ĐỊNH
1 TỨ NIỆM XỨ THIỀN ĐỊNH
Tất cả mọi
hạng mục của pháp đề mục hành thiền (kammathana-dhammas) là dành cho sự hiện có
“phóng dật” của tâm.Tâm không được điều khiển bởi kammathan phải chịu trách
nhiệm cho sự sanh khởi “phóng dật” suốt cả cuộc đời. Hiện tượng xảy ra như vậy
từ tuổi ấu thơ cho đến già nua, với người giầu có cũng như với kẻ nghèo khó,
với người thông minh và kẻ ngu si, với người địa vị thấp hoặc cao trong cuộc
đời, với người mù, kẻ điếc, bị tê liệt tàn tật, thương tật vân vân và vân vân.
Trong Phật
Giáo, người như vậy được xem là vẫn còn ở tuổi “phóng dật”. Tâm của họ không sở
hữu tính chất vĩ đại. Họ không bao giờ hài lòng. Họ luôn sống một cuộc đời
bất hạnh nếu nói theo niềm vui của tâm và khi họ chết, họ đánh mất tất cả… như
cây có nhiều nhánh, hoa trái đầy đủ, nhưng nếu gốc rễ chính của nó bị hư hoại
thì nó sẽ chết và mất đi tính chất vĩ đại của nó và tất cả mọi thứ khác. Nhưng
không giống như thân người chết, cây hoặc nhánh của cây đó có lẽ vẫn hãy
dùng vào một vài mục tiêu nào đó.
Hậu quả tai
hại của sự “phóng dật” của tâm thiếu Chánh pháp (Dhamma) là thần hộ mệnh cho nó
thì sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc chân chánh và thậm chí dù hạnh phúc có
phát sanh qua sự “phóng dật” của tâm tìm kiếm nó và thấy được nó, nó sẽ là loại
hạnh phúc mà ta (như một diễn viên) đang tham dự vai trò, làm tăng thêm sự
“phóng dật”, khiến tâm càng tăng trưởng theo chiều hướng sai lầm, và không phải
là loại hạnh phúc thật sự đáng hài lòng.
ĐỊNH
– Có nghĩa là
định tĩnh hoặc sự vững chắc của tâm, đối lập với tính “phóng dật”. Tâm, ngược lại,
không muốn dùng “thuốc” và thuốc là kammathania. Tính “phóng dật” của tâm là kẻ
thù của tất cả mọi chúng sinh trong hằng vô lượng kiếp và người muốn chinh phục
tính “phóng dật” trong tâm họ sẽ cần phải thúc ép tâm họ dùng thuốc… vốn là
kammathana.
Dùng thuốc có
nghĩa là huấn luyện tâm trong Dhamma và không cho phép nó chạy theo ý muốn của
nó, bởi vì tâm hay thích sự “phóng dật” như bạn đồng hành của nó.
Nói theo một
cách khác, dùng thuốc có nghĩa là tâm mang Dhamma vào tự thân của nó như là
thần hộ mệnh nó.
Dhamma là
người hộ mệnh tâm được gọi là kammathana.
Có bốn mươi
loại kammathanan-dhammas khác nhau tùy thuộc vào căn cơ của mỗi người. Chúng
bao gồm:
1. 10 Kasina:
10 đối tượng chú ý và tập trung.
2.10 Asubha:
10 đề mục (Quán thân bất tịnh). Quán xét tất cả mọi trạng thái tan rã của một
tử thi.
3.10 Anussati:
10 đối tượng quán xét khác nhau.
4.The 4
Brahmavihara: Tứ Phạm hạnh, Từ, Bi, Hỷ, Xả.
5.1
Aharapatikkulasañña: Tưởng nhớ đến sự bất tịnh của thức ăn.
6. 1
Catudhatuvavatthana: Định nghĩa Tứ Đại
7. 4 Arupa:
Phát triển Tứ Thiền Vô Sắc Giới.
Ở đây, chúng
ta sẽ giới hạn chúng ta trong ở một vài phương pháp thường được sử dụng và đem
lại những kết quả tốt. Chúng bao gồm:
1. Quán xét ba
mươi hai bộ phận của thân, bao gồm: Kesa (Tóc trên đầu), loma (lông trên
người), nakha (móng tay), danta (răng), taco (da), vân vân và vân vân. Nhóm đầu
tiên của các phần này được gọi là “Năm Kammathanas”.
2. Quán xét
“Đức Phật”, “Pháp” và “Tăng”
3.
Anapanasati: Ý thức hơi thở ra vào.
Bất kỳ phương
pháp nào được sử dụng nó cần phải thích hợp có căn cơ của mỗi người, bởi vì căn
cơ của mỗi người khác biệt, và dạy rằng mọi người nên sử dụng chỉ một loại
Kammathan có lẽ chứng minh cho thấy là một chướng ngại đối với một vài người,
do đó, cản trở họ thành tựu được những kết quả tốt đẹp mà họ nên được thành
tựu. Khi ta tìm thấy loại pháp thiền thích hợp với căn cơ của ta, ta nên đặt
hết cả tâm trí để bắt đầu tu tập có lặp đi lặp lại đề mục tham thiền
(parikamma), thí dụ như “kesa” (tóc trên đầu). Ta nên lặp đi lặp lại qua ý
và không lớn lắm, và cùng một lúc ta nên đặt sự chú ý cố định tóc trên đầu. Tuy
vậy, ta thấy rằng tư duy riêng nó, không đủ khả năng để nắm bắt tâm, có lẽ ta
phải lặp đi lặp lại đề mục tham thiền này theo cách tụng niệm để âm thanh có
thể nắm bắt tâm và nó trở nên định tĩnh và vắng lặng. Ta nên liên tục lặp đi
lặp lại đề mục tham thiền này cho đến khi tâm trở nên tĩnh lặng và sau đó ta có
thể chấm dứt. Nhưng bất kỳ sự lặp đi lặp lại của đề mục tham thiền nào được sử
dụng, ta nên duy trì ý thức hay biết của Kammanahana. Vì thế, như thí dụ
đã đề cập bên trên của “kesa”, ta nên duy trì ý thức hay biết của tóc trên đầu
ta. Nếu ta ứng dụng lặp đi lặp lại đề mục tham thiền Phật “Buddho”, Pháp
“Dhammo” hoặc Tăng “Sangho”, ta nên thiết lập tri kiến của nó chỉ trong
tâm mà thôi. Không giống như các loại đề mục tham thiền (kammatthanas), ở đây
ta nên lặp đi lặp lại Phật “Buddho” (hay Pháp “Dhammo”, hay Tăng “Sangho” ) để
nó có thể không ngừng xúc chạm tâm và đề tài ở đó cho đến khi người lặp đi lặp
lại thuật ngữ Phật (Buddho) của đề mục tham thiền và “người thấy biết”, cho đến
khi khám phá là tâm đã đồng nhất. Hiện tượng này được thành tựu cùng một cách
như đề mục tham thiền (kammatthana) Phật “Buddho”. Anapanasati Bhavana (Phát
triển ý thức hơi thở) ứng dụng hơi thở như là một đối tượng hỗ trợ tâm và bao
hàm trong sự thấy biết và chánh niệm (sati) của hơi thở vào và hơi thở ra.
Trong tiến
trình hơi thở, ta nên đặt sự chú ý cố định trên cảm giác của hơi thở trên mũi
hoặc trên vòm họng. Pháp tu tập này nên ngậm miệng lại để hơi thở như không khí
vật chất không đi qua vòm họng[2]. Nhưng tuy nhiên có nhiều hành giả có cảm
giác phản ứng mãnh liệt ngay điểm đó khi hơi thở đi vào đi ra khi nó thích hợp
với họ, bởi vì đây là chỗ mà hơi thở bắt đầu xúc chạm và thô sơ có thể ứng dụng
hiện tượng này như là điểm đánh dấu để nắm bắt sự chú ý của ta. Tu tập pháp này
cho đến khi ta trở nên tinh thông, và trong hơi thở vào và hơi thở ra trở nên
càng thanh nhẹ hơn và thanh nhẹ hơn, ta sẽ gia tăng sự hiểu biết và
tri kiến bản chất xúc chạm của hơi thở vào và hơi thở ra, cho đến khi xem
ra hơi thở đó được xác định vị trí một là giữa ngực hoặc huyệt đan điền (solar
plexus)[3]. Sau kinh nghiệm này, ta phải đặt sự chú ý của ta trên hơi thở ở chỗ
đó và nhất định không còn phải lưu tâm đến sự chú ý cố định hơi thở trên mũi
hoặc vòm họng, hoặc theo đuổi hơi thở vào và ra với sự tỉnh giác.
Khi đặt sự chú
ý cố định trên hơi thở ta cũng có thể lặp đi lặp lại thuật ngữ Phật “Buddho”
cùng lúc với hơi thở như một đề mục tham thiền giám sát hơi thở vào ra, để hỗ
trợ “cái thấy biết” và để khiến “cái thấy biết” này rõ ràng với hơi thở. Sau đó
thì hơi thở sẽ trở nên rõ rệt hơn với tâm.
Sau khi trở
nên thiện xảo hơn với hơi thở, mỗi một lần ta tập trung trên tiến trình hơi
thở, ta nên đặt chú ý ở điểm giữa ngực hoặc huyệt (trung) đan điền. Đặc biệt,
rất quan trọng thiết lập chánh niệm. Ta nên thiết lập chánh niệm điều khiển tâm
để ta có thể cảm giác được hơi thở trong từng mỗi một khoảnh khắc khi nó ra
hoặc vào, dù ngắn hoặc dài cho đến khi ta thấy biết rõ ràng là hơi thở đang trở
nên gia tăng sự thanh nhẹ hơn với mỗi hơi thở… và cho đến khi cuối cùng nó trở
nên rõ ràng là hơi thở thanh nhẹ và vi tế nhất và tâm đồng quy trở thành một. Ở
giai đoạn này, ta nên đặt sự chú ý trên hơi thở riêng biệt trong tâm, và không
cần phải lo lắng lặp đi lặp lại đề mục tham thiền, bởi trên tiến trình ý thức
hơi thở khi nó vào và khi nó ra, ngắn hoặc dài, đề mục tham thiền chỉ dành cho
mục tiêu khiến tâm trở nên vi tế hơn.
[4]Khi ta đạt
được trình độ hơi thở vi tế nhất và tâm sẽ rực rỡ, mát mẻ, vắng lặng và hỷ lạc
và chỉ thấy biết tâm… và sẽ không có sự liên hệ nào với bất kỳ ảnh hưởng quấy
nhiễu nào. Ngay cả dù cuối cùng ở thời điểm đó, hơi thở không còn quan hệ với
chính nó nữa và chỉ tri kiến riêng tâm mà thôi, nó sẽ là bất nhị
(ekaggatarammata). Đây là kết quả bắt nguồn từ sự phát triển (Đề mục quán hơi
thở) Anapanasati Kammatthana, nhưng cũng nên hiểu là bất kỳ đề mục tham thiền
nào được tu tập, và bất kỳ là ai tu tập nó, đây là loại kết quả cần được đạt
đến.
Liên quan đến
sự phát triển đề mục thiền (parikamma bhavana); bằng cách sử dụng một trong các
pháp kammatthanas điều khiển tâm với chánh niệm, ta sẽ dần dần có thể giới hạn
sự phóng dật của tâm. Định tĩnh và hỷ lạc sau đó sẽ phát khởi và phát triển và
sẽ chỉ là một hiện tượng duy nhất ảnh hưởng tâm, và sẽ thấy biết chỉ tâm mà
không có sự nhiễu loạn hoặc phân tâm nào, bởi vì sẽ không có gì sẽ gây ra sự
khó chịu cho tâm hoặc bị nhiễu loạn khiến nó bị mất đi trạng thái đó. Đây là
tính chất hỷ lạc của tâm chỉ khi nào tâm giải thoát hết tất cả mọi tạo tác của
hình ảnh và vọng tưởng.
Khi trạng thái
này được đạt đến, hành giả tu tập pháp này sẽ thấy biết sự kỳ diệu trong tâm
của họ, kinh nghiệm mà họ chưa bao giờ có được trước đó. Đây là trạng thái hỷ
lạc thâm sâu có thể cảm nhận được hơn bất kỳ kinh nghiệm nào mà họ đã kinh
nghiệm trước đó.
Cũng có thể là
khi tu tập một loại kammatthana nào đó, các đặc tính của pháp kammatthana có lẽ
hiện ra với một vài hành giả. Thí dụ, tóc trên đầu, lông trên thân, hoặc móng
tay, răng, da, thịt, lòng ruột hoặc xương cốt, vân vân và vân vân… Bất kỳ những
gì có thể hiển lộ và có thể thấy biết rõ ràng qua tâm, như khi ta đang nhìn nó
bằng mắt của ta. Nếu hiện tượng đó xảy ra, ta nên chú ý đến nó và thấy biết nó
rõ ràng cho đến khi nó trở nên cố định trong tâm ta, và ta càng chú ý đến nó,
duy trì nó trong cách đó và cố định nó trong tâm ta thì càng tốt hơn.
Khi đối tượng
bên trên có thể cố định một cách mật thiết trong tâm ta, ta phải tri ân nó một
cách đúng đắn bằng cách chú ý đến khía cạnh khó chịu và nhờm tởm của nó, bởi vì
đây là bản chất của tất cả mọi phần trong thân, cả ngoài lẫn trong. Sau đó thì
chia thân ra thành nhiều phần, hoặc nhóm của mỗi phần dựa theo đặc tính của
chúng. Có lẽ ta lấy từng nhóm như vậy, thí dụ tóc trên đầu, lông trên thân,
thịt, xương vân vân và vân vân, và ta có thể quán xét chúng đang mục rữa hoặc
tan rã, bị hỏa thiêu hoặc đang bị kên kên hoặc quạ, chó mổ thịt và thấy chúng
đang tan rã thành nguyên tố căn bản của chúng như đất, nước, lửa, và
gió.
Một khi ta có
chút thiện xảo rồi, tu tập như vậy sẽ có giá trị lớn lao khi nó thành tựu với
mục đích khiến tâm tinh thông trong tiến trình thấy biết thân, cho mục tiêu
thấy biết chân thật cái gì trong thân, và cho mục tiêu giảm thiểu và loại bỏ ảo
tưởng về bản chất của thân. Ảo tưởng này là hiện tượng đem lại sự sanh khởi của
ái dục (raga tanha), vốn là một khía cạnh “phóng dật” của tâm. Tâm của ta sau
đó sẽ gia tăng sự tĩnh lặng và vi tế. Rất quan trọng khi các phần của thân hiển
hiện, và ta không nên bỏ qua chúng và để chúng trôi qua không một chút hứng thú
nào, hoặc là ta kinh sợ chúng, nhưng ta phải chỉnh sửa chúng trước mặt ta
đây và đó.
Khi một hành
giả tu thiền thấy được thân này cho đến khi nó thật sự trở nên cố định trong
thân họ, họ sẽ cảm thấy nhờm tởm chính họ và sẽ cảm thấy sầu khổ và phiền muộn
cho chính mình đến mức họ bị chấn động một cách khủng khiếp. Thêm nữa, tâm của
hành giả mà thân hiện ra và họ phải trực diện nó khi hành thiền sẽ có thể
đạt định rất nhanh chóng, và sự tu tập thấy biết thân sẽ khiến tuệ của họ rõ
ràng cùng một lúc tâm của họ trở nên định tĩnh[5].
Hành giả không
thấy được những phần của thân nên hiểu là tất cả mọi đề mục tham thiền
(parikamma bhavana) là mục tiêu hướng dẫn tâm đến một trạng thái định tĩnh và
hỷ lạc. Họ không nên cảm thấy hoài nghi về bất kỳ các pháp thiền này nếu không
thì họ sẽ đạt đến trạng thái định tĩnh và sau này họ sẽ thấy nguy hiểm[6] với
tuệ. Nhất định phải quyết định pháp thiền nào mà hành giả tu tập, và lặp đi lặp
lại bất kỳ đề mục tham thiền nào thích hợp với căn cơ của hành giả mà không trở
nên chán nản hoặc bỏ qua.
Nên nhận thức
là bất kỳ pháp thiền nào được tu tập, nó cũng dẫn đến cùng một mục tiêu như tất
cả mọi pháp thiền khác, và cũng nên nhận thức là tất cả mọi pháp thiền của
Dhamma sẽ dẫn tâm đến an lạc và hạnh phúc… Nói một cách khác, đến Niết Bàn, vốn
là mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi loại thiền phát triển. Do đó, ta phải thực
tập pháp thiền của ta và không lưu tâm đến những loại thiền khác, nếu không ta
sẽ trong trạng thái hoài nghi và không chắc chắn, và không thể quyết định pháp
thiền nào là đúng, vốn sẽ là một trở ngại liên tục cho tâm của hành giả, do đó,
cản trở giải pháp ban sơ của hành giả.
Thay vì vậy,
ta phải quyết định là ta sẽ thật sự nhiệt tâm trong sự tu tập, và ta phải không
sắp đặt Giới (Sila), Định (Samadhi), và Tuệ (Pañña) trong bất kỳ trật tự đặc
biệt nào[7], hoặc là khiến chúng rời bỏ tâm bởi vì lậu hoặc (kilesas) sân, hận,
ảo tưởng, vân vân và vân vân sẽ trú xứ trong tâm và không ai sắp đặt chúng theo
trật tự. Khi ta tư duy theo những cách sai lầm và tai hại, khiến lậu hoặc khởi
lên trong tâm ta. Ta không nên quyết định hoặc sắp đặt là pháp này sẽ đến
trước, và pháp kia sẽ đến sau, bởi vì tức thì đó là lậu hoặc khi ta suy
nghĩ sai lạc, và bất kỳ là pháp nào, nó sanh khởi và khiến ta gặp rắc rối hoặc
si mê.
Do vậy, khi đoạn trừ lậu hoặc, ta không nhất định phải phát triển Giới
trước, Định thứ hai và Tuệ là thứ ba… có thể được gọi là “Phát triển định qua
giai đoạn đến giai đoạn”… bởi vì hiện tượng này luôn trong quá khứ và tương lai
và ta sẽ không bao giờ có thể đạt đến sự tĩnh lặng và hỷ lạc.
TUỆ SANH ĐỊNH
Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức Phật
Tác Giả: Thiền Sư Maha Boowa Ñanaasampanno
Nguyên Tác Anh Ngữ: Hòa Thượng Acariya Paññavaddho
Chuyển Ngữ: Nhất Như
Sổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức Phật
Tác Giả: Thiền Sư Maha Boowa Ñanaasampanno
Nguyên Tác Anh Ngữ: Hòa Thượng Acariya Paññavaddho
Chuyển Ngữ: Nhất Như