PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Nghi Thức Tụng Niệm
Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Nhất tâm Đảnh lễ Đức
Thế tôn,
bậc A La Hán Chánh đẳng
chánh giác,
Ngài là Thiên nhân từ
phụ bi trí vẹn toàn.
Nhất tâm Lễ bái Giáo
pháp,
do đức Thế tôn khéo
thuyết giảng,
đạo chuyển mê khai
ngộ,
thiết thực hiện tiền
vượt thời gian.
Nhất tâm Kính lễ Chư
thánh hiền tăng,
đệ tử của đức Thế
tôn,
các ngài là bậc hoằng
truyền chánh pháp,
xứng đáng cho chúng
sanh lễ bái cúng dường.
NAM MÔ THẾ TÔN ỨNG CÚNG CHÁNH BIẾN TRI (3 lần)
LỄ DÂNG NHANG ĐÈN
Con xin dâng các lễ
vật nầy
Nhất là nhang đèn để
cúng
Phật - Pháp – Tăng -
Tam bảo,
ngưỡng cầu cho các bậc
ân nhân
nhất là cha mẹ con
và con,
đều được sự tấn hóa,
sự lợi ích, sự bình
an lâu dài.
LỄ TAM BẢO TÓM TẮT
Con đem hết lòng
thành kính
làm lễ Ðức Phá gá va
đó.
Ngài là bậc Á rá hăn
cao thượng
được chứng quả Chánh
Biến Tri,
do Ngài tự ngộ không
thầy chỉ dạy.
Ân Đức Phật
Hồng danh Phật nhiệm
mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri, Minh
Hạnh đủ đầy
Ơn đức Thiện Thệ cao
dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ
bày chân tâm
Vô Thượng Sĩ đoạn mầm
ách phược
Bậc trọn lành Điều
Ngự Trượng Phu
Trời, người quy phục
Đạo Sư, Phật,
Thế Tôn hiển Chân
Như độ đời.
Ân Đức Pháp Bảo
Pháp Vi Diệu Cha
Lành khéo dạy
Lìa danh ngôn hý luận,
nghĩ bàn
Vượt thời gian, vượt
không gian
Thiết thực hiện tại
hoát nhiên tỏ tường.
Pháp hướng thượng đến
rồi thấy rõ
Lìa si mê xả bỏ vọng
trần
Trí nhân ngộ tánh
chân nhân
Tự mình chứng nghiệm
Pháp thân diệu thường.
Ân Đức Tăng Bảo
Bậc Diệu Hạnh, Thanh
văn đệ tử
Bậc Chánh Chân, Pháp
lữ Tăng già
Bậc Mô Phạm cõi ta
bà
Thân tâm trực hạnh,
lìa xa luân hồi.
Thành đạo quả: Bốn
đôi, tám chúng
Đệ tử Phật, Ứng Cúng
tôn nghiêm
Cung nghinh, kính lễ
một niềm
Thánh đức cao cả,
phước điền dày sâu.
KỆ ÐỘNG TÂM
Pháp nào có tên gọi
là Vô Thường,
là Pháp có trạng
thái thay đổi không thường,
Pháp ấy chẳng phải
chỉ để riêng
cho những người
trong một xứ,
chẳng phải chỉ để
riêng
cho những người
trong một xóm,
chẳng phải chỉ để
riêng
cho những người
trong một gia tộc đâu,
Pháp ấy để chung cho
nhân loại,
súc sanh, luôn đến
Chư Thiên
Ma Vương cùng Phạm
Thiên cả thảy.
Pháp nào có tên gọi
là Khổ Não,
là Pháp có trạng
thái đau đớn buồn rầu,
Pháp ấy chẳng phải
chỉ để riêng cho
những người trong một
xứ,
chẳng phải chỉ để
riêng cho
những người trong một
xóm,
chẳng phải chỉ để
riêng cho
những người trong một
gia tộc đâu,
Pháp ấy để chung cho
nhân loại,
súc sanh, luôn đến
chư Thiên,
Ma Vương cùng Phạm
Thiên cả thảy.
Pháp nào có tên gọi
là Vô Ngã,
là Pháp có trạng
thái
không phải là của
ta,
pháp ấy chẳng phải
chỉ để riêng
cho những người
trong một xứ,
chẳng phải chỉ để
riêng
cho những người
trong một xóm,
chẳng phải chỉ để
riêng cho
những người trong một
gia tộc đâu,
Pháp ấy để chung cho
nhân loại,
Súc sanh, luôn đến
chư Thiên,
Ma Vương cùng Phạm
Thiên cả thảy.
Thân này chẳng tồn tại
bao lâu đâu,
khi tâm thức lìa bỏ
rồi,
thì nằm trên mặt đất,
như đống tro tàn
tìm sự lợi ích chẳng
có.
Tuổi thọ, chất lửa,
hoặc tâm thức,
khi lìa bỏ thân này
trong giờ nào rồi,
thân này không nên
hoàn để trong nhà,
người đời họ đem liệng
bỏ,
nằm trên mặt đất trong
giờ ấy
như đống tro tàn
tìm sự lợi ích chẳng
có.
Tất cả chúng sanh
chỉ sẵn dành để chịu
chết đều nhau cả,
vì sanh mạng của tất
cả chúng sanh,
chỉ có sự chết là
nơi cuối cùng.
Tất cả chúng sanh
đều phải chịu quả
phước cùng quả tội,
vừa theo cái nghiệp
của mình đã tạo,
rồi đi thọ sanh
trong kiếp sau,
chúng sanh nào làm
việc dữ,
phải chịu khổ trong
cảnh địa ngục.
Chúng sanh nào làm
việc lành,
được thọ vui trong
cõi thiên đàng.
Cho nên, người đời cần
phải hối hả,
Làm việc phước đức
mà các bậc trí tuệ hằng
tha thiết
cho đặng làm của để
dành,
dính theo trong đời
vị lai,
vì các việc phước đức,
là nơi nương nhờ
của tất cả chúng
sanh trong ngày vị lai.
Các Pháp Hữu vi thật
không bền vững,
nó có tánh sanh diệt
là thường,
vì nhân sanh rồi diệt,
diệt rồi sanh,
(nên thường hay có sự
khổ não),
chỉ có Niết Bàn là
Pháp tịch diệt,
dứt cả Pháp Hữu Vi ấy
được,
mới có sự an vui tuyệt
đối.
QUÁN TƯỞNG
Thế Tôn diện mạo rất
mầu
Đáng cho muôn loại
cúi đầu Quy y
Thế Tôn đức hạnh từ
bi
Đáng cho muôn loại
kính vì mến yêu
Thế Tôn trí tuệ cao
siêu
Đáng cho muôn loại
nương theo tu hành
Thế Tôn đức hạnh trọn
lành
Đáng cho muôn loại
dâng cành hương hoa
Thế Tôn từ phụ chúng
ta
Nghiêng mình lễ bái
hương hoa cúng dường.
Thế Tôn lời dạy tỏ
tường
Năm điều quán tưởng
phải thường xét ra
Ta đây phải có sự
già
Thế nào tránh thoát
lúc qua canh tàn
Ta đây bịnh tật phải
mang
Thế nào tránh thoát
đặng an mạnh lành
Ta đây sự chết sẵn
dành
Thế nào tránh thoát
tử sanh đến kỳ
Ta đây phải chịu
phân ly
Nhân vật quý mến ta
đi biệt mà
Ta đi với nghiệp của
ta
Dầu cho tốt xấu tạo
ra tự mình
Theo ta như bóng
theo hình
Ta thọ quả báo phân
minh kết thành.
Nhìn ta bọt nước
cành sương
Lầu sò, chợ bể vô
thường biến thôi. (Lầu sò,:để chỉ thị cảnh huyễn hóa không thật.)
Mắt kia nhìn thấu lẽ
đời
Tử thần khỏi sợ, sống
vui nếp hiền.
Một khi thần chết hiện
về,
Nào ai có thể chở
che cho mình.
Vợ, con, quyến thuộc
chí tình,
Ngậm ngùi chỉ biết đứng
nhìn buồn thôi.
Già nua ngẫm cái
hình hài
Rừng đau thương có
lâu dài được đâu.
Hợp tan đã thấy liền
nhau
Khi vui phải có lúc
sầu đó ai
Nhìn ta thân thể mỹ
miều
Đống xương chồng chất
bao nhiêu khổ sầu.
Bận tâm trang điểm,
dồi trau,
Thật không bền vững
bấy lâu tưởng lầm
Cho dù bay vút lưng
trời
Cho dù đáy biển trốn
thời được đâu.
Cho dù núi thẳm hang
sâu,
Tử thần đã đến bôn
đào thoát sao.
Đời người như lá
héo,
Diêm xứ chực chờ
ngươi.
Đang đứng trước cửa
chết,
Đường trường thiếu
tư lương.
Đời người nay sắp
tàn,
Tiến gần đến cõi chết
Dọc đường không quán
trọ
Dặm trường thiếu tư
lương.
Người đời hay sát
sanh,
Nói láo, không chân
thật,
Lấy của người không
cho,
Qua lại với vợ người,
Uống rượu men rượu nấu.
Đam mê những thứ ấy,
Là tự chôn đời mình,
Là bứng đào gốc thiện.
Con tôi, tài sản
tôi,
Nghĩ quấy người ngu
khổ,
Thân ta còn không
có,
Con đâu tài sản đâu?
Trước kia lỡ dể duôi
Sau này không phóng
dật
Rực sáng giữa cõi đời
Thoát mây trăng vằng
vặc.
Khéo dụng các hạnh
lành
Xóa tan các nghiệp
ác
Rực sáng giữa cõi trần,
Thoát mây trăng chiếu
mát.
Bát chánh: đường thù
thắng,
Tứ đế, lý thù thắng,
Ly tham, pháp thù thắng,
Pháp nhãn, người thù
thắng.
Hãy nói thật, không
giận,
Hãy bố thí chút ít,
Nhờ ba việc lành
này,
Người đến gần Thiên
giới.
Hiền nhân không hại
ai,
Thân thường được chế
ngự,
Đạt được cảnh bất tử,
Đến đây không ưu sầu.
Khát ái sinh sầu ưu,
Khát ái sinh sợ hãi,
Giải thoát được khát
ái,
Không sầu, đâu sợ
hãi.
Khách lâu ngày ly
hương,
An ổn từ xa về,
Bà con cùng thân hữu,
Hân hoan đón chào mừng.
Cũng vậy các phước
lành,
Đón rước người làm
phước,
Sau khi bỏ đời này,
Như rước người thân
vậy.
Chớ sống gần người
yêu,
Cũng đừng gần người
ghét,
Yêu phải xa là khổ,
Ghét phải gặp cũng
đau.
Lửa nào bằng lửa
tham
Tội nào bằng tội sân
Khổ nào bằng khổ uẩn
Lạc nào bằng tịnh lạc
Hiền nhân bỏ tất cả
Tịnh giả không bàn dục
Dù cảm thọ lạc, khổ
Bậc trí không vui buồn
Nếu thấy bậc hiền
trí,
Chỉ lỗi và khiển
trách,
Như chỉ chỗ chôn
vàng.
Hãy thân cận người
trí,
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt chớ không xấu.
Những người hay
khuyên dạy,
Ngăn người khác làm
ác,
Được người hiền kính
yêu,
Bị người ác không thích.
Ai sống một trăm
năm,
Không thấy pháp sanh
diệt,
Tốt hơn sống một
ngày,
Thấy được pháp sanh
diệt.
Ai sống một trăm
năm,
Không thấy đạo bất tử,
Tốt hơn sống một
ngày,
Thấy được đạo bất tử.
KỆ KHUYẾN TU
Việc trần thế,
khuyên ai phải ngẫm
Danh mà chi, lợi lắm
mà chi
Bả công danh, bọt nước
ra gì
Mùi phú quý, vầng
mây tan hợp
Sang cho mấy cũng rồi
một kiếp
Giàu đến đâu chỉ hưởng
một đời
Lẽ tử sanh đeo đuổi
kiếp người
Thân tứ đại lấy đâu
làm chắc
Kìa! Sanh tử thấy liền
trước mắt
Chốn mộ phần lắm kẻ
thanh xuân
Tấm thân này vốn chỉ
giả thân
Nay còn đó, mai chưa
chắc được
Phần nỗi bệnh, nỗi
già thúc phược
Sống trên đời, sống
được bao lâu?
Mới tóc xanh kế đã bạc
đầu.
Rồi lại đến gò hoang
một nấm
Ôi! Hơi thở - khí
nhân duyên mượn tạm
Một sớm vô thường trả
lại thôi
Muôn việc đều nương
mấy tấc hơi
Hơi vừa dứt, việc đời
cũng dứt
Nào sự nghiệp, nhân
thân, tài vật
Nhắm mắt rồi lại nắm
tay không
Sanh giả, không, hề!
Tử giả, không
Đất, nước, lửa có
đâu tồn tại!
Rồi tử sanh, luân hồi
mãi mãi
Nổi trôi theo bể khổ
trầm luân.
Ngẫm ngán thay định
luật Vô Thường
Khuyên nhân thế tầm
đường giải thoát
Nếu chí nguyện thanh
cao mong đạt
Cần nương theo giáo
Pháp Phật Đà (Buddha)
Dốc một lòng tự
giác, giác tha
Hành Bát Chánh hướng
về Đạo Quả
Kíp thức tỉnh, mê đồ
buông xả
Thôi đắm say huyễn
hóa hồng trần
Ly não phiền, Phật cảnh
cao đăng
Thành Chánh quả vô
sanh bất diệt.
KỆ TỈNH THỨC
Lẽ tử sanh xưa nay
thường sự
Khổ biệt ly muôn thuở
đương nhiên
Khách hồng trần trăm
nỗi đảo điên
Bậc thiện trí vượt
ngoài hệ lụy
Cuộc trầm luân khởi
từ vô thủy
Nước mắt nhiều hơn bốn
đại dương
Ðã bao đời dâu bể
tang thương
Xương trắng trải phủ
đầy đại địa
Dù một kiếp trọn vui
không dễ
Những phù du hưng phế
đổi thay
Tuổi thanh xuân ngẫm
có bao ngày
Già đau chết hỏi ai
tránh khỏi
Kìa bao cuộc thăng
trầm danh lợi
Những nhục vinh kết
nối liền nhau
Khi qua rồi còn lại
niềm đau
Gió đời thổi phàm
tâm xao động
Kìa yêu thương buồn
vui huyễn mộng
Tình thân nhân bằng
hữu phu thê
Thương phải xa ghét
phải gần kề
Ai trọn kiếp không
điều ngang trái
Kìa sự nghiệp bạc
vàng của cải
Ðổ mồ hôi nước mắt dựng
xây
Vật ở đời tay lại
qua tay
Buông tất cả khi tàn
hơi thở
Kìa kiến chấp hữu vô
ngã sở
Bao tị hiềm cùng
chuyện can qua
Lắm đổi dời trong mỗi
sát na
Hạnh phúc đó não phiền
cũng đó
Người trí hiểu căn
nguyên thống khổ
Tìm hướng đi thoát
ngõ quẩn quanh
Ngược dòng mê chánh
đạo thực hành
Chứng thánh quả đoạn
mầm sanh tử
Nương Phật Ðà chí
tôn chí thánh
Nương giáo Pháp chuyển
mê khai ngộ
Nương Tăng già vô
thượng phước điền
Nguyện oai đức Tam Bảo
gia hộ.
KINH HỒI HƯỚNG VONG LINH
Bố cáo
Vua Bim-Bí-Sá-Rá
Nằm mộng thấy thân
nhân
Bị quả khổ đói lạnh
Ðến bạch hỏi Thế Tôn
Ðức Ðiều Ngự bi mẫn
Chỉ dạy cách tạo phước
Hồi hướng các vong
linh
Thoát ly mọi khổ
ách.
CHÁNH KINH HỒI HƯỚNG
Các hương linh quá
vãng
Thường đến nhà thân
nhân
Ðứng ngoài vách tựa
cửa
Ngã đường hay cổng
thành
Trông chờ hưởng phước
thí
Nhưng vì kém phước
duyên
Hương linh bị quên
lãng
Thân nhân tạo phước
lành
Do công đức bố thí
Nên phát nguyện bằng
lời:
Nguyện thân nhân quá
vãng
Thượng hưởng công đức
nầy
Ðược thọ sanh lạc cảnh
Những thân nhân quá
vãng
Vân tập các đạo
tràng
Nhận được phước hồi
hướng
Thường thốt lời cảm
kích
Mong ân nhân của
mình
Ðược trường thọ phúc
lạc
Người đã tạo công đức
Chắc chắn được quả
lành
Trong cõi khổ ngạ quỷ
Không có các sinh kế
Trồng trọt hoặc chăn
nuôi
Bán buôn hay trao đổi
Chúng sanh cảnh giới
nầy
Hằng mong đợi phước
báu
Do thân nhân hồi hướng
Như nước trên gò cao
Chảy xuống vùng đất
thấp
Phước lành đã hồi hướng
Có diệu năng cứu khổ
Như trăm sông tuôn
chảy
Cùng hướng về đại
dương
Nguyện công đức đã tạo
Thấu đến chư hương
linh
Khi người nhớ ân trước
Do tình nghĩa thân bằng
Do tương duyên quyến
thuộc
Hãy cúng dường trai
tăng
Hồi hướng phước đã tạo
Sự khổ sầu thương cảm
Trước tử biệt sanh
ly
Không có lợi ích gì
Cho thân nhân quá
vãng
Cách trai tăng hợp đạo
Gọi Ðắc-khí-na-đa-ná
(Dakkhiṇādāna)
Cúng dường vô phân
biệt
Ðến đại chúng Tăng
già
Bậc Phạm hạnh giới đức
Bậc Vô thượng phước
điền
Ðược vô lượng công đức
Là thắng duyên tế độ
Hương linh trong cảnh
khổ.
Do thiện sự đã làm
Do hồi hướng đã nguyện
Do Tăng lực đã cầu
Xin tựu thành phúc
quả.
THẬP NHỊ DUYÊN KHỞI
Vô minh bất giác là
duyên
Sinh hành tạo tác chẳng
yên chút nào
Thức tâm dao động
lao xao
Kiếm tìm danh sắc
thai bào thọ sanh
Tháng ngày giọt máu
lớn nhanh
Sáu căn đầy đủ tượng
thành ấu nhi
Nghiệp tâm nuôi lớn
từng kỳ
Chào đời mở mắt biết
đi đứng rồi
Sáu trần đối tượng mớm
mồi
Xúc sanh cảm thọ, biết
mùi biết hương
Vui buồn, khổ lạc,
ghét thương
Thế là sân dục tìm
đường nổi lên
Ái hà, dòng nước triền
miên
Lạc thì cố thủ, khổ
liền cố xua
Đầy lòng, trăm chuyện
chán, ưa
Ngàn muôn xấu, tốt
chẳng vừa góp thâu
Hạt mầm ba cõi ẩn
sâu
Tạo thành nghiệp hữu
dẫn đầu tái sanh
Có sanh, già lão sẵn
dành
Rồi tìm sự chết, mối
manh có rồi
Là sầu, bi, não
không thôi
Là ưu, hận, khổ luân
hồi trường miên
Nếu vô minh biết đoạn
triền
Chánh niệm, tỉnh
giác thường xuyên giữ gìn
Đâu còn tạo tác, bíu
vin
Hành diệt, thức diệt,
tuệ nhìn sáng trong
Danh sắc tìm kiếm
tiêu vong
Căn trần xúc đối giữa
lòng nhẹ sao
Lắng nghe cảm thọ thế
nào
Buồn vui, thương
ghét chẳng sao động mình
Tham sân thấy rõ sự
tình
Ái hà, dòng chảy
phiêu linh cạn rồi
Đâu còn thủ giữ giống
nòi
Đâu còn gieo hữu sáu
nơi, ba đường
Không sanh, già lão
chẳng vương
Đâu còn sự chết tìm
đường ghé thăm
Khổ sầu từ đó biệt
tăm
Bao nhiêu ưu não tí
tăn chẳng còn
Thế là khổ uẩn tiêu
mòn
Toàn bộ duyên khởi,
khoen tròn lìa tan
Đâu còn sanh tử buộc
ràng
Giác ngộ, giải thoát
thênh thang cõi bờ.
KINH VẠN PHÁP TỔNG TRÌ
Bố cáo
Xưa Phật dạy Thắng
Pháp
Về bản thể chân đế
Nhờ nghe Vi Diệu Tạng
Phật Mẫu chứng thánh
quả
Nay đệ tử chúng con
Trì tụng Mātikā (ba Tạng
Giáo Lý của Phật Giáo.)
Nguyện uy đức vô
cùng
Ðộ chúng sanh thoát
khổ
CHÁNH KINH VẠN PHÁP
Bản thể pháp gồm bốn
Tâm, tánh, sắc, niết
bàn
Phân biệt theo chức
năng
Ðồng dị tùy thể loại.
Có thiện, có bất thiện
Có không thiện không
ác
Người trí thông lẽ đạo
Không rơi vào biên
kiến.
Có pháp tương ưng khổ
Có pháp tương ưng lạc
Có phi khổ phi lạc
Ở đời có cả ba.
Có pháp vốn là nhân
Có pháp vốn là quả
Có pháp không nhân
quả
Vượt quan kiến thường
tình.
Do chấp thủ mà sanh
Lại sanh ra chấp thủ
Không thủ sanh sanh
thủ
Không thủ không sanh
thủ.
Có pháp là phiền não
Lại sanh ra não phiền
Phi phiền sanh phiền
não
Có tâm cảnh vô phiền.
Pháp có tầm có tứ
Pháp có tứ không tầm
Có pháp không tầm tứ
Cùng hiện hữu ở đời.
Pháp đi chung với hỷ
Pháp đi chung với lạc
Pháp đi chung với xả
Hành giả cần quán
sát.
Pháp nhờ thấy mà diệt
Pháp nhờ tu mà diệt
Có pháp ngoài cả hai
Bậc chân nhân biết
rõ.
Có gốc rễ kiết sử
Ðoạn diệt bởi sơ đạo
(TầngThánh quả thứ nhất)
Hay bởi ba đạo cao (Ba TầngThánh
quả bậc cao)
Không kiết sử không
đoạn.
Có pháp nhân sanh tử
Có pháp nhân giải
thoát
Có pháp không luân hồi
Cũng không hướng niết-bàn.
Có pháp thuộc hữu học
Có pháp thuộc vô học
Có pháp phi hữu học
Cũng không thuộc vô
học.
Có pháp vốn cục bộ
Có pháp thuộc đáo đại
Có pháp không hạn cuộc
Do giới vức mà phân.
Pháp biết cảnh tầm
thường
Pháp biết cảnh rộng
lớn
Pháp biết cảnh vô lượng
Tâm, cảnh vốn tương
ưng.
Có pháp vốn hạ liệt
Có pháp thuộc trung
bình
Có pháp tánh thù thắng
Chức năng có sai biệt.
Pháp cố định thuộc
tà
Pháp cố định thuộc
chánh
Cũng có pháp bất định
Ðược trí giả nói đến.
Pháp lấy đạo làm cảnh
Pháp lấy đạo làm
nhân
Pháp lấy đạo làm trưởng
Ba phạm trù đối tác.
Có pháp vốn đã sanh
Có pháp chưa sanh khởi
Có pháp sắp sanh khởi
Tác động hẳn không đồng.
Có pháp thuộc quá khứ
Có pháp thuộc vị lai
Có pháp thuộc hiện tại
Tam thế đồng thể
tánh.
Có pháp biết quá khứ
Có pháp biết vị lai
Có pháp biết hiện tại
Cả ba được ghi nhận.
Có pháp thuộc nội giới
Có pháp thuộc ngoại
giới
Có pháp gồm cả hai
Chủ thể lẫn khách thể.
Có pháp biết nội giới
Có pháp biết ngoại
giới
Có pháp biết cả hai
Bên trong lẫn bên
ngoài.
Pháp thấy và tiếp
xúc
Pháp tiếp xúc không
thấy
Pháp không thấy
không xúc
Cùng là cảnh nhưng
khác.
Do thể tài mà nói
Do chức năng mà phân
Do góc cạnh mà nhìn
Nên sanh ra đồng dị.
VÔ NGÃ TƯỚNG KINH
Tôn giả Ānanda có
nghe như vầy:
Một thuở nọ, đức Phật
ngụ trong rừng Hươu
gần thành Ba-la-nại (Bārāṇasī).
Đức Phật gọi năm Tỳ
khưu trong nơi ấy
mà giảng rằng:
Nầy các Tỳ khưu!
Sắc thân là vô ngã,
chẳng phải là của
ta.
Nầy các Tỳ khưu!
Nếu sắc thân nầy thiệt
là của ta,
thì nó không phải chịu
sự đau ốm.
Lại nữa, người đời
có thể nói:
Xin cho sắc thân của
ta như thế nầy,
xin đừng cho sắc
thân của ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Sắc thân thiệt là vô
ngã,
nên nó hằng chịu sự
đau ốm.
Lại nữa, người đời
không có thể nói:
Xin cho sắc thân của
ta như thế nầy,
xin đừng cho sắc
thân của ta như thế kia.
Thọ chẳng phải là của
ta.
Nầy các Tỳ khưu!
Nếu Thọ thiệt là của
ta.
Thọ ấy cũng không phải
chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
có thể nói:
Xin cho Thọ của ta
như thế nầy,
xin đừng cho thọ của
ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Thọ thiệt là vô ngã,
nên nó hằng chịu sự
đau khổ.
Lại nữa, người đời
không có thể nói:
Xin cho thọ của ta
như thế nầy,
xin đừng cho thọ của
ta như thế kia.
Tưởng chẳng phải là
của ta.
Nầy các Tỳ khưu!
Nếu Tưởng thiệt là của
ta,
Tưởng ấy cũng không
phải chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
có thể nói:
Xin cho Tưởng của ta
như thế nầy,
xin đừng cho tưởng của
ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Tưởng thiệt chẳng phải
là của ta,
nên nó hằng phải chịu
sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
không có thể nói:
Xin cho tưởng của ta
như thế nầy,
xin đừng cho tưởng của
ta như thế kia.
Hành chẳng phải là của
ta:
Nầy các Tỳ khưu!
Nếu Hành thiệt là của
ta,
hành ấy cũng chẳng
phải chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
có thể nói:
Xin cho Hành của ta
như thế nầy,
Xin đừng cho hành của
ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Hành thiệt chẳng phải
là của ta,
nên nó hằng phải chịu
sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
không có thể nói:
Xin cho Hành của ta
như thế nầy,
xin đừng cho hành của
ta như thế kia.
Thức chẳng phải là của
ta.
Nầy các Tỳ khưu!
Nếu thức thiệt là của
ta.
Thức ấy cũng chẳng
phải chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời
có thể nói:
Xin cho Thức của ta
như thế nầy,
Xin đừng cho thức của
ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Thức thiệt chẳng phải
là của ta,
nên nó hằng chịu sự
đau khổ.
Lại nữa, người đời
không có thể nói:
Xin cho thức của ta
như thế nầy,
xin đừng cho thức của
ta như thế kia.
Nầy các Tỳ khưu!
Các ngươi cho Sắc
thân
là thường hay vô thường?.
Bạch Đức Thế Tôn,
sắc thân là vô thường.
Vật chi là vô thường
vật ấy khổ hay vui?.
Bạch đức Thế Tôn,
vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là
khổ,
có sự biến đổi theo
lẽ thường
thì nên cho vật đó
là của ta,
đó là ta, đó là thân
ta chăng?.
Bạch đức Thế Tôn, chẳng
nên.
Nầy các Tỳ khưu!
Các ngươi cho Thọ
là thường hay vô thường?.
Bạch Đức Thế Tôn,
thọ là vô thường.
Vật chi vô thường
vật ấy khổ hay vui?.
Bạch đức Thế Tôn,
vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là
khổ,
có sự biến đổi theo
lẽ thường,
thì nên cho vật đó
là của ta,
đó là ta, đó là thân
ta chăng?.
Bạch đức Thế Tôn, chẳng
nên.
Nầy các Tỳ khưu!
Các ngươi cho Tưởng
là thường hay vô thường?.
Bạch Đức Thế Tôn,
tưởng là vô thường.
Vật chi vô thường
vật ấy khổ hay vui?.
Bạch đức Thế Tôn,
vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là
khổ,
có sự biến đổi theo
lẽ thường,
thì nên cho vật đó
là của ta,
đó là ta, đó là thân
ta chăng?.
Bạch đức Thế Tôn, chẳng
nên.
Nầy các Tỳ khưu!
Các ngươi cho Hành
là thường hay vô thường?.
Bạch Đức Thế Tôn,
hành là vô thường.
Vật chi vô thường
vật ấy khổ hay vui?.
Bạch đức Thế Tôn,
vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là
khổ,
có sự biến đổi theo
lẽ thường,
thì nên cho vật đó
là của ta,
đó là ta, đó là thân
ta chăng?.
Bạch đức Thế Tôn, chẳng
nên.
Nầy các Tỳ khưu!
Các ngươi cho Thức
là thường hay vô thường?
Bạch Đức Thế Tôn,
thức là vô thường.
Vật chi vô thường
vật ấy khổ hay vui?.
Bạch đức Thế Tôn,
vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là
khổ,
có sự biến đổi theo
lẽ thường,
thì nên cho vật đó
là của ta,
đó là ta, đó là thân
ta chăng?.
Bạch đức Thế Tôn, chẳng
nên.
Nầy các Tỳ khưu!
Cho nên,
Sắc nào dầu trong đời
quá khứ,
vị lai, hiện tại,
bên trong,
bên ngoài, thô thiển,
vi tế,
hèn hạ hoặc quí cao.
Sắc nào xa hoặc gần,
các sắc ấy đều chỉ
là sắc thôi.
Các ngươi nên xem sắc
ấy
bằng Trí tuệ trong sạch
theo chân lý như vầy:
Đó chẳng phải là của
ta,
đó chẳng phải là ta,
đó chẳng phải là
thân ta.
Thọ nào trong đời
quá khứ,
vị lai, hiện tại,
bên trong,
bên ngoài, thô thiển,
vi tế,
hèn hạ hoặc quí cao.
Thọ nào xa hoặc gần,
các thọ ấy đều chỉ
là thọ thôi.
Các ngươi nên xem thọ
ấy
bằng Trí tuệ trong sạch
theo chân lý như vầy:
Đó chẳng phải là của
ta,
đó chẳng phải là ta,
đó chẳng phải là
thân ta.
Tưởng nào trong đời
quá khứ,
vị lai, hiện tại,
bên trong,
bên ngoài, thô thiển,
vi tế,
hèn hạ hoặc quí cao.
Tưởng nào xa hoặc gần,
các tưởng ấy đều chỉ
là tưởng thôi.
Các ngươi nên xem tưởng
ấy
bằng Trí tuệ trong sạch
theo chân lý như vầy:
Đó chẳng phải là của
ta,
đó chẳng phải là ta,
đó chẳng phải là
thân ta.
Hành nào trong đời
quá khứ,
vị lai, hiện tại,
bên trong,
bên ngoài, thô thiển,
vi tế,
hèn hạ hoặc quí cao.
Hành nào xa hoặc gần,
các hành ấy đều chỉ
là hành thôi.
Các ngươi nên xem
hành ấy
bằng Trí tuệ trong sạch
theo chân lý như vầy:
Đó chẳng phải là của
ta,
đó chẳng phải là ta,
đó chẳng phải là
thân ta.
Thức nào trong đời
quá khứ,
vị lai, hiện tại,
bên trong,
bên ngoài, thô thiển,
vi tế,
hèn hạ hoặc quý cao.
Thức nào xa hoặc gần,
các thức ấy đều chỉ
là thức thôi.
Các ngươi nên xem thức
ấy
bằng Trí tuệ trong sạch
theo chân lý như vầy:
Đó chẳng phải là của
ta,
đó chẳng phải là ta,
đó chẳng phải là
thân ta.
Nầy các Tỳ khưu!
Các bậc Thinh Văn
được nghe và thấy
như thế rồi,
các ngài chán nản
trong sắc,
chán nản trong thọ,
chán nản trong tưởng,
chán nản trong hành,
và chán nản trong thức.
Khi đã chán nản như
thế,
thì được lánh xa
tình dục
tâm được giải thoát.
Khi tâm được giải
thoát,
trí tuệ của bậc
Thinh Văn
phát sanh rõ rệt,
mà biết rằng tâm của
ta
đã giải thoát rồi.
Các bậc Thinh Văn
cũng biết rõ rằng:
Sự sanh của ta đã chấm
dứt,
Pháp cao thượng ta
đã đắc rồi,
phận sự nên hành,
ta cũng đã hành rồi,
Đức Phật đã giảng giải
dứt kinh nầy.
Năm Tỳ khưu nghe được
khẩu truyền
của đức Thế Tôn lấy
làm hoan hỷ.
Khi Đức Phật đang giảng
kinh nầy,
thì tâm của năm Tỳ
khưu
được giải thoát các
vi tế phiền não,
không còn chấp thủ nữa.
KINH HỒI HƯỚNG CHƯ THIÊN
Chư Thiên ngự trên
hư không,
Địa cầu thượng ngự
rõ thông mọi điều.
Long vương thần lực
có nhiều,
Đồng xin hoan hỷ phước
đều chúng tôi.
Hộ trì Phật giáo
tăng bồi,
Các bậc Thầy tổ an
vui lâu dài.
Quyến thuộc tránh khỏi
nạn tai,
Chúng sanh được hưởng
phước dài bền lâu.
Chúng tôi vui thú đạo
mầu,
Tu hành tinh tấn ngõ
hầu siêu sanh.
NĂM ĐIỀU QUÁN TƯỞNG
Thế Tôn lời dạy tỏ
tường
Năm điều quán tưởng
phải thường xét ra
Ta đây phải có sự
già
Thế nào tránh thoát
lúc hoa canh tàn.
Ta đây bệnh tật phải
mang
Thế nào tránh thoát
đặng an mạnh lành
Ta đây sự chết sẳn
dành
Thế nào tránh thoát
tử sanh đến kỳ.
Ta đây phải chịu
phân ly
Nhân vật quí mến ta
đi biệt mà
Ta đi với nghiệp của
ta
Dầu cho tốt xấu tạo
ra tự mình.
Theo ta như bóng
theo hình
Ta thọ quả báo phân
minh kết thành .
KINH HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Phước căn con đã tạo
thành,
Do thân, khẩu, ý tu
hành gieo nên.
Ðều là phước báu vững
bền,
Có thể tiếp chúng độ
lên thiên đàng.
Cung trời Ðao Lợi thọ
nhàn,
Chúng sanh hữu tưởng
nhân gian Ta bà.
Chư Thiên Phạm Thiên
cùng là,
Bậc trời vô tưởng được
mà hưởng an.
Phước con hồi hướng
dâng ban,
Chúng sanh hay biết
hoàn toàn lãnh thâu.
Bằng ai chưa rõ lời
cầu,
Xin cùng Thiên chúng
đến hầu mách ngay.
Có người làm phước
được rày,
Lại đem hồi hướng,
hiện nay khắp cùng.
Chúng sanh hoan hỷ
lãnh chung,
Hưởng được phước quí
ung dung thanh nhàn.
Chúng sanh thế giới
các hàng,
Bởi nhờ thọ thực sanh
an mạng trường.
Xin thâu phước báu
cúng dường,
Hóa thành thực phẩm
mùi hương thỏa lòng.
HỒI HƯỚNG CHO NGƯỜI QUÁ VÃNG
Con xin hồi hướng quả
này,
Thấu đến quyến thuộc
nơi đây cho tường;
Cùng là thân thích
tha phương,
Hoặc đã quá vãng hoặc
thường hiện nay;
Chúng sanh ba giới bốn
loài,
Vô tưởng hữu tưởng
chẳng nài đâu đâu;
Nghe lời thành thật
thỉnh cầu,
Xin mau tựu hội lãnh
thâu quả này;
Bằng ai xa cách chưa
hay,
Cầu xin Thiên chúng
mách ngay với cùng;
Thảy đều thọ lãnh hưởng
chung,
Dứt rồi tội lỗi thoát
vòng nạn tai;
Nguyện nhiều Tăng
chúng đức tài
Ðạt thành Thánh quả
hoằng khai đạo lành;
Nguyện cho Phật Pháp
thạnh hành.
Năm ngàn năm chẵn
phước lành thế gian.
THẬP NGUYỆN
Nguyện cầu Tam Bảo từ
hằng độ,
Nguyện thoát ba tai
nước, lửa, binh,
Nguyện thảy chúng
sanh khỏi oan kết,
Nguyện cho nhân loại
ráng tu hành
Nguyện gìn tam học
Giới - Ðịnh - Tuệ
Nguyện đoạn Tham -
Sân - Si độc sanh
Nguyện giải căn nhân
Sanh Tử khổ
Nguyện diệt tâm tham
háo lợi danh
Nguyện tu tinh tấn
không giải đãi
Nguyện sao đạo quả sớm
viên thành.
PHỤC NGUYỆN
Phước lành Con đã tạo
ra
Các đời quá khứ hay
là đời nay
Nghiệp chưa cho quả
phước nào
Nguyện thành Pháp Ðộ
để vào thiện căn
Sau này dù tạo mấy lần
Từ đây cho đến siêu
thăng Niết Bàn
Hễ làm chuyện tốt sẵn
sàng
Mỗi điều hạnh phúc
thành đoàn nhân duyên
Giúp cho phiền não sớm
yên
Trợ mau giải thoát kế
liền kiếp sau
Nếu trể chẳng gặp Phật
nào
Nhằm kỳ Ðộc Giác làm
sao cũng thành.
KỆ SÁM HỐI PHỤ MẪU
Cúi đầu kính lạy mẹ
cha
Ngưỡng mong mở lượng
hải hà bao dung
Tội con bất hiếu muôn
ngàn
Ấu thơ cho đến thành
nhân vẫn còn
Một đời tần tảo lo
toan
Gian truân bao độ
lòng son chẳng sờn
Bút nào tả hết yêu
thương
Lời nào nói đủ đoạn
trường gian lao
Tóc xanh cho đến bạc
màu
Vì con tất cả nghĩ
đâu phần mình
Phật xưa rằng đấng
sinh thành
Là trời Phạm Đế đức
lành bao la
Thiên thần ngự trị
trong nhà
Cổ nhân thánh đức
chói lòa ngàn sau
Bậc thầy tiên khởi
thanh cao
Dạy con từng bước đi
vào lớn khôn
Dù hai vai cõng song
đường
Trăm năm chưa đủ đáp
ơn sâu dày
Con từ thơ dại đến
nay
Xét ra lỗi đạo lầm
sai lắm điều
Những mong mình được
nuông chiều
Biết đâu cha mẹ bao
nhiêu ưu phiền
Lời răn của đấng từ
nghiêm
Ít khi tạc dạ trọn
niềm kính tin
Ấm no chỉ biết phần
mình
Mẹ cha mòn mỏi chút
tình đợi mong
Tình cha nghĩa mẹ biển
đông
Tình con đáp lại giọt
sương đầu cành
Nhớ công giáo dưỡng
sanh thành
Sáu thời cung dưỡng
ba canh phụng thờ
Từ nay cho đến trọn
đời
Sống theo hiếu đạo
nương nhờ Phật ân.
Ngưỡng cầu minh chứng
lòng con
Nghiêng mình kính lễ
sắt son một niềm
Cầu cha mẹ trọn phước
duyên
Nghiêng mình kính lễ
vô biên nguyện cầu.
Nguyện đem hiếu đạo
làm đầu
Nghiêng mình kính lễ
ân sâu đáp đền.
BÀI NGUYỆN CẦU
Nguyện cho chúng con
được an vui thoát khổ,
khi còn luân hồi
trong cảnh nào,
xin cho được gặp Phật
Pháp Tăng,
tinh tấn tu hành cho
mau chứng đắc,
được chánh pháp của
chư Phật,
Thánh nhân đã đắc;
khi chưa đắc được
Thánh Pháp,
nếu còn sanh lại cõi
này,
kiếp nào cũng xin
cho được chánh kiến,
tu hành bất thối.
Nguyện cho chúng con
luôn có trí tuệ,
nhận thấy rõ sự vô
thường, khổ não, vô ngã;
có một đức tín dũng
mạnh,
sớm mau chứng ngộ đạo,
của giải thoát trong
ngày vị lai.
Nguyện cho chúng con
được thành tựu vạn sự
như ý nguyện.
KINH HỒI HƯỚNG
Do sự phước báu mà
chúng Con
đã trong sạch làm
đây,
xin hồi hướng đến
thân bằng
quyến thuộc đã quá
vãng,
cầu mong cho các vị ấy
hằng được sự an vui.
Do sự phước báu mà
chúng Con
đã trong sạch làm
đây,
xin chia phước đến
thân bằng
quyến thuộc còn hiện
tại,
cầu mong cho các vị ấy
hằng được sự an vui.
Do sự phước báu mà
chúng Con
đã trong sạch làm
đây,
hãy là mối duyên
lành
để dứt khỏi những điều
ô nhiễm,
ngủ ngầm nơi tâm
trong ngày vị lai.
HỒI HƯỚNG PHƯỚC ĐẾN THÂN BẰNG
QUYẾN THUỘC ĐÃ QUÁ VÃNG
Chúng con xin hồi hướng
phần phước thanh cao
mà chúng con đã làm
ngày hôm nay,
đến cho tất cả Chư
Thiên,
nhân loại, cùng tất
cả chúng sanh,
nhất là (Ông, bà,
cha, mẹ, con, cháu)
của chúng con,
những bậc ân nhân của
chúng con,
cầu mong tất cả đều
được an vui hạnh phúc.
Xin Chư Thiên mách bảo
cho
những thân nhân của
chúng con,
và những bậc hữu ân
của chúng con,
ở xa không hay biết,
để quý vị ấy biết rằng,
phần phước ngày hôm
nay,
dành cho quý vị ấy,
được thọ hưởng tùy
ý,
khi thọ hưởng rồi,
được thoát khỏi những
điều lao khổ,
kết quả làm người,
làm trời cho được
như ý muốn.
“Do nhờ tụng Pháp Bảo
này,
xin cho được thành tựu
phước thiện,
và trí tuệ y như ý
nguyện”
‘‘Sādhu !’ ‘Sādhu !’ ‘Sādhu’ ! ’
‘Lành thay’’ !