Ngã
mạn nói theo lối thông thường, nghe ra thì cũng khá là thô tháo, ví dụ như,
phách lối, kiêu căng, hiếp đáp, hách dịch, so đo, kể lể , hờn trách mọi
người ....so sánh để thấy mình hơn người, luôn cho mình vượt trội hơn người
khi bằng người, cho mình bằng người khi kém thua người, luôn cho mình là hay là
giỏi. dựa vào những phước báu mình đang có để lấn lướt, đè bẹp người.
Một
khi có tâm ngã mạn trổi dậy sẽ không chịu lắng nghe lời góp ý chân thành của
người khác, không chịu học hỏi thêm nên dễ dàng làm điều sai quấy,do đó tội lỗi
càng tăng thêm.
Vì
lòng ngã mạn cho mình hơn hết nên không có tâm hòa mục, tâm cao ngạo ngông
nghênh làm nhiều điều lệch lạc mê mờ, từ đó phước đức bị tổn giảm , phước lành
càng tổn giảm càng mất, đến một ngày phước kia hết rồi thì họa tìm về, họa đến
phước đi, nên phải chịu khổ đau không có ngày thôi dứt ra khỏi luân hồi sanh
tử.
Tâm
ngã mạn khinh người là con đẻ của sự chấp ngã mà ra.Tâm sở phiền não này cũng
rất khó đoạn trừ vì ai cũng tôn vinh cái ngã của mình.
Nghiệp
dụng của nó là luôn coi trọng mình mà khinh khi người, coi thường người khác,
khi làm được một công việc nào đó thành công thì dương dương tự đắc ra vẻ
.Chính vì vậy mà khiến mọi người không thích gần gũi thân thiện làm sao diệt trừ được tâm cống
cao ngã mạn ?
Ngã mạn là một trong 6
món căn bản phiền não nên tập nhân gốc rễ của nó rất sâu dày, không phải ai
cũng có thể dễ dàng diệt trừ được.
Muốn đoạn trừ nó chúng
ta chỉ có cách là thường
xuyên vun bồi hạnh khiêm tốn để dần hồi chuyển hóa tâm cống cao ngã mạn.Có rất nhiều hình
thức ngã mạn rất vi tế mà chính thân tâm ta không nhận ra nhưng được bạn
bè góp ý nhận xét ta mới tỉnh ngộ....
Cho
nên ta phải hằng tỉnh giác, quán chiếu sâu vào bản chất của nó để thấy rằng tự
tánh của tâm vốn là không , chỉ khi nào đối duyên xúc cảnh trái ý, nghịch lòng
thì nó mới phát khởi tâm ngã mạn.