Những áng mây chiều bãng lãng như phiêu bạt về chân trời vô định. Thỉnh thoảng chúng cũng tụ lại thành bức tranh vân cầu.
Ðêm xuống. Vầng trăng lấp ló ẩn hiện sau những tàn cây phía đông như e thẹn, rụt rè. Ánh sáng chị Hằng trải mình xuống trần gian, tô vàng nhân thế nhưng cũng không đủ xô đuổi bóng tối của rừng đêm. Sự vắng lặng của núi rừng rất phù hợp với tâm hồn của những bậc chân tu hành đạo. Do đó thỉnh thoảng cũng có các bậc Sa môn hành giả đến đây tạm ngụ. Chọn một tịnh thất, quét dọn sạch sẽ, trải tọa cụ ngồi thiền cho mãi tới canh hai mới chỉ tịnh.
Bình minh vừa xuất hiện. Ánh thái dương chiếu xuống trần gian còn mờ sương khói. Gió thổi sương mai lung linh trên ngọn cỏ như những hạt kim cương lóng lánh. Tiếng quạ vỗ cánh tung bay kiếm mồi kêu chát tai nhưng không đủ làm náo động núi rừng yên lặng. Tiếng lá cây va chạm từng hồi xào xạt và tiếng lá khô lìa cành chậm chạp.
Khi trời thật sáng tỏ, đắp y mang bát vào làng khất thực.
Phật tử trông thấy, họ vừa vui mừng vừa xúc động. Vui mừng vì đã lâu lắm rồi họ mới gặp sư. Thấy vật thực vừa đủ, sư trở vào rừng dùng ngọ.
Chiều hôm ấy, sau khi xả thiền, sư trông thấy vị Tỳ-kheo trẻ đã đảnh lễ thỉnh cầu hỏi Pháp.
- Sư phụ à, con
nghĩ là sẽ không được gặp sư phụ trong cảnh núi rừng vắng vẻ này. Có chuyện gì
mà con tìm ta nơi này? Lần trước theo thầy lên thành phố gặp con vật có sừng
nơi ngực khi trở về con đã sống như người cõi trên, nên mới một mình tìm đến
nơi này nhờ thầy giúp con diệt trừ tâm ái dục.
- Một người bị lửa cháy đầu nhưng không chịu dập lửa mà cứ khăng khăng đòi điều tra cho ra hư thực. Hành động như vậy các ngươi cho là khôn ngoan hay dốt nát.
- Bạch Thế Tôn, ấy là hành động dốt nát.
- Này các Tỳ-kheo, tam giới là lò lửa: lửa phiền, lửa não. Chúng sanh chạy loanh quanh trong lò lửa thì bảo sao không nóng. Hoặc cũng như người cầm đuốc chạy ngược gió thì bảo sao không bị phỏng tay, cháy mặt. Vậy, hành động khôn ngoan nhất là hãy ra khỏi nhà lửa, hãy quăng bỏ cây đuốc, thì lập tức sẽ có sự mát mẻ, an lạc.
- Này các Tỳ-kheo, Như lai đã quăng bỏ cây đuốc và kêu gọi các thầy quăng bỏ.
- Này các Tỳ-kheo, cây đuốc ấy là gì?
- Cây đuốc ấy là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, khơi nguồn cho lửa tham ái, lửa sân hận, lửa si mê.
Như Lai chưa thấy một năng lực ngoại giới nào làm cho người nam phải điêu đứng như sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp của người nữ và ngược lại.
- Này các Tỳ-kheo, Như Lai gọi ngũ dục là cạm bẫy ma vương, là loài hoa độc, là sức mạnh vạn năng. Người muốn cảm thắng ma vương phải phá bỏ cạm bẫy, phải đạp nát loài hoa độc, phải chế phục sức mạnh vạn năng của nó.
- Này các Tỳ-kheo, dưới cội bồ đề, trước giờ thành Phật, Như Lai đã khám phá được ngũ dục và thẳng thắng khai trừ: Này ngũ dục, Như Lai đã truy nguyên được ngươi. Chính tư duy bất chánh là nguyên động lực hình thành ra ngươi. Như Lai đã tận diệt nó rồi. Do đó, duyên sanh của ngươi đã bị phá vỡ toàn bộ.
- Này con, nghe xong thời pháp một số đông Tỳ-kheo đắc đạo chứng quả. Quả thật, Ðức Tôn Sư như tay thợ chuyên môn, kiến tạo nền móng chánh pháp kiên cố rồi mới xây dựng lâu đài thánh đạo, thật đúng với tôn hiệu Pháp vương.
Một lần nọ đức Vua Udena của xứ
Kosambi hỏi Tôn-giả Pindola-Bhāradvaja: ‘Thưa Bhāradvaja, do nhân gì, do duyên
gì, Những Tỳ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, với vẻ tươi tắn của
tuổi trẻ, đang tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã không thọ hưởng những dục lạc,
có thể thực hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời
của họ?’
‘Thưa Đại Vương, điều này đã
được đức Thế Tôn bậc biết và thấy, bậc Alahán, Chánh Đẳng Giác nói: “Hãy đến
này các Tỳ-kheo, với người nữ nào là mẹ, hãy nghĩ về họ chỉ như một người mẹ,
người nữ nào là người chị, hãy nghĩ về họ chỉ như một người chị, và người nữ
nào là con gái, hãy nghĩ về họ chỉ như người con gái.” Đó là lý do vì sao những
Tỳ-kheo trẻ này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, với vẻ tươi tắn của tuổi trẻ, đang
tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã không thọ hưởng những dục lạc, có thể thực
hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời của họ?’
‘Nhưng này Bhāradvaja, tâm thường hay thay đổi.
Đôi khi những ý nghĩ tham dục có thể khởi lên đối với những người họ nghĩ chỉ
là mẹ, chỉ là chị, chỉ là con gái. Có nhân nào khác, có lý do nào khác nhờ đó
những Tỳ-kheo trẻ này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, với vẻ tươi tắn của tuổi trẻ,
đang tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã không thọ hưởng những dục lạc, có thể thực
hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời của họ
không?’
‘Thưa Đại Vương, điều này đã
được đức Thế Tôn bậc biết và thấy, bậc Alahán, Chánh Đẳng Giác nói: “Hãy đến,
này các Tỳ-kheo, hãy quán thân này từ lòng bàn chân đổ lên, từ đỉnh đầu đổ xuống,
bao bọc bởi da, chứa đầy những vật bất tịnh. Trong thân này có: tóc, lông,
móng, răng, da, thịt, gân, xương, tuỷ, thận, tim, gan, hoành cách mô (màng
treo), lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt,
nước mỡ, nước miếng, nước hoạt dịch, nước tiểu”. Thưa Đại Vương đó là lý do vì
sao những Tỳ-kheo trẻ này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, với vẻ tươi tắn của tuổi
trẻ, đang tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã không thọ hưởng những dục lạc, có thể
thực hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời của họ?’
‘Vâng, thưa Bhāradvaja, đối với
những Tỳ-kheo nào có tu tập về thân, tu tập về về giới, tu tập về tâm và tuệ, thì điều đó dễ rồi, nhưng đối với những
người không tu tập, thời lại là chuyện khó. Đôi khi, có người nghĩ, “ta sẽ xem
điều này là bất tịnh”, nhưng họ lại đi đến chỗ
nghĩ về nó như là hấp dẫn (tịnh). Có nhân nào khác, có lý do nào khác,
nhờ đó những vị Tỳ-kheo trẻ này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, với vẻ tươi tắn của
tuổi trẻ, đang tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã không thọ hưởng những dục lạc,
có thể thực hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời
của họ không?’
‘Thưa Đại Vương, điều này đã
được đức Thế Tôn bậc biết và thấy, bậc Alahán, Chánh Đẳng Giác nói: “Hãy đến,
này các Tỳ-kheo, hãy phòng hộ các căn của các ông, khi mắt thấy sắc, không nắm
giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng (chi tiết) của nó. Bởi vì những ai sống
không kiểm soát nhãn căn, tham, ưu và những ác bất thiện pháp khác sẽ tuôn chảy
vào trong họ. Do đó để kiểm soát nó hãy thực hành phòng hộ nhãn căn, luôn luôn phòng hộ nhãn
căn.
Khi nghe một âm thanh…ngửi một
mùi…nếm một vị…cảm giác một sự xúc chạm…nhận thức một pháp trần, chớ có nắm giữ
tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Bởi vì những ai sống với nhĩ căn…tỷ
căn…thiệt căn…thân căn…ý căn không kiểm soát, tham, ưu và những ác bất thiện
pháp khác sẽ tuôn chảy vào trong họ. Do đó để kiểm soát nó hãy thực hành phòng hộ nhĩ căn…ý căn, luôn luôn phòng hộ
nhĩ căn…ý căn.” Đó là lý do vì sao những Tỳ-kheo trẻ này còn non trẻ, tóc đen
nhánh, với vẻ tươi tắn của tuổi trẻ, đang tuổi thanh xuân của cuộc đời, đã
không thọ hưởng những dục lạc, có thể thực hành phạm hạnh một cách trọn vẹn và
hoàn mãn cho đến cuối cuộc đời của họ?’
Đây là cách phòng hộ các căn
đã được Đức Phật dạy trong rất nhiều bài Kinh. Các vị Tỳ-kheo phải phòng hộ các
căn của mình theo cách này, và các nữ nhân tất nhiên cũng phải phòng hộ các căn
của mình theo cách như vậy.
Để chỉ thêm cho quý vị thấy tầm
quan trọng của việc phòng hộ các căn, tôi sẽ trích dẫn ra đây bài kinh thứ nhất
của bộ Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh), trong kinh Đức Phật nói như sau:
‘Này các Tỳ-kheo, ta không biết
một sắc nào khác qua đó tâm của người đàn ông bị biến thành nô lệ như sắc của
người đàn bà như thế. Này các Tỳ-kheo, sắc của người đàn bà ám ảnh tâm của người
đàn ông không ngừng. Này các Tỳ-kheo, Ta không biết một tiếng nào khác biến tâm
của người đàn ông thành nô lệ như tiếng nói của người đàn bà như thế. Này các Tỳ-kheo,
tiếng nói của người đàn bà ám ảnh tâm của người đàn ông không ngừng.
Này các Tỳ-kheo, Ta không biết
một mùi nào khác…một vị nào khác…một sự xúc chạm nào khác qua đó tâm của người
đàn ông bị biến thành nô lệ như mùi, vị, sự xúc chạm của người đàn bà như thế.
Này các Tỳ-kheo, Ta không biết
một sắc nào khác…một tiếng nào khác…một mùi nào khác…một vị nào khác…một sự xúc
chạm nào khác qua đó tâm của người đàn bà bị biến thành nô lệ như sắc, tiếng
nói, mùi, vị, sự xúc chạm của người đàn ông như thế. Này các Tỳ-kheo, tâm của
người đàn bà bị ám ảnh bởi những thứ ấy không ngừng.
Như vậy quý vị phải phòng hộ
các căn của mình với chánh niệm lớn. Nếu quý vị có thể chánh niệm về đề mục thiền
của mình trong mọi lúc thì thật là tốt, vì như thế các căn của quý vị cũng sẽ
được khéo phòng hộ. Nếu quý vị đang thực hành 32 thể trược quý vị phải làm sao
không để bị nhàm chán với 32 thể trược, vì nó cũng giống như người bạn tốt giúp
quý vị loại trừ phiền não vậy. Do đó quý vị phải tác ý đến 32 thể trược với sự
kính trọng. Nếu quý vị làm được như thế là quý vị đã kính trọng Pháp (Dhamma),
và như vậy quý vị là những đệ tử có lòng tin của Đức Phật.
Hôm
nay, ta sẽ hướng dẫn về cách làm thế nào để tu tập các đề mục thiền chỉ: quán
ba mươi hai thành phần của thân (32 thể trược), v.v... Hy vọng con sẽ diệt trừ
được ái dục.
Tu tập
Ba Mươi Hai Thể Trược như thế nào?
Phân
biệt mỗi lần một phần theo thứ tự đã đặt ra. Cố gắng thấy mỗi phần rõ rệt như
khi soi mặt mình trong tấm gương sạch vậy.
KĀYAGATĀSATI: niệm thân hành,
suy niệm về ba mươi hai thể trược của thân. Quán thân là quán 32 bộ phận của
thân thể như sau: Tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, da, thịt, gân, xương, tủy,
trái cật, tim, gan, hoành cách mạc, tỳ tạng (splun), phổi, màng da mỏng, ruột,
bao tử, phẩn, mật, niêm dịch, mũ, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt, mỡ, nướng
miếng, nước đàm, nước nhớt và nước tiểu. Trong đề mục thiền định này, phải chú
ý đến 32 thể trong thân mình do sự ghi nhớ rằng là: "vật dơ nhớp", gọi
là đề mục thiền định niệm theo thân thể.
Khi hành giả muốn niệm đề mục này, trước phải
học 7 phương pháp uggahakosalla, sau học 10 pháp thông hiểu nơi vị thiền sư. Bảy
phương pháp uggahakosalla: 1.- học đọc cho trôi chảy cả 32 thể (vacasā); - học
đọc thầm cho trôi chảy cả 32 thể (manasā); - học phân biệt màu sắc của 32 thể ấy
(vannato) 4.- học phân biệt rõ ràng hình trạng các thể ấy (saṇthānato) 5.- học
phân biệt rõ ràng chỗ ở các thể ấy (disato); 6.- học phân biệt rõ ràng thể nào ở
chỗ nào (okāsato); 7.- học phân biệt rõ ràng nơi chung quanh và thái trạng của
thể ấy, không lầm lộn (parichedato);
giải: - phương pháp thứ nhất dạy
phải học đọc cho trôi chảy cả 32 thể ấy, chia ra 6 phần: a) phần thứ nhất 5 thể:
tóc (kesā), lông (lomā), móng (nakhā), răng (dantā), da (taco) b) - phần thứ
nhì có 5 thể: thịt (mamsaṃ), thần kinh (nhārū), xương (atthi), tủy trong xương
(atthiminjaṃ), vakkaṃ (vakkaṃ: 2 cục thịt từ cuống họng chạy xuống trái tim.);
c) - phần thứ ba có năm thể: tim (hadayaṃ), gan (yakanaṃ), màng bao ruột
(kilomakaṃ), dạ dày (pihakaṃ), phổi (papphasaṃ); d) phần thứ tư có 5 thể: ruột
già (antaṃ), ruột non (antagunaṃ), vật thực mới (udariyaṃ), vật thực cũ (karisaṃ),
tủy trong óc (matthaiuṅgaṃ); e) - phần thứ 5 có 6 thể: mật (pittaṃ), đàm (semhaṃ),
mủ (pubbo), máu (lohitaṃ), mỡ đặc (medo), mồ hôi (sedo); f) - phần thứ sáu có 6
thể: nước mắt (assu), mỡ lỏng (vasā), nước miếng (khelo), nước mũi
(singhanikā), nhớt (lasikā), nước tiểu (muttam).
Trước hết phải học đọc xuôi và
đọc ngược phần thứ nhất cho thuộc làu, rồi mới nên học đọc qua phần thứ nhì.
Khi học đọc thuộc làu phần thứ nhì rồi, phải đọc lại từ phần thứ nhất trở xuống
(cũng phải học đọc xuôi và ngược). Khi đọc làu (xuôi và ngược) rồi mới nên học
đến mấy phần sau nữa. Trong phương pháp thứ nhì dạy phải học thuộc thêm cho
trôi chảy như học đọc bằng miệng, nghĩa là phải ghi nhớ cả 32 thể ấy y theo
phương pháp học đọc bằng miệng. - trong phương pháp thứ ba dạy phải phân biệt
màu sắc các thể ấy cho biết rằng: thể này màu này... Thể kia màu kia như vậy
cho đủ cả 32 thể. - trong phương pháp thứ tư dạy phải học phân biệt hình trạng
các thể ấy cho biết rằng: thể này hình trạng như thế này... Thể kia hình trạng
như thế kia... Như vậy cho đủ cả 32 thể. - trong phương pháp thứ năm dạy phải
phân biệt cho biết: thể nào ở hướng nào, phía trên hoặc phía dưới, phía trên từ
rún trở lên, phía dưới từ rún trở xuống. - trong phương pháp thứ sáu dạy phải
phân biệt cho biết thể nào ở chỗ nào...
Cho đủ cả 32 thể. - trong
phương pháp thứ bảy dạy phải học phân biệt cho biết nơi chung quanh của mỗi thể,
thể nào tiếp cận với thể nào và phân biệt cho biết cả 32 thể ấy. Mười phương
pháp học nằm lòng nơi vị thiền sư là: 1- phải ghi nhớ theo thứ tự mỗi thể, từ
phần thứ nhất và tiếp theo, không nên nhớ lẫn lộn (trước ra sau, sau ra trước)
(anupubbato); 2- phải ghi nhớ không nên đọc mau lắm (nātisīghato); 3- phải ghi
nhớ không nên đọc chậm lắm (nātisanikato); 4- khi tâm bỏ đề mục thiền định, tìm
hoàn cảnh khác, phải kiềm chế đừng để cho tâm thối chuyển (vikkhepaṭibāhanato);
5- phải ghi nhớ bỏ sự niệm: "tóc, long..." chỉ phải nhớ đến trạng
thái dơ nhớp, dơ nhớp... Thôi; 6- phải ghi nhớ học theo thứ tự của mỗi thể, nếu
thể nào không phát sanh rõ rệt, thì bỏ ra, chỉ phải ghi nhớ thể nào phát sanh
rõ rệt (anupubbamuñcanato); 7- phải biết thể nào đem đến sự nhập định, là phải
biết 32 thể (nhất là tóc...)
Đều có thắng lực đem tâm hành
giả vào định được cả (appanāto); 8- phải thông hiểu kinh adhicittasūtra (kinh
giải về tâm cao thượng) mà đức Phật đã giải rằng: phải ghi nhớ luôn luôn đến ba
triệu chứng: thiền định, uggaha và tâm xả. (nếu chỉ hành phép thiền định thì
tâm phát hôn trầm; chỉ hành phép tinh tấn thì tâm phải xao lãng; chỉ hành phép
xả thì tâm phát phóng đãng) 9- phải thông hiểu kinh sitibhāvasūtta mà đức Phật
đã giảng giải rằng: thầy Tỳ-Kheo có đủ 6 pháp nên hành cho thấy rõ niết bàn
(sitibhāvato) (sáu pháp: đè nén tâm trong khi nên đè nén; xem chừng tâm trong
khi nên xem chừng; phấn khởi tâm trong khi nên phấn khởi; kiềm chế tâm trong
khi nên kiềm chế; tâm trụ trong đạo quả; thỏa thích trong niết bàn. ) 10– phải
thông hiểu kinh sattabojjhangakosallasūtta mà đức Phật đã giảng giải phải hành
theo 7 pháp bồ đề trong khi tâm giãi đãi (sattabojjhangakosallosuttato) (xem
trong "Phật ngôn trích lục".)
Bực hành giả khi đã học xong 7
pháp uggahakosalla và 10 pháp thuộc nằm lòng nơi vị thiền sư như đã giải trên
đây, biết phân biệt màu sắc, hình trạng, phương hướng và không lầm lộn cả 32 thể
xong rồi, phải ghi nhớ rằng: các thể ấy đều là vật dơ nhớp, ghi nhớ theo 5 điều
sau này, đừng mau lắm, đừng chậm lắm. Năm điều dơ nhớp là: 1- dơ nhớp vì màu sắc
(vaṇṇato), 2- dơ nhớp vì hình trạng(santhānato), 3- dơ nhớp vì mùi vị
(gangdhato), 4- dơ nhớp vì chỗ nương dựa (āsayato), 5- dơ nhớp vì không khí chỗ
ở (okāsato), khi hành giả đã ghi nhớ sự dơ nhớp trong mỗi thể theo 5 điều ấy,
nhớ đủ cả 32 thể trong mình, sự ghi nhớ ấy phát sanh ra đều nhau, không trước
không sau, chỉ phải ghi nhớ xuôi rằng: "tóc"...
Thì sự ghi nhớ ấy thông thấu đến
ṅước tiểu" là thể cuối cùng rồi ghi nhớ trở ngược lại: nước tiểu... Thì sự
ghi nhớ ấy thông thấu đến "tóc" là thể đầu tiên. Dầu ghi nhớ đến thân
thể kẻ khác thì sự ghi nhớ cả 32 thể trong thân cũng phát sanh ra rõ rệt giống
nhau. Nếu hành giả hằng niệm sự dơ nhớp y theo 10 phương pháp đọc thầm, theo thứ
tự, ắt nhập định được. Trong 10 đề mục niệm niệm, (uggahanimitta) và
(patibhāgangimitta) không phát sanh được đều đủ, chỉ phát sanh trong đề mục niệm
theo thân thể" và đề mục niệm theo hơi thở" thôi. Tuy nhiên,
(uggahanimitta) trong đề mục niệm theo thân thể" thì thấy rõ rệt màu sắc
hình trạng, phương hướng chỗ ở và chung quanh của 32 thể. Còn patibhāgangimitta
phát sanh thấy sự dơ nhớp đủ cả 32 thể. Nếu hành giả thường gìn giữ
patibhāgangimitta, được thì sẽ đắc định, nhưng chỉ vào đến sơ thiền, cũng như
trong đề mục tử thi vậy, tưởng nhớ luôn luôn theo thân thể sắc uẩn.
Ôi! vất vả quá phải không con…