực tế. Trình tự 12 bước này giúp bạn đi từ sự mơ hồ trừu tượng sang sự rõ ràng hoàn toàn. Nó định hướng con đường bạn phải đi theo hướng mà từ điểm xuất phát có thể đến bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Bước 1: Hãy luôn luôn mơ ước – một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng.
Đây là động lực giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sức ì luôn là vật cản. Sự kìm hãm duy nhất và lớn nhất tới việc lập ra và đạt được mục tiêu chính là nỗi SỢ HÃI dưới nhiều sắc thái. Đây là nguyên nhân khiến bạn đánh giá thấp mình và đành bằng lòng với những việc thấp hơn khả năng của bạn. Mỗi khi bạn quyết định đều dựa trên các cảm xúc, hoặc là sự e sợ hoặc là mong muốn và sắc thái xúc cảm nào mạnh hơn sẽ chế ngự cảm xúc còn lại.
Quy luật về sự tập trung cho thấy những gì bạn tập trung nỗ lực sẽ phát triển lên. Nếu bạn luôn nghĩ về những giấc mơ, viết chúng ra và lập kế hoạch để hoàn thành chúng liên tiếp, cuối cùng thì ước mơ của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức nó vượt lên và đẩy lùi nỗi sợ hãi. Một khát khao mãnh liệt, cháy bỏng về một mục tiêu cụ thể giúp bạn thắng được sợ hãi và luôn tiến về phía trước băng qua mọi trở ngại.
Ước muốn phải luôn mang tính cá nhân. Bạn có thể chỉ muốn điều gì đó cho bản thân chứ không vì bạn cảm thấy đó là điều người ta muốn dành cho bạn. Trong khi lập ra các mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu chính yếu rõ ràng, bạn phải hoàn toàn ích kỷ. Đó phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn phải hoàn toàn chắc chắn rằng bạn muốn trở thành người như thế nào, muốn có gì và muốn được làm gì?
Vậy thì mục đích chính yếu rõ ràng của bạn là gì?
Cái gì là mục tiêu chủ đạo?
Giả sử nếu được đảm bảo thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn muốn đạt được điều gì?
Việc quyết định xem bạn thực sự muốn gì là điểm khởi đầu cho những thành quả lớn lao sau này.
Bước 2: Giữ vững niềm tin.
Để có thể vận động trí óc minh mẫn và cả khả năng tiềm ẩn của mình, bạn phải hoàn toàn tin tưởng rằng bạn có khả năng thực hiện được mục tiêu. Bạn hãy tin rằng bạn xứng đáng với điều đó và nó sẽ xuất hiện khi bạn cũng đã sẵn sàng. Bạn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó đã ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được.
Bởi vì niềm tin là chất xúc tác vận động sức mạnh tinh thần của bạn, điều quan trọng là mục tiêu bạn phải hiện thực, đặc biệt lúc mới bắt đầu. Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền, bạn nên đặt một mục tiêu tăng thu nhập lên 10, 20 hay 30% trong 12 tháng tiếp theo. Đây là những mục tiêu có thể tin được, mục tiêu mà bạn có thể luôn nghĩ về nó. Chúng rất thực tế, do đó sẽ là nguồn động lực lớn lao cho bạn.
Nếu mục tiêu của bạn vượt quá xa những gì bạn đã từng làm được trước đây, một mục tiêu quá cao sẽ thực sự biến chúng thành vật cản. Bởi vì nó quá xa vời, dường như bạn chẳng tiến triển gì hay chỉ là chút ít để tiếp cận nó. Bạn nhanh chóng chán nản và sẽ không tin rằng bạn có thể làm được nữa.
Napoleon Hill đã viết: “Chỉ những gì đầu óc con người nhận biết và tin tưởng thì mới đạt được”. Tuy nhiên, những mục tiêu hoàn toàn phi thực tế là một dạng tự huyễn hoặc bản thân và bạn không thể ảo tưởng rằng mình sẽ đạt được mục tiêu. Thành công đòi hỏi bạn phải hết sức nỗ lực một cách thực tế và có hệ thống.
Trước khi đạt được mục tiêu lớn thì những nỗ lực hết mình là rất cần thiết. Đôi khi phải làm việc và chuẩn bị hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trời bạn mới có thể sẵn sàng đạt được nhiều điều thật lớn lao. Trong mỗi lĩnh vực, bạn đều phải mất rất nhiều công sức trước đã. Nếu không phải là người xuất sắc hoặc tài giỏi khác thường, hãy trung thực với bản thân và chấp nhận điều đó. Nếu mục tiêu đáng phải đạt được thì cũng đáng phải làm việc kiên trì và nhẫn nại.
Nhiều người đặt mục tiêu vượt quá khả năng của họ nên chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi bỏ cuộc. Họ trở nên chán nản và kết luận rằng việc lập mục tiêu chẳng có tác dụng, ít nhất là đối với họ. Nguyên nhân chính là ở chỗ họ đã cố làm quá nhiều trong thời gian quá ngắn.
Nhiệm vụ của bạn là tạo ra và duy trì thái độ tâm lý tích cực bằng cách luôn tự tin chờ đợi và hy vọng rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc cần thiết theo hướng đúng đắn, thì bạn sẽ kéo về phía mình những người, những thứ bạn cần để đạt mục tiêu đúng như đã định. Bạn phải hoàn toàn tin rằng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng bạn cũng sẽ thành công.
Bước 3: Hãy viết ra.
Mục tiêu mà không viết gì có thể coi như không phải là mục tiêu. Có chăng chỉ là lời hứa hay ảo tưởng mà thôi. Một lời hứa cũng là một mục tiêu nhưng không có tí trọng lượng nào cả. Khi bạn viết một mục tiêu ra một mẩu giấy, bạn đã cụ thể hoá nó. Bạn biến nó trở nên rõ ràng và hữu hình. Đó là thứ mà bạn có thể nhặt lên, xem xét, chạm tay vào, giữ lấy và cảm nhận. Bạn đã cụ thể hoá nó từ trong ý nghĩ của mình thành một dạng mà bạn có thể làm việc gì đó.
Một trong những cách có hiệu quả nhất để khắc sâu mục tiêu vào ý thức của bạn là viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn muốn có nó trong thực tế. Hãy quyết định cái gì là đúng đắn khi bạn quyết định cái gì có thể làm được. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và lý tưởng ở mọi góc độ. Trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt mục tiêu. Lúc mới đầu nhiệm vụ chính của bạn là phải hoàn hảo chắc chắn về điều bạn thực sự mong muốn và đừng lo lắng về quá trình đạt được nó.
Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hoá chúng trong đầu óc, là hành động này tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được.
Có nhiều người không viết chúng ra giấy bởi vì trong sâu thẳm tâm can họ nghĩ mình khó có thể đạt được mục tiêu ấy. Họ nghĩ là viết chúng ra chẳng có lợi gì. Họ cố gắng bảo vệ chính họ khỏi phải thất vọng. Và bằng cách này họ sẽ chỉ tự phải chịu thất vọng và thất bại trong suốt những chặng đường của cuộc đời. Nhưng khi bạn rèn cho mình phải viết các mục tiêu ra, hành động này sẽ chặn đứng cơ chế thất bại và tăng cơ chế thành công ở mức cao nhất.
Bước 4: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt mục tiêu.
Các mục tiêu là nhiên liệu trong cỗ máy của sự thành công, nhưng lý do “tại sao” lại là động lực tăng cường sự khát khao của bạn và giúp bạn tiến lên phía trước. Động lực đó phụ thuộc vào động cơ của bạn, lý do để hành động ngay từ đầu, và có càng nhiều lý do, bạn càng được thúc đẩy.
Nhà triết học người Đức Nietzsohe đã nói: “Một người có thể chịu được bất cứ điều gì nếu có lý do đủ lớn”. Bạn chỉ có thể tự vận động để giành được những điều lớn lao nếu bạn có một ước mơ lớn và thú vị. Những lý do mang tính “tại sao” phải được nâng lên và trở thành động lực. Chúng phải đủ lớn để giúp bạn tiến lên.
Một khi bạn có lý do quan trọng cho mục tiêu hàng đầu của mình bạn sẽ phát triển “sức mạnh của mục đích” làm bạn không cưỡng lại được. Nếu lý do đủ lớn, niềm tin đủ vững chắc và ước muốn đủ mãnh liệt không gì có thể cản trở bạn được nữa.
Nhiệm vụ của bạn là luôn giữ cho khát khao cháy bỏng bằng cách thường xuyên nghĩ về tất cả những lợi ích, sự thoả mãn và phần thưởng bạn sẽ được hưởng, đó là những thành quả từ việc đạt được mục tiêu. Mỗi người đều phấn khích và kích động do nhiều thứ khác nhau. Một số người được thúc đẩy bởi tiền bạc và khả năng sống trong một ngôi nhà đẹp hay lái xe ô tô đẹp. Nhiều người khác lại được khuyến khích bởi sự nổi tiếng, địa vị và uy tín, hoặc ý nghĩ là muốn được người khác ngưỡng mộ.
Hãy lập ra danh sách tất cả những lợi ích, vô hình và hữu hình mà bạn có thể được từ việc đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng, danh sách này càng dài thì bạn càng có động lực và thêm quyết tâm hơn. Nếu bạn chỉ có khoảng một hay hai lý do thôi thì mức độ động viên sẽ chỉ ở mức trung bình. Bạn dễ dàng chán nản nếu giữa chừng gặp khó khăn mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn có 20 hay 30 lý do để đạt mục tiêu thì bạn sẽ không chùn bước, không gì có thể cản trở bạn cho đến khi bạn thực hiện được những gì bạn đã dự tính trong đầu.
Bước 5: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu.
Nếu bạn quyết định giảm cân thì điều đầu tiên bạn phải làm là xem mình nặng bao nhiêu cân. Nếu bạn muốn có một giá trị nhất định, trước hết bạn phải ngồi xuống và viết bản kiểm kê về tài chính cá nhân để xem lúc này bạn đáng giá bao nhiêu.
Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích mà bạn muốn.
Bước 6: Đặt giới hạn.
Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có thể đo được, như tăng thu nhập hay giảm một số cân nhất định. Nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô hình, như phát triển sự kiên nhẫn, sự tử tế, tình thương, kỷ luật tự giác hay các phẩm chất khác.
Khi đặt giới hạn cho một mục tiêu hữu hình là bạn đang lập trình nó vào trí não và kích hoạt “hệ thống bắt buộc” tiềm thức để đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu đó ít nhất là vào đúng ngày đó. Khi bạn đặt ra giới hạn cho sự phát triển của một phẩm chất, hệ thống bắt buộc tương tự cũng đảm bảo giới hạn sẽ là ngày đầu tiên bạn bắt đầu thật sự chứng tỏ phẩm chất mà bạn đã lựa chọn.
Thường thì mọi người hay chống đối lại việc đặt ra các giới hạn vì sợ mình sẽ không đạt được mục tiêu vào đúng thời điểm đã đặt ra. Họ làm mọi việc có thể, trong đó có cả việc tạo ra giới hạn thật mờ nhạt.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt ra mục tiêu và giới hạn mà lại không đạt được mục tiêu đó đúng hạn? Thật đơn giản: Bạn hãy đặt một giới hạn khác. Nó chỉ có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Bạn đã đoán sai. Bạn đã quá lạc quan. Và nếu bạn không đạt được mục tiêu theo giới hạn mới thì cứ tiếp tục đặt ra các giới hạn cho đến khi đạt được nó. Không có mục tiêu phi hiện thực, chỉ có giới hạn phi hiện thực.
Nhưng trong 80% trường hợp, nếu các mục tiêu đủ tính hiện thực, các kế hoạch đủ chi tiết và bạn thực hiện đúng những kế hoạch thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đúng hạn.
Nếu mục đích xác định có giới hạn là hai, ba hay năm năm, thì bước tiếp theo của bạn là chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu 90 ngày. Sau đó, hãy chia nhỏ những mục tiêu 90 ngày đó thành những mục tiêu 30 ngày.
Bước 7: Lập danh sách tất cả những trở ngại chắn giữa bạn và quá trình đạt mục tiêu.
Trên thực tế, trở ngại là mặt trái của thành công và kết quả mong đợi. Nếu không có trở ngại giữa bạn và mục tiêu thì có lẽ đó không phải là mục tiêu mà đơn thuần chỉ là một hoạt động.
Khi bạn đã lên danh sách tất cả những trở ngại, hãy sắp xếp danh sách đó theo thứ tự quan trọng. Đâu là trở ngại lớn nhất chắn giữa bạn và mục tiêu? Đây là “hòn đá” của bạn. Trên con đường đạt đến bất kỳ điều gì đáng giá, bạn sẽ trải qua một loạt trở ngại, những đoạn đường vòng và rào chắn. Nhưng hầu như lúc nào cũng có một hòn đá lớn hay trở ngại nằm chính giữa con đường bạn đi và chặn đứng quá trình tiến triển của bạn. Bạn phải tập trung vào để bẩy hòn đá này đi trước khi bạn bị đánh lạc hướng khi xử lý các trở ngại và các vấn đề nhỏ hơn.
Trở ngại chính, hay “hòn đá” có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài bản thân bạn. Nếu nó nằm bên trong thì có thể là bạn đang thiếu một kỹ năng, năng lực hay một phẩm chất nào đó cần thiết để đạt được mục tiêu. Bạn phải hoàn toàn trung thực với bản thân và tự hỏi: “Để đạt được mục tiêu, mình phải thay đổi thế nào hoặc phải phát triển khả năng nào?”
Nếu trở ngại đó nằm bên ngoài, có thể bạn đang làm công việc không phù hợp, làm không đúng công ty hay có những mối quan hệ không hợp lý. Bạn thấy mình cần bắt đầu lại, làm một điều gì đó khác đi, ở một nơi khác, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu. Vậy thì “hòn đá” cá nhân của bạn là gì?
Câu hỏi thứ hai để nhận định điều gì đang kìm giữ bạn lại là: “Thế nấc giới hạn là gì?” Trong quá trình từ thời điểm hiện tại đến khi đạt được mục tiêu, giai đoạn nào quyết định tốc độ thành công? Nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, mục tiêu của bạn là thu nhập cao hơn, bước giới hạn của bạn là số lượng và qui mô hàng hoá bạn bán được. Đối với việc bán nhiều hàng hơn có thể là số lượng những cơ hội mới mà bạn tạo ra, đó có thể là khả năng tìm đơn đặt hàng.
Trong hầu hết các trường hợp, có một nấc giới hạn. Điểm thắt nút này quyết định tốc độ bạn tiếp cận dần đến mục tiêu. Nhiệm vụ của bạn là phải xác định giới hạn và sau đó làm đủ mọi cách để hạn chế nó, đôi khi sự thoát ra được điểm khó khăn, nếu có khó khăn thực sự, có thể giúp bạn tiến bộ nhiều hơn bất kỳ việc gì khác.
Bước 8: Nhận định thông tin bổ sung mà bạn cần để đạt được mục tiêu.
Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin và những người thành công nhất là những người có nhiều thông tin hơn người khác. Phần lớn những sai lầm mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống tài chính và sự nghiệp đều là kết quả của việc thiếu thông tin hay thông tin không chính xác. Một trong những nhiệm vụ của bạn là phải học những gì bạn bạn cần thiết, để có thể đạt được những gì bạn mong muốn.
Nếu bạn không có kiến thức hay thông tin, thì bạn có thể có được nó từ đâu? Liệu nó có phải là kỹ năng cốt lõi hay khả năng mà bạn cần để phát triển bản thân thông qua việc học và thực hành không? Bạn có thể thuê người nào khác có kiến thức này không? Bạn có thể thuê một người nào đó như một cố vấn, một chuyên gia có kiến thức bạn cần hay không? Có ai khác từng thành công trong lĩnh vực của bạn và bạn có thể đến gặp người đó và xin lời khuyên không?
Hãy lập một danh sách tất cả thông tin, tài năng, kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm mà bạn cần và sau đó hãy lập kế hoạch học, mua, thuê hay mượn thông tin hoặc kỹ năng này càng sớm càng tốt. Hãy quyết định xem bạn thiếu thông tin quan trọng nào nhất. Vì 80% giá trị thông tin bạn cần trong bất kỳ lĩnh vực nào nằm trong 20% thông tin sẵn có (quy luật 80/20), đâu là thông tin hay khả năng quan trọng nhất mà bạn cần để đạt đến mục tiêu?
Bước 9: Lập danh sách tất cả những người bạn cần sự giúp đỡ và hợp tác.
Danh sách này có thể gồm gia đình, ông chủ, khách hàng,chủ ngân hàng, đối tác kinh doanh hay các nguồn vốn và thậm chí là bạn bè.
Để đạt được một điều gì đó có giá trị, bạn sẽ cần sự giúp đỡ và hợp tác cuả nhiều người. Hãy lấy danh sách này và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Sự giúp đỡ của ai là quan trọng nhất? Sự giúp đỡ hay hợp tác của ai là quan trọng thứ hai?
Luật bù trừ:
Luật bù trừ là một dạng đặc biệt và là sự trình bày lại của luật nhân quả. Nó phát biểu rằng, với mọi việc bạn làm, bạn sẽ được đền bù xứng đáng. Bạn sẽ lấy ra được những gì đã đặt vào.
Luật này còn phát biểu rằng, người khác sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu nếu họ cảm thấy mình sẽ được đền bù cho những nỗ lực bằng cách này hay cách khác. Không ai làm không công cả. Mọi người đều có động cơ riêng. Đây nên là điểm khởi đầu của bạn trong việc có được sự hỗ trợ từ người khác. Hãy đặt ra cho bản thân câu hỏi: “Mình sẽ làm gì để họ giúp mình?”.
Bước 10: Lập kế hoạch.
Hãy viết ra thật chi tiết việc bạn muốn gì, khi nào bạn muốn có nó, tại sao bạn muốn có nó và bạn bắt đầu từ đâu. Hãy lập một danh sách những trở ngại bạn phải vượt qua, những thông tin bạn cần, và những con người mà bạn cần sự giúp đỡ.
Kế hoạch tổng thể:
Kế hoạch là một danh sách các hoạt động sắp xếp theo thời gian hoặc thứ tự ưu tiên. Nó bắt đầu bằng việc phải làm, theo thứ tự, tới nhiệm vụ cuối cùng phải hoàn thành trước khi đạt được mục tiêu. Bạn có thể thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Các nhiệm vụ khác phải được thực hiện theo thứ tự, cái này đến cái khác. Một số hoạt động phải được thực hiện liên tục từ đầu đến tận cuối quá trình.
Một kế hoạch được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tầm quan trọng của các hoạt động. Đâu là việc quan trọng nhất bạn phải làm? Đâu là việc quan trọng thứ hai? Hãy liên tục đặt ra những câu hỏi này cho đến khi bạn lập được danh sách hoạt động dựa trên giá trị của chúng với mục tiêu được hoàn thành.
Một danh sách phù hợp sẽ tạo cho bạn một con đường để chạy trên đó và làm tăng khả năng đạt được mục tiêu. Nó là bản chất của hiệu quả làm việc cá nhân. Và tất cả những gì cần để bắt đầu là một tập giấy, một cái bút, một mục tiêu và bạn.
Cải thiện kế hoạch khi thực hiện.
Khi đã có một kế hoạch hành động chi tiết, bạn hãy bắt đầu. Hãy chấp nhận là kế hoạch của bạn còn thiếu sót. Nó sẽ không hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Đừng lo lắng về điều đó. Hãy tránh cám dỗ của “sự cầu toàn”. Nếu mọi trở ngại đều phải được vượt qua ngay từ đầu thì không có gì được thực hiện.
Một trong những đặc điểm ở người thành công là họ có thể chấp nhận sự phản hồi và sửa chữa quá trình đó. Họ quan tâm nhiều hơn đến cái gì đúng chứ không phải ai đúng. Hãy tiếp tục kế hoạch cho đến khi bạn tìm ra tất cả những chỗ sai sót. Mỗi lần bạn chạm đến một rào chắn hay trở ngại, hãy quay lại và xem lại kế hoạch rồi tiến hành những thay đổi cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ có một kế hoạch hiệu quả.
Các kế hoạch càng chi tiết và càng được tổ chức tốt thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu theo kế hoạch và đúng như bạn đã định rõ.
Bước 11: Sử dụng sự hình dung.
Hãy tạo ra một bức tranh tinh thần rõ ràng về mục tiêu như thể nó đã được hoàn thành rồi. Hãy liên tục xem lại bức tranh trên màn hình trí não. Mỗi lần hình dung mục tiêu đã hoàn thành, bạn làm tăng thêm lòng khát khao và củng cố niềm tin là mình có thể đạt được mục tiêu đó. Và những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn có được.
Trí tuệ tiềm thức được kích hoạt bởi những bức tranh. Tất cả quá trình đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho đến thời điểm này đã cho bạn chi tiết về một bức tranh hết sức rõ ràng mà bạn có thể liên tục nuôi dưỡng trong trí tuệ tiềm thức. Những bức tranh tinh thần này tập trung vào sức mạnh và kích hoạt luật hấp dẫn. Ngay lập tức, bạn bắt đầu thu hút, giống như nam châm hút sắt, những con người, quan điểm và cơ hội bạn cần để đạt được mục tiêu.
Bước 12: Kiên trì.
Trước tiên, đưa ra quyết định là bạn sẽ không bao giờ từ bỏ. Hãy quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Đừng bao giờ tính đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Hãy quyết định tiếp tục, cho dù có việc gì xảy ra. Cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ thành công.
Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản
Trích: Thành công tột đỉnh – Brian Tracy.