Tuesday, October 7, 2014

ĐỊNH II TỨ NIỆM XỨ THIỀN ĐỊNH




ĐỊNH II TỨ NIỆM XỨ THIỀN ĐỊNH
ĐỊNH II

Mục tiêu chân chánh của sự thiền tập là mang đến sự tĩnh lặng trong tâm. Nếu ta không thể đạt được sự tĩnh lặng bằng cách lôi cuốn tâm với đề mục tham thiền (parikamma), ta phải ứng dụng cách khuất phục nó qua sự đe dọa. Nói cách khác, bằng cách ứng dụng tuệ để truy tầm và khảo sát những hiện tượng mà tâm dính mắc, và lệ thuộc trên mức độ thiện xảo của tuệ của ta, để kiếm cách thúc đẩy tâm bất tuân này với hiện tượng mà tâm hiển lộ cho đến khi quy phục tuệ và tâm chấp nhận sự thật về những hiện tượng mà nó bị dính mắc. Sau đó thì tâm không thể bị quấy nhiễu hoặc bồn chồn và chắc chắn phải chìm vào trạng thái định tĩnh.

 Cùng một lúc như một con vật “phóng dật” nhất định phải cần được huấn luyện bằng cách khuất phục nó để nó có thể quy phục ý muốn của chủ nhân nó.
Phần suy diễn sau đây có thể giúp minh họa phương pháp này.Ở một nơi chốn chỉ có một vài thân cây và mỗi cây tự nó đứng vững một mình. Nếu có một người muốn chặt nó xuống, họ có thể làm như vậy và có thể khiến nó ngã theo chiều mà họ muốn. Sau đó họ có thể dùng nó theo ý muốn mà không gặp khó khăn nào. Nhưng nếu họ muốn chặt cây trong rừng khi mà nhánh của nó tủa ra vướng víu với những thân cây cao khác và dây leo, có lẽ họ sẽ thấy khó khăn để cảm nhận được cây và khiến nó ngã theo chiều mà họ muốn. Cho nên, người tiều phu phải dùng trí tuệ của mình và khảo sát cẩn thận để tìm hiểu cái gì đã lẫn lộn với cây, và sau đó chặt bỏ đi tất cả mọi vướng mắc mà họ cảm thấy nơi họ muốn và sử dụng nó theo ý muốn của họ mà không gặp khó khăn. 

Tất cả chúng ta đều có những đặc tính có thể có thể so sánh với hai loại cây khác nhau này. Có một vài loại người không bị lắm hoàn cảnh đè nặng họ và hành động như một thứ lê lết trong tâm trí họ, Khi họ sử dụng chỉ đề mục tham thiền thí dụ như Phật “Buddho”, Pháp “Dhammo” hay Tăng, “Sangho”, tâm có thể trở nên định tĩnh và an lạc, lắng đọng sâu thẳm trong trạng thái đại định. Hiện tượng này trở thành nền tảng cho sự phát triển tuệ (pañña) và giúp đỡ họ có thể tiến tới một cách thoải mái… và thường được gọi là "ĐỊNH SANH TUỆ"

Nhưng có những hành giả khác thì ngoại cảnh của họ có vô số vấn đề đè nặng và áp chế tâm họ và bản chất họ thường thích suy nghĩ. Nếu họ tự tu dưỡng chính mình bằng cách sử dụng đề mục tham thiền như mô tả ở chương sách trước đó, họ không thể khiến tâm lắng đọng sâu thẳm trong trạng thái định tĩnh của định được. Do đó, họ phải cẩn thận sử dụng tuệ để khảo sát các lý do của hiện tượng này để chặt đứt căn nguyên gốc rễ phân tâm của họ qua phương tiện của tuệ. 

Khi tuệ mè nheo với những thứ mà tâm (citta) dính chặt, những gì mà tâm biết về chúng không thể siêu việt hơn kinh nghiệm mà tuệ hiển lộ , nên sau đó tâm sẽ rơi vào một trạng thái định tĩnh và đạt đại định.
Hành giả loại này nhất định phải huấn luyện tâm đạt định bằng cách ứng dụng tuệ, có thể được gọi là "TUỆ SANH ĐỊNH" và cũng là tựa đề dành cho tác phẩm này.
Khi định phát triển một cách vững vàng qua sự ứng dụng tuệ, định sau đó trở thành nền tảng cho tuệ phát triển xa hơn hơn ở trình độ định cao hơn. Giai đoạn sau này sau đó tương ứng với nguyên lý căn bản là "TUỆ SANH ĐỊNH". 

Hành giả muốn huấn luyện tâm của họ trở nên đầy thiện xảo và để thấy biết hiện tượng sau các mưu chước của ô nhiễm (lậu hoặc), nhất định không được dính mắc vào sự nghiên cứu và học hỏi Phật pháp đến mức khiến ô nhiễm phát sanh. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua sự nghiên cứu và học hỏi, bởi vì như vậy sẽ khiến vượt trên lời dạy của Đức Phật. Cả hai con đường đều ngược lại với mục tiêu mà Đức Phật muốn hành giả phải hướng đến.
Nói một cách khác, khi hành giả tập thiền với mục tiêu phát triển định, đừng cho phép tâm nắm bắt những gì mà nó đã học hỏi qua sự nghiên cứu, bởi vì nó sẽ dẫn đến vọng niệm của quá khứ và tương lai. Hành giả thay vì vậy, nhất định phải duy trì tâm ngay ở hiện tại, có nghĩa là chỉ khía cạnh Pháp (Dhamma) mà hành giả đang phát triển và chắc chắn phải là sự lưu tâm duy nhất của hành giả.

Khi có câu hỏi hoặc điểm hoài nghi liên hệ đến tâm mà hành giả không thể giải quyết được, hành giả có thể sau đó tìm hiểu qua sự nghiên cứu và học hỏi sau khi hành giả đã hành thiền xong. Nhưng điều này sai khi hành giả lúc nào cũng xem xét sự tu tập của họ với những gì mà họ đã học hỏi hoặc nghiên cứu, bởi vì hiện tượng này chỉ đơn thuần là tri kiến tinh thần, và không có kiến thức nào phát xuất từ sự phát triển qua thiền, và đó không phải là đúng cách. 

Tóm tắt bên trên: Nếu tâm đạt đến sự tĩnh lặng với đối tượng định tĩnh, đó là, với đề mục tham thiền được lặp đi lặp lại phát xuất từ một khía cạnh của Pháp (Dhamma) mà hành giả đang phát triển, hành giả nên tiếp tục với pháp đó. Nhưng nếu đạt đến sự tĩnh lặng chỉ qua cách ứng dụng tuệ, sử dụng nhiều pháp kỹ xảo khác nhau để vượt qua mọi khó khăn, sau đó hành giả nên dùng tuệ để giúp đạt đến định tĩnh.

Các kết quả phát xuất qua sự tu tập nằm trong cả hai (Định sanh tuệ, và Tuệ sanh định) và sự phát triển ĐỊNH TĨNH và TUỆ, sẽ dung chứa sự chiếu rọi phát xuất từ sự định tĩnh.

TUỆ SANH ĐỊNH

Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức Phật
Tác Giả: Thiền Sư Maha Boowa Ñanaasampanno
Nguyên Tác Anh Ngữ: Hòa Thượng Acariya Paññavaddho
Chuyển Ngữ: Nhất Như


http://goo.gl/QiEqR     Google blogger  Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.
http://www.songthien.org     Địa chỉ trang WEB mp3 Sư Giới Tịnh…