Sunday, October 5, 2014

CATUDHĀTUVAVATTHĀNA: đề mục phân biệt cái tướng của tứ đại.




CATUDHĀTUVAVATTHĀNA: đề mục phân biệt cái tướng của tứ đại. Tứ đại là: đất (pathavī), nước (āpo), lửa (tejo), gió (vāyo). Tứ đại đó, nếu thuyết cho rộng ra, thì có 42 thể là: đất có 20 thể, nước có 12 thể, có giải trong đề mục niệm theo thân thể, 4 thể trong yếu tố lửa, khiến cho: 1.- cả châu thân nóng đều (santappati) - thân thể già yếu (jariyati) - thân thể ấm áp (pariṇayhati)

4.- thực phẩm tiêu hóa phải lẽ (sammāparināmaṃgacchati). Sáu thể trong yếu tố gió 1.- gió quạt lên phía trên (uddhangama vātā) - gió quạt xuống phía dưới (adhogama vātā) - gió quạt vận ở phía ngoài dạ dày (kacchitayā vātā) 4.- gió quạt trong dạ dày (katthasaya vātā) Gió quạt đều trong châu thân (angamamgangusarino vātā) 6.- hơi gió thở ra, hít vô (assasapassasa). Cái tướng của tứ đại đó như vầy: yếu tố đất có tướng cứng thô thiển; yếu tố nước có tướng ướt, thấm để kết hợp thân thể; yếu tố lửa có tướng nóng để nấu thân thể; yếu tố gió có tướng phất phơ để quạt thân thể. Hành giả muốn niệm pháp này, nên tìm ngụ trong nơi vắng vẻ, rồi quán tưởng ghi nhớ trong tâm theo phương pháp sẽ giải sau. Phép niệm này có 2 cách, tùy theo trí tuệ nhiều hay ít của hành giả. 

Nếu hành giả có nhiều trí tuệ, thì nên tìm xét cả thân thể của mình, ghi nhớ thường thường cho thấy là tứ đại chẳng phải là người, thú, tóm tắt như vầy: trong thân thể này, cái gì có tướng cứng thô thiển thì khép vào yếu tố đất; có tướng lỏng ẩm thấp để kết hợp thân thể cho liền với nhau khép vào yếu tố nước; có tướng nấu thân thể, có chất nóng, khép vào yếu tố lửa; có tướng quạt thân thể, khép vào yếu tố gió.

Hành giả chỉ có tinh tấn ghi nhớ bấy nhiêu thì cận định ắt phát sanh; song không nhập định được, vì phép niệm này chỉ có thắng lực đến đó thôi. Nếu hành giả ít trí tuệ, cần học tứ đại cho rộng nơi vị thiền sư, theo 42 thể như đã giải phía trước rồi, quán tưởng theo 13 thể như vầy: 1.- vacanatthato: phải ghi nhớ trong tâm do cách giải thích của "tiếng" rằng: "tứ đại có nghĩa khác với nhau là có trạng thái dày rộng gọi là đất (pathavī); có trạng thái ẩm thấp gọi là nước (āpo); có trạng thái nóng gọi là lửa (tejo); có trạng thái quạt hơi gọi là gió (vāyo). Trạng thái duy trì cái tướng của mình, tạo tác sự luân hồi khổ não, hoặc làm cho khổ chảy vào vô ngằn, nên gọi là yếu tố (dhāta), phải chú tâm bằng cách giải thích của "tiếng" như vầy. - kalāpato: phải ghi nhớ trong tâm do kalāpa rằng: tất cả thể có tên gọi là: tóc, lông, móng...

Toàn là cái chỉ danh, do sự hội hợp của pháp; sắc, hương, vị, phần tư tưởng (nuôi thân tâm cho có sức mạnh) và tứ đại, đều giống nhau cả song cái thể nào mà người đặt tên do sự hội hợp 10 pháp là: 8 pháp trước thêm jīvitindriya (sanh mạng) và tính (nam, nữ) nửa thành 10, gọi là yếu tố đất, nước, lửa gió... Đó là do yếu tố nào có phần nhiều hơn. Phải ghi để trong tâm theo kalāpa như thế đó. - cunnato: phải ghi để trong tâm do vi trần rằng: "yếu tố đất trong thân thể này, có yếu tố nước, lối nửa cân, yếu tố lửa duy trì, yếu tố gió quạt hộ không cho rời rã. Yếu tố nước, lửa, gió hòa trong yếu tố đất, hộ gôm, giữ, quạt duy trì lẫn nhau không cho tan rã, chảy lọt được, giúp đỡ, nấu, quạt thân không cho rã được. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái tinh vi như vầy. 4.- lakkhanadito. - phải ghi nhớ trong tâm theo một lakkhana nào rằng: yếu tố có tướng thô thiển là tướng (lakkhana), có trạng thái hằng phụ trợ là sự (kicca), có sự nâng đỡ là quả (phala), có sự tăng trưởng các pháp là (kicca), có sự kết hợp các pháp là (phala) - yếu tố lửa có trạng thái nóng là (lakkhana), có sự nóng, giữ các pháp là (kicca), có sự làm cho mềm dịu các pháp là (phala).

Yếu tố gió có trạng thái phất phơ là (lakkhana) có sự quạt hơi là (kicca), có sự đem các pháp đi là (phala). Phải ghi nhớ trong tâm theo lakkhana như thế đó. 5.- samuṭṭhanato. - phải ghi nhớ trong tâm do samuṭṭhanato rằng: "trong 42 thể, nhất là tóc, thực phẩm mới, thực phẩm cũ, nước mũi, nước tiểu có thời hạn phát sanh, nước mắt, mồ hôi, nướng miếng, có thời hạn phát sanh, có khi do tâm mà sanh. Yếu tố lửa nấu thực phẩm mà người ăn vào, có nghiệp là giới hạn sanh. Hơi gió thở ra hít vô có tâm là giới hạn sanh. Còn lại 32 thể: thời, tâm, nghiệp, thực phẩm (đủ cả 4) là giới hạn sanh. Phải ghi nhớ trong tâm như thế đó. 6.- nānattekattato. - phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái khác nhau và giống nhau rằng: cả tứ đại đó có lakkhana, kicca và phala khác nhau thật, song đền có tên là śắc" giống nhau, vì không qua khỏi cái tướng (lakkhana) phải hư hoại, cho nên gọi là tứ đại giống nhau, vì to lớn rõ rệt gọi là dhātu) giống nhau, vì qua khỏi dhādū lakkhana, duy trì lakkhana của mình và tạo tác sự luân hồi, hoặc chảy đến điều khổ, không có thể tưởng tượng được, gọi là Dhamma giống nhau, do sự duy trì cái tướng của mình, đều là không thường giống nhau; vì hằng tiêu diệt, mục, thúi, là khổ giống nhau, hằng có sự kinh sợ, không phải của ta giống nhau, không vững chắc chi cả.

Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái giống nhau và khác nhau như thế đó. 7.- vinibbhogavinibbhogato: phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái phân ly và không chia lìa nhau rằng: "cả tứ đại đó, khi sanh thì sanh đồng thời cùng nhau, lúc trụ cũng trụ cùng nhau, không từng tan lìa nhau trong một kalãpa nào. Song dầu là như vậy, cũng chia rẽ nhau do tướng giống nhau. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái tan rã và không chia lìa nhau như thế đó. - sabhāgavi sabhāgato: phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái có phần đồng nhau và không đồng nhau rằng: trong tứ đại, 2 đại đầu và 2 đại sau, có phần không đồng nhau, vì 2 đại đầu có trạng thái nặng, 2 đại sau có trạng thái nhẹ. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái có phần đồng nhau và không đồng nhau như thế đó. - ajjhattikabāhivisesato: phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái khác nhau của tứ đại phía trong và tứ đại phía ngoài rằng: tứ đại phía trong là nơi nương dựa của 6 thức, 2 viññatti (vīññātti: cử động) là thân cử động kāyaviññatti và khẩu cử động vacīvinnatti, 2 tính nam nữ và sanh mạng (jīvitindriya) cả và oai nghi. Về tứ đại phía ngoài không phải như vậy. Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái khác nhau của tứ đại phía trong và phía ngoài như thế đó. - sangahato: phải ghi nhớ trong tâm do sự "khép vào" rằng: "yếu tố nào có nghiệp là giới hạn phát sanh, nên kép vào cùng nhau". Yếu tố nào có tâm là giới hạng phát sanh cũng khép vào với nhau.

Phải ghi nhớ trong tâm như thế đó. 11.- pacacayato: phải ghi nhớ trong tâm do paccaya rằng: yếu tố đất có nước kết hộ, lửa giữ hộ, gió quạt hộ, là duyên nương dựa của 3 đại khác. Yếu tố nước, lửa, gió, trụ trong yếu tố đất hộ kết hợp duy trì, quạt gió hộ lẫn nhau và là duyên giúp đỡ; nóng giữ, quạt cả ba đại khác. Phải ghi nhớ trong tâm theo duyên như thế đó. 1- asamannāhārato: phải ghi nhớ trong tâm do trạng thái không biết nhau rằng: "yếu tố đất không được biết: "ta là đất, là duyên, là nơi nương dựa của 3 đại khác". Ba đại kia cũng không rõ ràng: "yếu tố đất là duyên, là nơi nương dựa của ta". Phải ghi nhớ trong tâm theo trạng thái không biết nhau như thế đó. 1- paccayaribhāgato: phải ghi nhớ trong sự chia duyên rằng: "duyên của yếu tố có 4 là: - nghiệp (kamma - nghiệp là nơi về thiện ác nghiệp khiến cho sanh sắc), - tâm (citta - tâm là nói về tâm làm cho sanh sắc),
- thực phẩm (ahāra - thực phẩm là nói về thực phẩm phía trong làm cho sanh sắc), - thời (utu - thời, chỉ nói về yếu tố lửa). 

Chỉ có nghiệp, là duyên đến yếu tố, có nghiệp là giới hạn sanh; chỉ có tâm là duyên đến yếu tố, có tâm là giới hạn sanh; chỉ là nghiệp, tâm, thực phẩm thôi là cái duyên nhân sanh các yếu tố đó. Khi hành giả niệm trong tâm thường thường theo 13 thể như đã giải trên thì tứ đại cũng sẽ rõ rệt không sai. Tiếp theo, cận định cũng phát sanh, nhưng chỉ có đến đến cận định thôi. Tứ đại tứ đại là: đất, nước, lửa, gió mà gọi là sắc giống nhau, do 5 nhân: 1.- mahāntapātubhūtto: gọi là tứ đại vì lẽ to lớn rõ rệt; - mahābhūtasāmannato: gọi là tứ đại vì lẽ giống nhau như ma quỷ; - mahāpariharato: gọi là tứ đại vì lẽ cần phải gìn giữ cho nhiều; 4.- mahāvikārato: gọi là tứ đại vì lẽ có nhiều sự biến đổi; 5.- mahāttabhūttatā: gọi là tứ đại vì lẽ cần phải phân biệt cho nhiều.

Giải rằng: tiếng gọi tứ đại vì lẽ to lớn rõ rệt đó, là sanh lên rõ rệt trong hai sắc (sankhāra) là: - vô tình sắc (anupādinnasankhāra - cũng gọi là tứ đại hữu thức.) - hữu tình sắc (upādinnasankhāra - cũng gọi là tứ đại vô thức.) 1.- tiếng nói: to lớn rõ rệt trong vô tình sắc, là nói về đất, nước, lửa, gió: đất dày 240.000 do tuần (yojana); nước nâng đỡ đất, dày... 480.000 do tuần; gió đỡ nâng nước dày 960.000 do tuần. Nói về bề rộng của đất, nước, gió thì chẳng có thể đo lường được. Về phần lửa tức là mặt nhật (suriyadevaputta) và chất lửa trong cả thế giới cũng là vô lượng giống nhau. Đó là nói về tứ đại vô thức có tánh cách vô lượng khác nhau. Còn nói về tứ đại hữu tình thì ám chỉ vào chúng sanh, như các loài thủy tộc trong đại hải. Có loài cá lớn dài từ 100 đến 1000 do tuần. Chẳng phải chỉ có thế thôi, các hạng quỷ la sát (yakkha), càn thát bà (gangbhaba), long vương (nāga), chư thiên (devatā), phạm thiên (brahmā), đều có hình thể to lớn, khó đo lường được.

Hình thể của loài thủy tộc, hàng phi nhân, chư thiên đều cũng là tứ đại giống nhau, không ngoài tứ đại, vì lẽ đó nên gọi tứ đại là to lớn rõ rệt. - tiếng gọi tứ đại vì lẽ giống nhau như ma quỷ là ṁāyākāro amanīyeva udakam manī katvā": loài ma quỷ hằng dối gạt, xúi giục cho mọi người hiểu lầm rằng: nước trong sạch đó là ngọc pha-li; vật không phải ngọc, dối là ngọc, không phải vàng, gạt là vàng... Ma quỷ có cơ mưu khéo léo phỉnh gạt mọi người cho lầm lạc thế nào, tứ đại cũng lừa đảo chúng sanh làm cho mê muội, như thế ấy. Anīlānevahutvā: thật vậy, tứ đại chính mình không phải là xanh, lại đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là xanh; chính mình không phải là vàng, mà đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là vàng; chính mình chẳng phải là đỏ, mà đem sự chấp sắc ra chỉ cho thấy là đỏ v.v... Dối gạt chúng sanh làm cho lầm tưởng là đẹp, là tốt. Các tứ đại và lối dối gạt của ma quỷ đó. Tương tợ giống nhau. Cho nên, đức đại bi hằng giảng thuyết cho danh hiệu tứ đại là mahābhūta. "yam ganhanti neva tesam tassa anto na bahi". Lại nữa, ngài có thí dụ nữa rằng: ma quỷ, khi nương trong thân người đồng cốt, mà nói ở phía trong thân của người đồng cốt cũng không được, nói ở phía ngoài thân của người đồng cốt cũng không được.

Nếu chỉ nói ma quỷ nương theo thân hình người đồng cốt thì phải. Thế nào, tứ đại cũng nương lẫn nhau thôi, chớ nói tứ đại ở phía ngoài hoặc ở phía trong thân cũng không được. Ví như cách tứ đại hợp nhau, nương nhau, giống như cử chỉ của ma quỷ vào thân người đồng cốt vậy; vì lẽ đó đức Phật mới gọi tứ đại là mahābhūta. Lại nữa, quỷ la sát (yakkhinī) mong ăn thịt người, nên hằng biến làm phụ nữ có sắc đẹp giống như ngọc nữ. Người nam vô trí tuệ, không quan sát chu đáo, mê sắc, ắt phải bị la sát dùng làm thực phẩm, không sao trốn tránh khỏi được. Yakkhinī gạt người nam phải mắc trong quyền lực nó, thế nào, tứ đại (paticchādetvā) cũng ngăn che trí tuệ con người không cho thấy rõ thân thể toàn là dơ nhớp, đáng gớm ghê, lại tưởng là đẹp đẽ, tỷ như quỷ la sát biến hình để dối gạt người vậy. Nhân đó, đức chánh biến tri mới gọi tứ đại mahābhūta. - tiếng gọi tứ đại, "vì lẽ cần phải có nhiều sự gìn giữ chăm nom" là tứ đại hòa hợp cùng nhau gọi là sắc, là thân, là gái, là trai, là thú, là người, đó làm cho chúng ta phải chú tâm săn sóc tắm gội hằng ngày, phải tìm vật ăn thức uống, y mặc chỗ ở, quạt nồng, đắp lạnh, mới được nhẹ nhàng, bằng không thì thân thể hôi hám, xấu xa, đáng gớm và hổ thẹn với kẻ khác, vì lẽ cần phải có sự chăm nom săn sóc, cho nên đức thế tôn mới gọi là mahābhūta.

4.- tiếng gọi là tứ đại, "vì lẽ có nhiều sự biến đổi không thường" là nói về phần tứ đại "vô tình sắc" như tất cả đất, núi, biển v.v.. Các con sông lớn nhỏ cũng đều biến đổi, vì lửa, nước, hoặc gió phá hoại đại kiếp (cả thải 1.000.000 triệu thế giới ta bà (cakkavāla) cũng chẳng bền vững được. Vì lẽ đó, nên đức thế tôn gọi là mahàbhùta. 5.- còn tiếng gọi tứ đại là mahābhūta "vì lẽ hành giả cần phải phân biệt cho nhiều", bởi tiếng mahābhūta đó phổ thông đến cả thảy tứ đại: đất, nước, lửa, gió, có sự giống nhau không khác cũng đều là vô thường khổ não giống nhau. Hành giả phân biệt thấy rõ tứ đại có tướng (lakkhana), có sự (kicca), có quả (phala) và nhân sanh (samutthāna) khác nhau, song cũng đều gọi tứ đại là pháp hành giống nhau, là không thường, là khổ, là chẳng phải của ta, như nhau không khác. Catudhātuvavaṭṭhāna: Đề mục phân định bốn chất, là xác định trong thân này có bốn đại, cái gì thuộc về đất, cái gì thuộc về nước, cái gì thuộc về lửa, cái gì thuộc về gió. Thiền tứ đại, sự xác định bốn chất.

Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đệ Nhất Đại Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk, Myanmar