Ngày xưa ấy bác Hồ ôm bát với pháp Danh “THẦU
CHÍNH”…
Namoṭassa
Bhagavaṭo Arahaṭo Sammāsambuddhassa.
Xin
thành kính đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Ứng Cúng, là bậc Chánh Biến Tri.
Nhiều
quý vị thỉnh sư hướng dẫn cách hành thiền trên facebook muốn có căn bản thì nên
tìm một vị thầy chuyên môn, vì ở đây không thể nói hết cách đi, đứng, nằm, ngồi
nhắm mắt, ăn, uống… v.v…
Nhưng sư
sẽ hướng dẫn một bài tập với sáu từ, mà trong đời thường hàng ngày chúng ta xử
dụng…
1-
Thích
2-
Không
thích
3-
Cần
4-
Muốn
5-
Nên làm
6-
Không
nên làm
Mỗi khi
thức giấc tâm ta luôn bị chi phối bởi thích cái này không thích cái kia cho nên
mới sinh ra chuyện, “THÍCH” là trạng thái của tâm “Tham” nhưng căn bản:
“THÍCH+CẦN=
MUA”
“THÍCH+MUỐN=
KHÔNG MUA”
“NÊN LÀM”
những việc thiện… Đức Phật có dạy:
“Avajje
vajjadassino; vajje cāvajjadassino.
Micchādiṭṭhi
samādānā; sattā gacchanti duggatiṃ.
“Không lỗi,
lại thấy lỗi; có lỗi lại thấy không.
Không sợ
lại đáng sợ, đáng sợ, lại thấy không.
Do chấp
nhận tà kiến, chúng sinh đi ác thú (duggatiṃ).
- Tinh tấn ngăn
trừ các ác bất thiện pháp chưa sinh, không sinh lên.
- Tinh tấn diệt
trừ các ác bất thiện pháp đang có.
- Tinh tấn làm cho
các thiện pháp chưa sinh được sinh lên.
- Tinh tấn duy trì
và làm tăng trưởng những thiện pháp đang có.
Nếu phân
theo danh sắc thì: Thân niệm xứ là “ghi nhớ” sắc, thọ niệm xứ và tâm niệm xứ là
“ghi nhớ” danh, pháp niệm xứ là “ghi nhớ” danh và sắc.
Nếu phân
tích theo 5 uẩn thì: Thân niệm xứ là “ghi nhớ” sắc uẩn, thọ niệm xứ là “ghi nhớ” thọ uẩn, tâm niệm xứ là
“ghi nhớ” thức uẩn, pháp niệm xứ là “ghi nhớ” tưởng uẩn và hành uẩn.
“KHÔNG
NÊN LÀM” những việc ác…
Đây là mười thiện
nghiệp đạo (Kusalakamma-patha):
1. Kiêng sát sanh
(Pāṇātipātā veramaṇī).
2. Kiêng trộm cắp (Adinnādānā veramaṇī).
3. Kiêng tà hạnh dục lạc (Kāmesu micchācārā veramaṇī).
4. Kiêng nói dối (Musāvādā veramaṇī).
5. Kiêng nói ly gián (Pisuṇāya vācāya veramaṇī).
6. Kiêng nói độc ác (Pharusāya vācāya veramaṇī).
7. Kiêng nói chuyện phiếm (Samphappalāpā veramaṇī).
8. Không tham lam (Anabhijjhā)
9. Không sân hận (Abyāpāda)
10. Chánh kiến (Sammādiṭṭhi).
2. Kiêng trộm cắp (Adinnādānā veramaṇī).
3. Kiêng tà hạnh dục lạc (Kāmesu micchācārā veramaṇī).
4. Kiêng nói dối (Musāvādā veramaṇī).
5. Kiêng nói ly gián (Pisuṇāya vācāya veramaṇī).
6. Kiêng nói độc ác (Pharusāya vācāya veramaṇī).
7. Kiêng nói chuyện phiếm (Samphappalāpā veramaṇī).
8. Không tham lam (Anabhijjhā)
9. Không sân hận (Abyāpāda)
10. Chánh kiến (Sammādiṭṭhi).
Ba điều 1, 2, 3,
gọi là thân thiện hạnh (Kāyasucarita).
Bốn điều 4, 5, 6,
7 gọi là khẩu thiện hạnh (Vacīsucarita).
Ba điều 8, 9, 10
gọi là ý thiện hạnh (Manosucarita).
Tạo thân
thiện nghiệp là tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm;
và đã tạo khẩu thiện nghiệp là tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ,
tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), tránh xa sự nói lời vô
ích...
“Avijjāgatassa,
bhikkhave, aviddasuno micchādiṭṭhi pahoti.
“Với kẻ
bị vô minh chi phối, không biết, tà kiến sanh (pahati = uppajjati: sanh khởi)”.
- Vô minh với ý
nghĩa “mê muội” (hay ngu si, si ám, mê si).
Là đồng nghĩa với
si (moha), loại vô minh này là nền tảng cho tham (lobha), sân (dosa) cùng các
pháp tùy tùng với chúng được sinh lên, như Kinh văn:
“Yā kāc’imā
duggatiyo asmiṃ loke paranti ca,
avijjāmūlikā
sabbā, icchālobhasamussayā.
Phàm có khổ cảnh
gì, đời này và đời sau.
Tất cả do vô minh,
làm gốc, làm cội rễ.
Dục tham được chất
chứa.”
Và:
“Yena mohena
mūḷhāse,
Sattā gacchanti
duggatiṃ...
Với si, bị si
mê.
Chúng sinh đến khổ
cảnh...”
Do vô minh chúng
sinh đến khổ cảnh, bị si mê chúng sinh đến khổ cảnh, như vậy vô minh (trong
trường hợp này) đồng nghĩa với si mê (moha).
Tóm lại, vô minh
chỉ là trạng thái “không sáng suốt” khi đối diện với chân lý, khi đứng trước
cảnh.
Vô minh tuy có gốc
rễ là si (moha) nhưng lại khác si, si dẫn xuống khổ cảnh còn vô minh có thể dẫn
đến nhàn cảnh.
Có thể hình dung
Si (moha) như người đi trong đêm đen, luôn luôn gặp những tai họa, còn vô minh
như người như người đi trong bối cảnh mờ mờ ảo ảo, có thể lạc đường, nhầm lẫn
nhưng ít gặp tai họa hơn.
Hoặc ví như người
mù đi lang thang vô định, người ấy có lúc leo lên núi cao (ví như vô minh), cũng
có lúc lần xuống vực thẳm (ví như si), cả núi cao hay vực thẳm y đều không
biết, cũng vậy, có những lúc vô minh trợ giúp trợ tạo thiện nghiệp, có những
lúc trợ tạo ác nghiệp.
Điểm chính của vô
minh là ngăn che đạo quả và Niết-bàn, dẫn dắt chúng sinh đi vào luân hồi.
Đi chùa, ngồi trên bồ đoàn, ngồi trên ghế, ngồi trên xe,
vv... đều là những thời điểm và phương tiện giúp chúng ta tu tập, chứ không phải
là cứu cánh. Khi lái xe luôn hay biết, chân đạp ga hay thắng trong tỉnh thức. Dẫu
ngồi trên xe mà , tâm vẫn an lạc, vui vẻ, mắt vẫn nhìn thấy rõ ràng những đối
tượng quanh mình, thế là tu, thế là đang tiến dần đến giác ngộ và giải thoát.
Nhưng một điều cực kỳ quan trọng phải nhớ là thiền trong
Phật giáo không phải là trạng thái tự thôi miên hay hôn mê. Nó là trạng thái
tâm thanh tịnh, trong đó các dục vọng và khát vọng đều được khắc phục, từ đó
tâm trở nên lắng đọng, an trụ và tỉnh thức. Hành thiền chắc chắn không phải là
sự lưu đày tự nguyện để tách rời khỏi cuộc sống, cũng không phải là thực tập
cái gì đó cho kiếp sau. Hành thiền phải được áp dụng vào công việc của cuộc sống
hằng ngày, và kết quả phải đạt được bây giờ và ở đây. Thiền không phải tách rời
với công việc hằng ngày, mà nó là một phần của đời sống. Chúng ta vẫn tham gia
các hoạt động thường nhật, nhưng giữ cho mình thoát được cảnh hối hả rộn rịp của
thành phố và những phiền toái bực bội của thế gian, việc này nói dễ khó làm,
nhưng nếu cố gắng thiền tập chúng ta có thể làm được.
Bất cứ sự thiền tập nào cũng đều giúp chúng ta rất nhiều
trong việc đối phó với các diễn biến trong cuộc sống một cách trầm tĩnh. Và
chính sự trầm tĩnh này sẽ giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và phiền não
trong đời. Theo Phật giáo, hành thiền là một lối sống. Đó là lối sống trọn vẹn
chứ không phải là sinh hoạt rời rạc. Pháp hành thiền là nhằm phát triển toàn thể
con người chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng đạt được sự toàn hảo ấy ở đây và ngay
trong kiếp này, chứ không phải đợi đến một thời hoàng kim nào đó trong tương
lai. Trong quá khứ, nhiều người tin rằng
pháp hành thiền chỉ riêng dành cho chư Tăng Ni mà thôi, sự việc đã thay đổi,
ngày nay hầu như mọi người đều thích thú lưu tâm đến thiền tập. Nếu hiểu rằng
thiền là một kỹ thuật lắng đọng tâm từ và quán xét nội tâm, hay một phương pháp
trau dồi tâm trí như vậy thì mọi người nên hành thiền, bất kể là nam hay nữ,
già hay trẻ, Tăng hay tục.
Sự hành thiền (quán tưởng) là cách chắc chắn nhất để kiểm
soát và tịnh tâm. Bạn nên kiểm soát thân tâm mọi lúc, chứ không chỉ lúc ngồi
thiền. Lúc nào thân tâm chúng ta cũng phải thanh tịnh và tỉnh thức. Thiền là chấm
dứt phóng tâm; tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng chấm dứt phóng tâm thì bạn
nên cố gắng tập trung tâm của bạn vào một tư tưởng hay một đối tượng quán tưởng
mà thôi. Điều này có nghĩa là bạn nên biết bạn đang nghĩ gì hay đang làm gì
trong những giây phút hiện tại này. Nếu làm được những điều nầy trong mọi sinh
hoạt hàng ngày, thế là chắc chắn đã có thiền trong đời sống vậy!
Khi bạn có khả năng quan sát và biết rõ chính bạn, ấy là bạn
đang thực tập thiền quán. Khi bạn biết con đường bạn đi, bạn ăn cái gì và ăn
như thế nào, bạn nói cái gì và nói như thế nào... ấy là bạn đang thực tập thiền
quán vậy. Khi tâm bạn chứa đựng những hận thù hay ganh ghét, dối trá, vân vân,
bạn biết tâm bạn đang dung chứa những vi trùng nguy hiểm, đó là bạn đang thực tập
thiền vậy. Thiền không là cái gì khác với sinh hoạt hằng ngày của bạn. Như vậy
chân thiền phải là một loại thiền mà bạn có thể thiền bất cứ lúc nào trong cuộc
sinh hoạt hằng ngày của bạn. Và như vậy thiền không có bắt đầu và cũng không có
chấm dứt. Nên nhớ rằng tâm hành thiền là
tâm thường xuyên tự biết chính mình, nghĩa là tâm tỉnh thức, sáng suốt
và vô ngại. Thiền không phải là một cái gì cách biệt với những sinh hoạt hằng
ngày của bạn, mà nó chính là tinh hoa của những sinh hoạt ấy.
Mục đích của Thiền cũng là như vậy, cũng là giác ngộ để đi
đến chỗ không suy nghĩ vẩn vơ, không buồn phiền, không lo âu. Nói cách khác,
thiền là không có phiền não làm náo loạn thân tâm. Hành giả hành thiền để đạt
được trạng thái hạnh phúc và an lạc nhất trong đời sống hằng ngày.
Chú
thích:
LOBHA m.
sự tham, sự tham lam. --nīya a. do tham lam, ước muốn. --mūlaka a. nguồn gốc do
sự tham.
DOSA m.
sân hận,sự đồi bại, sự hư hỏng, lỗi lầm. --kkhāna nt. quở trách. --ggī m. lửa
sân. --sāpagata không có tật xấu, lỗi lầm. --sārepaṇa nt. sự quở trách, tìm lỗi.
THÍCH: ruci (nữ)
thích hợp: sandahati (saṃ + dis + e), yuganaddha, yuganandha (tính
từ), sutappaya (tính từ), yuganaddha (tính từ), yuganandha (tính từ), kappiya
(tính từ)
thích thú: modati (mud + a), pamoda (nam), vidona (nam)
không:
natthi (na + atthi), na (trạng từ)
KHÔNG
THÍCH: jigucchaka (tính từ), nibbidā (nữ), pāṭikūlya (trung)
không muốn:
akāmaka (tính từ)
Từ điển
Việt-Pali Sa di Định Phúc