NỮ DẠ-XOA KĀḶĪ
Theo như quy luật của thế gian, nếu vì hạnh phúc hoặc vì lợi ích cho một gia đình, thì cần phải đánh đổi, hy sinh hạnh phúc, lợi ích của một người. Và rộng lớn hơn cũng như vậy, nếu vì một thôn xóm thì cần phải đánh đổi, hy sinh một gia đình. Nếu vì một tỉnh thành, thì cần phải đánh đổi, hy sinh một thôn xóm. Nếu vì một quốc gia, một dân tộc, thì cần phải đánh đổi, hy sinh một tỉnh thành. Sự đánh đổi, hy sinh ở đây không phải vì sự giận dữ hay tự cao tự đại, mà là với tâm cao thượng như yêu quý, thương xót, tôn trọng và bao dung độ lượng không phân biệt đối xử, được nuôi dưỡng một cách căn bản qua phẩm chất đạo đức, giới hạnh (giới-định-tuệ), nên một khi đánh đổi dù hy sinh tính mạng hay lợi ích của mình cũng không sợ hãi, không thoái chí. Sự hy sinh từ bỏ này cũng chỉ nhắm đến những mục tiêu của cuộc đời gồm tự do, tồn tại và nương tựa mà thôi. Điều đó trong Phật giáo gọi là “Nibbānassa paccayo hotu: không vì tham muốn của cải vật chất”, hoặc “hy sinh dứt bỏ mà không tham muốn gì cả”, đó là cách diễn nghĩa theo cái nhìn của người học Phật. Không tham muốn gì với ý nghĩa giải thoát khỏi rừng (vāna) tham ái (lobha). Giải thoát khỏi tham ái đó chính là Niết-bàn. Niết-bàn không phải là lâu đài, cung điện hay cõi giới, Niết-bàn chính là diệt trừ tham ái. Nói theo cách nôm na trong cuộc đời là: diệt trừ tham ái chút ít thì sẽ hưởng được Niết-bàn chút ít, diệt trừ tham ái nhiều thì sẽ hưởng được Niết-bàn nhiều, diệt trừ tham ái hoàn toàn sẽ hưởng được Niết-bàn hoàn toàn. Mọi người ai cũng đã từng có nghe đến sự an lạc vắng lặng mát mẻ của Niết-bàn. Tuy ai cũng có thể đã từng trải qua cảm giác an lạc khi xa lìa tham ái, nhưng lại không từng để ý đến sự an lạc mang cảm giác yên lặng mát mẻ (santa: thanh tịnh) ấy của Niết-bàn.
Được tự do thực hiện mọi phận sự lớn nhỏ như vậy, đó cũng chính là mục đích hạnh phúc của cuộc đời, hạnh phúc của nhân loại, hạnh phúc của thế gian, mà ta hướng đến từ khi bắt đầu một kiếp sống. Chỉ cho đến khi nào chưa thấy biết rõ sự thật chân lý của bậc Thánh (Ariyasacca), thì những mục đích này là cao thượng, tốt đẹp theo như sự thật quy ước (sammutisacca: chế định), hay sự thật tự nhiên (sabhāvasacca). Những sự thật này, chính là những sự thật xuất phát từ nguyên nhân của cái tôi (atta) do tham ái (taṇhā), ngã mạn (māna) và tà kiến (diṭṭhi) nắm giữ lôi kéo tạo ra. Do đó, một khi đã thấy biết rõ như vậy, chúng ta sẽ phát triển mục đích hạnh phúc an lạc của cuộc đời trở nên cao thượng nhất, đạt đến tột đỉnh. Đó chính là điều mà ta thường khẳng định thuộc sự thật của bậc Thánh. Khi ấy sự tự do của cuộc đời gọi là “giải thoát” (mokkha), sự tồn tại của cuộc đời gọi là “bất tử” (amata), và sự nương tựa của cuộc đời gọi là “quay về” (saraṇa: quy y). Thật ra, 3 nhân tố: giải thoát, bất tử hay quay về, chỉ là những cách gọi khác theo sự diễn đạt trạng thái để chỉ một thực thể là Niết-Bàn mà thôi.
Khi sự hiểu biết chưa được thâm sâu thì nhân loại nương theo những
sự thật đối đãi, sự thật quy ước, sự thật tự nhiên để chấp nhận hướng đến 3 mục
tiêu: tự do, tồn tại, nương tựa của cuộc đời. Vì y cứ theo sự nhận định về 3 mục
tiêu ấy, cho nên cũng chia ra ba thứ bậc khác nhau theo nhận định ấy. Tuy
nhiên, con người luôn luôn thực hành để từ sự hiểu biết nông cạn ấy có thể đạt
đến trí tuệ thâm sâu dần dần, khi ấy, từ sự thật đối đãi đến sự thật quy ước, từ
sự thật quy ước đến sự thật tự nhiên (chấp thủ 5 khandha: danh và sắc), rồi tiến
đến cao dần lên sự thật của bậc Thánh (ariyasacca). Do vậy, mục tiêu cuối cùng
của đời người với đích đến vẫn là Niết-bàn. Niết-bàn tuy cốt lõi chỉ có một,
nhưng dựa trên tính chất và trạng thái thì vẫn có sự tự do, có sự tồn tại, có sự
nương tựa. Ba điều đó là để cuộc sống con người có được hạnh phúc an lạc, trong
từng thời điểm mà mỗi một chúng ta thực hiện những bổn phận và trách nhiệm khác
nhau, để hoàn thành mục tiêu tốt đẹp chính đáng của cuộc đời.
Trích từ Dhammapada Pháp Dẫn Đến
Niết Bàn – Sư Hộ Giới (Rakkhitasīla Bhikkhu) dịch Việt theo Dhammapada nguyên
tác tiếng Myanmar của tác giả U Shwe Aung