Trả Lời Câu Hỏi 141: Có bốn loại niệm (sati)
1.niệm thân (kāyānupassanā satipaṭṭhāna),
2.niệm thọ (vedanānupassanā satipaṭṭhāna),
3.niệm tâm (cittānupassanā satipaṭṭhāna),
4.niệm pháp (dhammānupassanā satipaṭṭhāna).
Do đó, niệm có nghĩa là giữ cho tâm trên thân, thọ, tâm và
pháp không quên lãng. Niệm có đặc tính là chìm vào đối tượng giống như một hòn
đá ném xuống hồ. Nó không chỉ nổi trên bề mặt như trái bầu nổi trên nước. Vì thế
niệm làm cho nó và các tâm hành đồng sanh chìm vào đề mục hay đối tượng thiền.
Khi hành giả đang hành niệm hơi thở, niệm của hành giả phải chìm vào trong hơi
thở. Niệm có nhiệm vụ là không quên đối tượng thiền. Nó luôn luôn giữ cho tâm ở
trên đối tượng không có bất cứ sự gián đoạn nào. Sự thể hiện của niệm là canh
chừng tâm hay canh chừng đối tượng thiền nhờ thế không một phiền não nào có thể
lẻn vào. Một trạng thái tâm kết hợp với niệm sẽ không nhượng bộ cho bất cứ phiền
não nào. Một sự thể hiện khác nữa của niệm là giữ cho sự chú ý trực diện với đối
tượng. Nhân gần của niệm là tưởng mạnh và vững chắc trên đối tượng thiền hay
trên tứ niệm xứ.
Có bốn loại tỉnh
giác:
1.Tỉnh giác về mục đích (satthaka sampajañña);
2.Tỉnh giác về sự thích hợp (sappāya sampajañña);
3.Tỉnh giác về hành xứ (gocara sampajañña); hành xứ ở đây muốn
nói đến bất kỳ đối tượng nào trong bốn mươi đối tượng thiền,
4.Tỉnh giác về vô-si (asammoha sampajañña); có nghĩa là tỉnh giác về danh-sắc chân đế và
các nhân của chúng. Vì thế tỉnh giác về vô si bao gồm tất cả thiền minh sát
(vipassana)
Ở đây chánh niệm thường đi kèm với tỉnh giác (sampajañña). Tỉnh
giác cũng còn được gọi là trí tuệ hay minh sát trí. Khi chánh niệm và trí tuệ của
người hành thiền vừa mạnh vừa có năng lực, vị ấy sẽ dễ dàng thành công trong
thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (vipassana).
Khi niệm mạnh, định cũng mạnh. Khi cả hai — niệm và định, đều
mạnh, tỉnh giác cũng sẽ mạnh. Ngược lại, khi niệm yếu, định cũng yếu. Vào lúc
đó trí tuệ tỉnh giác không thể sanh lên được. Đó là lý do vì sao Đức Phật dạy
trong Kinh Định (Samādhi Sutta) của Tương Ưng Sự Thực (Sacca Saṁyutta) như thế
này: ‘Này các Tỳ-kheo, các ông nên tu tập định. Một vị Tỳ-kheo với tâm định sẽ
thấy các Pháp (Dhamma) đúng như chúng thực sự là.’ Từ đây ta biết rằng định là
nhân gần của trí tuệ tỉnh giác. Tuy nhiên, không có niệm thì định không thể nảy
sanh. Chính vì thế mà trí tuệ tỉnh giác thường thường vắng mặt khi niệm và định
yếu vậy. Niệm (Sati)- nhờ có yếu tố này, người ta nhớ lại được đối tượng, hay
ghi nhớ được đối tượng, hay chỉ đơn giản là ghi nhận được đối tượng– đây chính
là Chánh Niệm (mindfulness). Từ việc vượt thắng được trí nhớ sai lệch, đây là một
khả năng nghĩa là nó cũng chiếm thế ưu việt. Nhờ trạng thái ‘hiện diện nội tại,
nó thực hiện được việc cai quản (các pháp liên đới), do đó, đây là một khả năng
kiềm chế, và vì thế, có từ ghép ‘niệm quyền.’ Trạng thái của nó ‘không trôi dạt
mất’ và chiếm đoạt được. Giống như người chủ kho bạc trẻ hoàng gia, chịu trách
nhiệm về mười kho tàng trong hoàng cung, Tối sớm đều cho nhà vua biết và ghi nhớ
toàn bộ tài sản hoàng gia, cũng vậy, Chánh niệm ghi nhận lại, ghi nhớ hành vi
thiện pháp v.v.... Do vậy vị Trưởng Lão đã nói: ‘Thưa bệ hạ, giống như người cố
vấn tin cẩn của nhà vua sớm tối nhắc nhở nhà vua hoàn vũ phải ghi nhớ: thưa bệ
hạ, ngài có quá nhiều voi, ngựa, quá nhiều chiến xa, quá nhiều đạo binh, quá
nhiều vàng bạc, châu báu, quá nhiều tài sản; xin ngài hãy cứ ghi nhận lấy –
ngay cả như vậy, thưa bệ hạ, Chánh Niệm không cho phép xảy ra tính lơ đễnh hờ hững
đối với Thiện pháp, chẳng hạn như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, ngũ
căn, ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Ðạo, chỉ quán, giải thoát, pháp siêu thế:
- do đó, thưa bệ hạ, trạng thái của chánh niệm là không lơ đễnh. Và khi con người
quý giá, cố vấn thân tín của nhà vua hoàn vũ, nhận biết được điều gì bất lợi và
điều gì có lợi, đã loại bỏ điều bất lợi và củng cố điều có lợi, cũng vậy, khi
phát hiện rõ ràng được các qui trình của các pháp bất lợi và có lợi: - ‘đây là
các pháp bất lợi, hạnh kiểm xấu thuộc về thân’ v.v.... Chánh Niệm đã loại bỏ
pháp bất lợi và đạt được pháp có lợi: -‘đây là các pháp có lợi, cách cư xử thuộc
về thân’ v.v.... Do đó, Trưởng Lão đã nói: ‘Thưa bệ hạ, khi con người quý giá,
cố vấn thân tín nhận ra được điều gì bất lợi và điều gì có lợi với nhà vua: -
“những điều này có lợi cho đức vua, còn những điều kia lại bất lợi; đức vua có
thể sử dụng những điều này, không thể sử dụng những thứ kia” – và rồi người đó
loại bỏ điều bất lợi và chiếm đạt những điều có lợi. Cũng vậy, thưa bệ hạ, khi
xuất hiện, Chánh Niệm đã tìm thấy rõ ràng các qui trình thuộc các pháp có lợi
và thất lợi: - “những điều này có lợi, những điều kia bất lợi; có thể sử dụng
được những thứ này, còn những thứ kia thì không” – và rồi chánh niệm đã loại bỏ
điều bất lợi và chiếm đạt điều có lợi. Cũng vậy, thưa bệ hạ, trạng thái của
Chánh niệm là chiếm đoạt được’.
Sau đây là một phương pháp khác: Chánh niệm có trạng thái là
‘không lơ lửng’, nó có phận sự là không hay quên, thành tựu bằng cách canh giữ,
hay trong hiện trạng đương đầu với đối tượng, và có nguyên nhân gần là niệm tưởng
vững vàng, hay thân niệm xứ v.v.... Nên coi chánh niệm là cánh cửa-cột trụ, do
bởi chánh niệm được thiết lập vững vàng bên trong đối tượng, và với tư cách là
người canh cửa, do bởi chánh niệm canh giữ các căn.