GIỚI
(SILA)
Giới (Sila)…
đặt giới hạn sự “phóng dật” (Kanoon) trên thân khẩu ý qua tác hành của một con
người, họ phải chịu trách nhiệm trên tất cả những hành vi đó và hậu quả của
chúng trên tâm trí.
Người tốt
thường không ưa thích kết giao với kẻ hay “phóng dật”, vốn không được ngăn ngừa
bởi giới luật và sẽ không một ai tin họ cả. Trên thương nghiệp và tất cả mọi
giao tiếp dù chỉ một hay hai người có hạnh kiểm xấu, không hổ thẹn với hành vi
của họ cũng khiến môi trường đoàn thể xã hội mà họ đang làm việc và tương quan
không thể duy trì sự yên ổn lâu dài. Chắc chắn sẽ bị hủy hoại hoặc bị gây rối
bởi họ khi người khác không đề phòng họ, giống như phải sống với một con rắn
độc hung dữ chỉ chực chờ cơ hội cắn người khi ta không phòng vệ.
Cho nên Giới
luật là Giáo pháp dùng để bảo hộ cho thế giới này, duy trì sự tươi mát và hạnh
phúc, không nguyên nhân gây ra hoài nghi, ngờ vực qua thiếu tự tin mang tính
cách hỗ tương trong các sự việc gây ra xung đột và rắc rối. Những vấn đề như
vậy thường bắt đầu rất là nhỏ nhoi và phát triển thành những vấn đề lớn lao
hơn, điều mà ai cũng muốn tránh.
Giới (Sila) có
nhiều loại, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến Ngũ Giới mà thôi, Bát Giới và
Thập Thiện Giới, và 227 giới mà nhiều hạng người khác nhau nên duy trì thích
hợp với địa vị, tuổi tác và khả năng thể xác của họ.
Ngũ Giới quan
trọng nhất đối với Phật tử người phải giao tiếp với xã hội trong tất cả mọi
khía cạnh khác nhau của nó. Họ nên giữ các giới này tùy thuộc vào sự khuyến
khích qua mức độ phạm hạnh của từng cá nhân và hỗ tương, để giúp họ khỏi bị sa
ngã khi họ gặt hái lợi lộc hoặc bị mất mát trong thương mại hoặc xã hội ở khắp
mọi nơi. Có thể thấy được như thế nào, khi có một hoặc hai người cùng trong một
thương nghiệp, trong một công ty hoặc trong dịch vụ chính phủ, nếu họ luôn giữ
Ngũ Giới, họ là người được ưa thích nhất, được tán dương và tin cậy nhất trong
tất cả mọi giao dịch bởi đồng nghiệp của họ, những giao dịch như vậy thường
liên hệ đến tiền bạc. Dù người như vậy vẫn làm công việc đó hoặc đến một nơi
nào khác, họ sẽ được ưa thích và tôn trọng khắp nơi, bởi vì khi họ duy trì Giới
luật, có nghĩa là họ cũng sở hữu Dhamma trong trái tim họ - như hương vị
của thức ăn không thể tách lìa tính chất của nó. Và ngược lại, khi người như
vậy có Pháp (Dhamma) trong họ, họ cũng có Giới, nên mỗi khi họ phạm bất kỳ một
giới nào, có nghĩa là lúc đó họ không sở hữu Dhamma trong họ, bởi
vì Dhamma liên hệ với tâm và giới (sila) liên hệ với thân khẩu ý. Do đó,
những hành động thiện ác của thân và khẩu biểu hiện và cho thấy trạng thái của
tâm… là chủ nhân ông và là kẻ chịu trách nhiệm.
Nếu tâm luôn
sở hữu Dhamma trong nó, thân khẩu ý nhất định trong sạch và thoát khỏi mọi sự
khiển trách trong tất cả mọi hành vi của họ. Do đó, người có thể có thể thanh
tịnh thân khẩu ý biểu lộ qua hành động rằng họ là loại người luôn có Dhamma
trong tâm họ, và hành vi đạo đức trong mọi hành động của họ, ngôn ngữ và tâm
trí của họ. Hiện tượng này sẽ hấp dẫn tâm của người khác khắp mọi nơi và họ có
thể nương tựa vào loại người như vậy… và họ luôn luôn được nổi tiếng và được
yêu mến trong tất cả mọi thời đại.
Ngay cả người
không thể đề cao hành động, ngôn ngữ và tâm theo cách đề cập tuy vậy vẫn tôn
kính và sùng bái người có hành vi đạo đức qua thân khẩu ý cùng một cách mà tất
cả mọi chúng ta đều tôn kính và sùng bái đối với Đức Phật và các đệ tử chân
chánh của ngài (savaka). Điều này biểu hiện hành vi đạo đức có nghĩa là thiện
lành và cao nhã, luôn có giá trị và đáng được ao ước trong thế giới này, và
không bao giờ bị lỗi thời.
Đôi lúc, tuy
vậy, có trường hợp xảy ra là bản chất của hành vi đạo đức bị thay đổi từ sự
chân thực của nó, hoặc “bản chất cố hữu” vào giáo điều truyền thống vốn phát
xuất từ quốc gia, địa vị, giai cấp hoặc nền văn hóa của một người. Đây là lý do
tại sao hành vi đạo đức trở thành một vấn nạn của quốc gia, giai cấp, hoặc giáo
phái, tùy thuộc vào các giáo điều phổ thông này và tại sao nhiều loại người
khác nhau trong cả thế giới này luôn phê bình và đổ lỗi cho nhau. Nhưng ngoài
vấn đề này, hành vi đạo đức là cách sống phạm hạnh trong thời đại này có thể
đưa đến sự tiến bộ và phát triển miễn là con người trong thế giới này vẫn còn
hứng thú điều chỉnh hành vi của thân khẩu ý theo lối sống hành vi đạo đức.
Mỗi khi thế
giới bị đảo lộn và gặp khó khăn, hiển nhiên là bởi con người có chút thiếu sót
trong hành vi đạo đức của họ và hiện thời, nếu con người không gấp rút cải
thiện chính mình theo thực tánh của hành vi đạo đức, quyền lực của thế giới này
sẽ không sớm bùng nổ trong sự thịnh nộ, và ngay cả người nắm quyền lực sẽ
không sinh tồn và tất cả đều sẽ đồng bị hủy diệt. Nhưng đặc biệt là mỗi gia
đình, nếu giới (sila), vốn là căn bản của hành vi đúng đắn thiếu sót ở cả vợ
lẫn chồng thì họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau. Chẳng bao lâu thì họ sẽ phát sanh
nghi vấn ngờ vực là mỗi người đang có sự liên hệ với một người đàn ông hoặc một
người đàn bà khác và ngoại tình một cách bí mật. Nếu hành vi đạo đức thiếu sót
đến mức độ này thì sự bất thỏa nguyện trong tâm bắt đầu chín mùi và và họ sẽ gặp
vô số khó khăn và lo âu. Ngay cả công việc, vốn là nền tảng vững chắc cho sự
sống, gia đình, sẽ bị đổ vỡ và tất cả con cái liên hệ trong không khí chia rẽ
bất đồng. Nhưng người tiếp tục sống lối sống vô đạo đức thường tệ hại hơn hiện
tượng đang đề cập đến, chắc chắn thấy rằng không sớm thì muộn, tất cả mọi vấn
đề được thiết lập một cách vững vàng bỗng nhiên bắt đầu nổ bùng trong sự chia
rẽ và rắc rối. Giống như bình đầy nước bị rớt xuống bể ra và nước tràn ra
ngoài lập tức. Cho nên, nếu thế giới này muốn thịnh vượng và văn minh, rất cần
thiết là nó nên tuân theo tiêu chuẩn mẫu mực của hành vi đạo đức… và làm sao ta
có thể thật sự nói rằng mục tiêu nguyên lý sự thật là hành vi đạo đức đã từng
hiện diện trong thế giới này từ thời thượng cổ?
Hành vi đạo
đức phát xuất tự nhiên mà không cần phải đòi hỏi như giới luật từ một
bhikkhu (tu sĩ) hoặc từ một người có khả năng chính thức trong Wat (thiền
viện) hoặc một nơi nào khác trước khi nó được thành lập. Nếu một người được tôn
kính và ưa thích những đặc tính trong chính mình là thiện lành, đúng đắn và cao
nhã, và nếu họ cư xử theo tính cách cá nhân cũng như trong sự giao tiếp với mọi
người khác, tránh đi những hành động ngược lại với hành vi thiện lành như vậy,
nó biểu hiện là người này có hành vi đạo đức trong cá tánh của họ.
Lý do tại sao
đạo đức nẩy sinh qua tâm và qua lối cư xử của một người là,
Trước tiên: Nó
phát sanh từ “bản chất cố hữu” của một người, như đã được nhắc bên trên.
Thứ hai: Nó
phát xuất từ sự liên hệ với các bậc thông thái, như các bậc ẩn sĩ và những bậc
thầy… và sau khi học hỏi từ các ngài, lời dạy của các ngài về hành vi đạo
đức được bắt đầu tu tập.
Hai vấn đề
trên cũng đủ gợi lên sự thực tập của hành vi đạo đức trong chính mình, và khiến
ta có thể trở thành một con người mà lúc nào nó cũng hiện diện. Cả hai sự kiện
trên cũng đủ để bảo tồn địa vị của riêng ta và gia đình ta trong tất cả mọi
hình thái xã hội mà họ đang giao tiếp và nó sẽ duy trì sự giải thoát ngờ vực và
hoài nghi trong cả gia đình và giữa các thân hữu.
Phật tử có thể
duy trì Ngũ Giới và khi hành động của họ nằm trong giới hạn hành vi đạo đức, nó
sẽ giúp đỡ họ và gia đình của họ tự tại với một trái tim trong sạch thuần
khiết.
Với Bát giới,
Thập thiện và 227 giới, chúng đều dựa trên trên Ngũ Giới và phát triển xa hơn
với những người ước muốn được tu tập các trình độ hành vi đạo đức cao hơn.
Nhưng cả hai, trong sự tu tập duy trì giới hạnh và ý thức đến những gì mà ta
đang làm, giới luật hoặc phương pháp khác nhau tăng dần từng bước một từ người
duy trì Ngũ Giới cho đến khi tiến xa hơn.
Nói tóm tắt,
giới luật ở mỗi cấp độ là mục tiêu hạn chế tính “phóng dật” trong hành vi của
thân khẩu ý. Đối với người tu tập chính xác, nó cũng dành cho mục tiêu sống một
cuộc đời “bình an” với trái tim hạnh phúc và thoải mái. Và nếu ta giao tiếp với
người khác, chính người duy trì giới luật với chủ yếu là tự thân ta là một
người tốt. Nhưng người có tâm trí thấp kém hoặc hung ác thường không hiểu được
nhu cầu giới luật bởi vì họ không muốn trở thành người tốt hoặc liên hệ trong
thế giới của người tốt. Họ luôn nỗ lực đạp đổ hạnh phúc của người khác và
chủ mưu gây khó khăn và sân hận trong thế gian này mỗi khi họ có cơ hội làm như
vậy. Ta không nên tư duy là hành vi đạo đức chỉ đặc biệt dành cho chức năng của
con người, thậm chí loài vật có thể sở hữu một vài khía cạnh của nó. Ta chỉ cần
quan sát loài vật nuôi trong nhà ta thì ta có thể thấy được mức độ tâm và
hành vi của loài vật tỏa khắp với Pháp tánh.
Ta nên luôn
luôn có hành vi đạo đức như là căn bản nhân cách của ta ngoài bản chất tốt, tự
tin và phổ cập với người trong làng mạc hoặc tỉnh lỵ của ta, cũng sẽ có bản
chất tốt trong chính bản thân mình mỗi ngày trong kiếp sống này và cũng kiếp
sống tiếp tế. Hành vi đạo đức do đó là một phẩm hạnh luôn cần thiết cho thế
giới này.
TUỆ SANH ĐỊNH
Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức Phật
Tác Giả: Thiền Sư Maha Boowa Ñanaasampanno
Nguyên Tác Anh Ngữ: Hòa Thượng Acariya Paññavaddho
Chuyển Ngữ: Nhất Như
Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức Phật
Tác Giả: Thiền Sư Maha Boowa Ñanaasampanno
Nguyên Tác Anh Ngữ: Hòa Thượng Acariya Paññavaddho
Chuyển Ngữ: Nhất Như