Ðức Chánh Biến Tri có giảng thuyết
về danh hiệu và cái pháp của Sa-môn rằng "Samanà samanàti vo bhikkhave
jano jano sanjànàti": này các Tỳ-khưu, đại chúng hằng rõ danh hiệu của
các ngươi rằng là Sa-môn. Về phần các ngươi cũng vậy, khi có ai hỏi rằng, ông
là chi? Các ngươi cũng nhận rằng: Chúng tôi là Sa-môn".
Như vậy: Nếu các ngươi có danh hiệu
như thế và nhận mình đúng như vậy rồi biết rằng:
Ye dhammà samanakarànà brahmana
karanà: Các pháp nào làm cho thành Sa-môn
và bà la môn, chúng ta sẽ thọ trì những pháp đó.
Hành động như thế, mới vừa sự nhận
thức chơn chánh của chúng ta, theo lời họ đã gọi thật.
Lại nữa, chúng ta đã thọ dụng y,
bát, thực phẫm, chỗ ngụ, thuốc mên của những thí chủ nào thì cái nghiệp lành
của họ sẽ sanh phước lớn, có nhiều quả báo chẳng sai vậy, vì họ nương nhờ nơi
chúng ta.
Hơn nữa, sự xuất gia của chúng ta,
chẳng phải là vô hiệu quả dầu pháp để tu hành được nhiều phước báu thật.
Này các Tỳ-khưu! Các ngươi cần biết
mình như vậy, chẳng nên quên.
Ngài bèn giảng tiếp 2 pháp trọng yếu
nhất là: hổ thẹn (hiri) và ghê sợ (ottappa) tội lỗi.
Rồi giải rằng:
Parisuddhi kàyasamàcàra, parisuddhi
vacìsamàcàra, parisuddhi manosamàcàra, parisuddha àjìva, indriyasamvara
bhojanamattannù jàgariyànuyoga, satisampajanna: Sự nương ngụ trong nơi thanh vắng, cách trau dồi cái tâm
cho xa khỏi pháp cái (nìvaranadhamma) rồi tập trung tinh thần cho trí tuệ thấy
rõ "Tứ Diệu đế". Tất cả pháp đó là pháp pháp của Sa-môn.
1) Hổ thẹn (hiri) về sự xấu hổ đối
với các pháp ác.
2) Ghê sợ (ottappa) là nói về sự ghê
sợ các tội lỗi.
Cả hai pháp trên đây là quan trọng
đặc biệt của Sa-môn, bằng không cũng chẳng gọi là Sa-môn được. Có 2 pháp đó
rồi, các đức tánh khác mới có thể phát sanh lên được.
3) Thân trong sạch đầy đủ
(parisuddhi kaỳisamàcàra), chỉ về 3 nghiệp lành của thân.
4) Khẩu trong sạch đầy đủ
(parisuddhi vacì samàcàra), chỉ về 4 nghiệp lành của miệng.
5) Tâm trong sạch đầy đủ
(parisuddhimano samàcàra), chỉ về 3 nghiệp lành của ý.
6) Sự nuôi mạng trong sạch
(parisuddha àjìva) tức là sự nuôi sống cho thanh cao (xem trong Chánh mạng
Thanh tịnh giới).
7) Lục căn thu thúc
(indriyasamàcàra) (xem trong Lục căn Thanh tịnh giới).
8) Biết tiết chế trong thực phẩm
(bhojanama tannù) chỉ biết về tiết độ trong sự thọ thực (xem trong phép Quán
tưởng thọ vật dụng Thanh tịnh giới).
9) Tỉnh thức thường thường
(jàgariyànuyoga) là dạy phải thức nhiều ngủ ít.
10) Trí nhớ biết mình
(satisampajanna).
11) Sự nương ngụ trong nơi thanh
vắng. Nghĩa là sự trú ẩn trong rừng hoặc dưới bóng cây hay là nơi tịnh thất
vắng vẻ.
12) Sự trau dồi cái tâm cho xa khỏi
pháp triền cái, rồi chú tâm tham thiền.
13) Làm cho trí tuệ thấy rõ pháp
"Tứ điệu đế": là làm cho phát sanh sự thấy biết rõ rệt cái khổ, nhân
sanh khổ, sự diệt khổ, đạo diệt khổ (xem trong Tứ diệu đế).
Tất cả các pháp đó là pháp của
Sa-môn cần phải có, bằng không, ắt sẽ sa vào trong 4 ác đạo chẳng sai.
Ðức Thế Tôn giảng thuyết về hàng
Sa-môn và cái pháp của hàng Sa-môn như thế.
LUẬT XUẤT-GIA TÓM TẮT (PABBAJITA VINAYA SANKHEPA)
TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG (VANSARAKKHITA BHIKKHU)
PL. 2510 - TL. 1966