Saturday, September 19, 2015

Chánh niệm giúp chúng ta đối phó cuộc sống



Một chuyên gia đã cho rằng giải pháp để đối phó với một số thách thức mà cuộc sống mang lại cho chúng ta – bao gồm tất cả sự đau đớn, khổ đau, bệnh tật, sầu khổ và mất mát– là đánh giá đúng sự thực những khía cạnh tích cực của cuộc sống, chứ không phải chỉ tập trung vào mặt tiêu cực.
Quan trọng là biết thừa nhận sự thất bại, tuy nhiên sự lưu tâm và việc đánh giá cần phải được đưa ra một cách công bằng cho những gì đang diễn ra tốt đẹp. Bài học này trong cuộc sống, được bà Karen Hilsberg ở khoa Sức khỏe tâm thần, thuộc tiểu bang Los Angeles, California, Mỹ quốc, đã dựa trên những lời dạy Đức Phật đưa ra.

Câu chuyện đời tư và cảm giác xúc động của bà ấy mô tả thế nào là Chánh niệm–tức là một loại tánh giác đặc biệt mà sự chú ý và sự nhiệt tâm tương ứng trong từng khoảnh khắc của cuộc sống – đã giúp đỡ Bà ấy đối phó với căn bệnh ung thư của chồng Bà, với tác động của căn bệnh và cái chết của Ông ấy đối với cả bản thân Bà và gia đình nhiều con nhỏ của Bà. Việc thường xuyên tu tập Chánh niệm thông qua sự thiền định hằng ngày, qua những cuộc hội họp hàng tuần của Chư Tăng sĩ Phật Giáo, và việc thư giãn sâu hằng ngày đã giúp bà Hilsberg trở nên trung thực và khách quan hơn với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của Bà.

Chánh niệm dạy cho Bà một số bài học và chiến lược đối phó có giá trị trong cuộc sống, giúp bà đặt để mọi sự vật đúng theo chúng là cũng như an trú vững chắc trong hiện tại. Bà đã nghe thấy yêu cầu sự giúp đỡ từ những người khác. Bà không còn thấy cô đơn nữa nhờ vào sự ủng hộ về mặt đạo đức luân lý mà Bà đã nhận được. Tuy nhiên những cảm nghiệm ấy của Bà có vẻ như không được bền chặt, chúng không thể tồn tại lâu dài.

“Sự tu tập Chánh niệm, những lời giáo huấn và Tăng già đã cổ vũ tôi liên tục ứng dụng thưc tại vào những kinh nghiệm sống của chính mình để tìm sự bình an trong phút giây hiện tại. Bản thân tôi cũng đã học được rằng sự an lạc không đến từ những điều kiện bên ngoài, mà sự thanh thản đích thực chỉ có thể đến từ bên trong tôi. Và cuộc sống cứ thế tiếp diễn – chúng ta được sống và được thở - và đây là một phép mầu” Hislberg đã kết luận.

(The times of India)
Tịnh Như (dịch)