HT. Thích Minh Châu dịch
Bài kinh giảng về
tám pháp thế gian: Ðức Phật giảng về sự khác biệt giữa một phàm nhân và một người
đã giác ngộ, về cách ứng xử đối với những thuận cảnh và nghịch cảnh tất nhiên của
cuộc đời.
-oOo-
1. - Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế
giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?
2. - Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng,
chỉ trích và tán thán, an lạc và đau khổ.
Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế giới.
Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.
3. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, sanh
ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán,
an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, cũng sanh ra lợi
dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc,
đau khổ.
Ở đây, này các Tỷ-Kheo, có thù đặc gì, có sai khác gì giữa vị
Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế
Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế
Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-Kheo sẽ thọ
trì.
-- Văy này các Tỷ-Kheo, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ
nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
4. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi
lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: "Lợi dưỡng khởi lên nơi ta, lợi dưỡng
ấy vô thường, khổ, biến hoại." Vị ấy không như thật rõ biết... khởi lên
không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ
trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy không
có suy tư: "Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường, khổ, biến hoại".
Vị ấy không như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an
trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập
tâm của người ấy và an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an
trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm của
người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập
tâm của người ấy và an trú. Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và
nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và nghịch
ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên, nghịch ứng với
chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên, nghịch ứng với đau khổ. Người ấy
đầy đủ với thuận ứng nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết,
sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy không thoát khỏi khổ.
5. - Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi
lên lợi dưỡng. Vị ấy suy tư như sau: "Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta. Lợi
dưỡng ấy là vô thường, đau khổ, bị biến hoại..." Vị ấy như thật rõ biết...
khởi lên không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi
lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy
suy tư như sau: "Ðau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô thường, khổ
đau, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng này không xâm nhập
tâm của vị ấy và an trú, không lợi dưỡng không xâm nhập tâm của vị ấy và an
trú, danh vọng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không danh vọng không
xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, chỉ trích không xâm nhập tâm của vị ấy và an
trú, tán thán không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, an lạc không xâm nhập tâm
của vị ấy và an trú, đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy
không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và không nghịch ứng với không lợi
dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và không nghịch ứng với
không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên, không nghịch ứng với
chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên, không nghịch ứng với đau
khổ. Vị ấy, do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi
sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy giải thoát đau khổ.
Ðây là đặc thù, này các Tỷ-Kheo, đây là thù thắng, đây là
sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.
Lợi dưỡng, không lợi
dưỡng,
Danh vọng, không
danh vọng,
Chỉ trích và tán
thán,
An lạc và đau khổ,
Những pháp này vô
thường,
Không thường hằng,
biến diệt,
Biết đúng, giữ
chánh niệm,
Bậc trí quán biến
diệt.
Pháp khả ái, không
động,
Không khả ái,
không sân,
Các pháp thuận hay
nghịch,
Ðược tiêu tan
không còn.
Sau khi biết con
đường,
Không trần cấu,
không sầu,
Chân chánh biết
sanh hữu,
Ði đến bờ bên kia.
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 3
Chương VIII -Phẩm I - Bài 6 - tr.498