NGUYỄN VĂN NGHỆ dịch +++
Khi Đức Phật nói cho Ngài A-nan
biết rằng muốn tu tập toàn vẹn thì phài có được một vị thiện trí thức , Ngài đã
không nói một điều gì làm an lòng và không khẳng định về lòng từ bi của người
khác . Ngài nêu ra ba sự thật khó chịu – về sự mê lầm và sự tin cậy – những thứ
đòi hỏi ta phải có năng lực phán xét rõ ràng .
Sự thật thừ nhất là bạn không thể
thực sự trông cậy vào bản thân để tự thấy hết sự mê lắm của mình . Khi mê lắm ,
bạn không biết mình mê lắm . Bạn cần phải có sự giúp đở đáng tin cậy từ bên
ngoài để chỉ cho bạn thấy rõ .Vì vậy , khi Đức Phật khuyên những người Ca-lam (
Kalamas ) phải tự mình biết lấy , một trong những điều Ngài bảo họ phải tự biết
minh là phải biết những hành vi của họ thường được các bậc hiền trí phán xét
như thế nào . Khi khuyên con trai của Ngài La-hầu-la thấy những hành động của
mình đã gây ra điều tai hại thì Tôn-giả phải bàn luận với một vị thiện trí thức
trong quá trình tu học . Có như thế Tôn-già mới biết làm thế nào để thành thật
với những người khác-và với chính mình – về những lỗi lầm của mình và đồng thời
tiếp cận với kiến thức của vị ấy . Tôn giả sẽ tự mình tiếp tục tái chuyển phát
luân .
Vì vậy , nếu thật sự muốn trở thành thiện xảo trong tư tưởng , lời nói
và hành động của mình , bạn cần một vị thiện trí thức chỉ cho mình thấy những
điều mình chưa biết rõ .Vì bạn rất khò nhìn thấy những điều này khi mình còn có
những tập tính xấu , nên bổn phận chủ yếu của một vị thiện trí thức là chỉ rõ
những lỗi lầm của bạn-vì chỉ khi nào biết rõ lỗi lầm bạn mới có thể sửa chửa
chúng ; và chỉ khi nào sửa chửa chúng bạn mới có được lợi lạc từ tình yêu
thương của vị thiện trí thức khi vạch rõ lỗi lầm cho mình .
“ Nếu thấy bậc hiền trí , chỉ lỗi và khiển trách . Như chỉ chỗ chôn
vàng . Hãy thân cận người trí ! Thân cận người như vậy , Chỉ tốt
hơn , không xấu ”
( Kinh Pháp Cú 76 HT . Thích
Minh Châu dịch )
Khi đưa ra những lời phán xét về lỗi lầm của bạn , vị thiện trí thức giống
như một người huấn luyện ngực đấn gặp Đức Phật . Ngài hỏi anh ta huấn luyện ngực
của anh ta như thế nào ? Anh ta trả lời rằng , một số ngựa phù hợp với
cách huấn luyện nhẹ nhàng , một số khác
chỉ phù hợp với cách huấn luyện cứng rắn , một số khác thì kết hợp cà hai cáh
huấn luyện ; nhưng nếu một con ngựa không phù hợp với cách huấn luyện nào cả
thì anh ta sẽ giết con ngựa đó để giữ danh tiếng cho phương pháp huấn luyện đã
được kế tục từ nhiều đời . Rồi người huấn luyện ngựa hỏi Đức Phật xem Ngài dạy
dổ các đồ đệ của Ngài như thế nào . Đức Phật đáp : “ Cũng giống như vậy ”. Một
số đồ đệ không phù hợp với những lời phê bình nhẹ nhàng , một số khác thì phải
dùng lời phê bình cứng rắn và với một số khác phải dùng cả hai cách , nhưng nếu
một đệ tử không đáp ứng được cách phê bình nào cả , Ngài sẽ giết đệ tử đó . Người
huấn luyện ngựa sửng sốt khi nghe Phật nói vậy và chỉ hiểu được khi Ngài giải
thích , Ngài nói “ giết ” là ngụ ý gì : Ngài sẽ không tiếp tục dạy dỗ đồ đệ đó
nữa , như vậy có nghĩa là đã giết chết cơ hội tiến bộ của người đó trong việc
tu tập .
Do đó , điều kiện tiên quyết trong việc duy trì với một vị thiện trí thức
là ta phải sẵn sàng chấp nhận những lời
chỉ trích của người đó , cả những lời nhẹ nhàng lẫn những lời gay gắt . Vì vậy
mà Đức Phật bảo các môn đồ của mình đừng dạy dỗ ai vì tiền , vì người trả tiền
là người quyết định chúng ta phải dạy họ điều gì và hiếm khi người ta trả tiền
để nghe những lời chỉ trích họ cần phải nghe . Nhưng ngay cả khi người thầy dạy
miễn phí , ta có thể gặp sự thật khó chịu thứ hai mà Đức Phật đã nói đến : Bạn
không thể với bất kỳ ai cũng mở lòng mình ra được . Năng lực phán xét của chúng
ta có sức mạnh và bởi vì sức mạnh đó có thể tạo ra những lợi ích hay tai hại
lâu dài , chúng ta phải chú trọng tới việc
chọn thiện trí thức . Đừng để rơi vào cái bẩy dễ dàng của việc phê phán hoặc
thiếu cân nhắc – phê phán dựa vào những tình cảm yêu ghét thiếu suy nghĩ , thiếu
cân nhắc vì tin rằng đạo sư nào cũng là người hướng dẫn mang lại lợi ích cho ta
. Thay vì làm như vậy , bạn hãy thận trọng
trong việc chọn người mà bạn sẽ chấp nhận những phán xét của người đó làm của
mình .
Dĩ nhiên điều này nghe có vẻ như là một nghịch lý . Bna5 cần một vị thầy
giỏi để giúp bạn phát triển năng lực
phán xét , nhưng bạn cán có những năng lực phán xét thật tốt để nhận ra được ai
có thể là một vị thầy giỏi , và mặc dầu không có một phương pháp dễ dàng nào đề
tránh được cái nghịch lý đó , nhưng nếu bạn chịu học hỏi từ những trải nghiệm của
mình , để cho ta có thể biết mình tìm kiếm
điều gì trên con đường tu học . Trên thực tế những lời dạy của Ngài về việc làm
thế nào để chọn một vị thiện trí thức là một bài tập sơ khởi về sự nhận thức
sâu sắc ; học cách làm thế nào để phát triển những năng lực phán xét thận trọng
để cho cả bạn nữa có thề trở thành một thiện trí thức , trước hết là của chính
mình và sau đó là của những người chung quanh mình .
Bước đầu tiên trong sự thận trọng là phải hiểu được phán xét một cách
có ích nghĩa là gì . Bạn hãy đừng nghĩ đến một vị quan tòa đang ngồi ghế xử
án và đang tuyên án có tội hay vô tội ,
mà hãy nghĩ đến một cô giáo dạy dương cầm dang ngồi lắng nghe bạn chơi đàn . Cô
giáo không đưa ra lời phán xét cuối cùng về tiềm năng trở thành nghệ sĩ dương cầm
của bạn . Thay vào đó cô giáo dang đánh giá một công việc đang tiếp diễn : lắng
nghe ý định chơi đàn của bạn , lắng nghe bạn thực hiện ý định đó có thành công
hay không . Nếu nó không thành công , cô giáo phải tìm hiểu xem vấn đề là do ý
định hay việc thực hiện ý định đó , đưa ra những lời gợi ý có ích , và rồi để bạn
thử dạo lại bản đàn . Cô giáo cứ tiếp tục như vậy cho đến khi cô hài lòng với
việc đánh đàn của bạn . Nguyên tắc quan trọng là cô không bao giờ phán xét con
người bạn . Thay vào đó cô giáo phải tập trung chú ý vào những hành động của bạn
và luôn tìm hiếm những cách tốt hơn để nâng các hành động của bạn lên đạt những
chuẩn mực mỗi ngày một cao hơn .
Trong lúc đó , bạn cũng học từ cô giáo cách đánh giá việc đánh đàn của
mình ; suy nghĩ cẩn thận hơn về ý định của mình , lắng nghe kỹ hơn việc đánh
đàn của mình . Phát triển những chuẩn mực cho những gì mang lại hậu quả và học
cách suy nghĩ một cáh sáng tạo hầu tìm ra những cách thức để cải thiện việc
đánh đàn của mình . Điều quan trọng hơn hết là bạn đang học được việc tập trung
sự phán xét của mình vào việc đánh đàn của mình – bạn sẽ dể dàng nhận ra những
thói quen xấu và từ bỏ chúng để thay vào đó những thói quen thiện xảo hơn .
Dĩ nhiên khi bạn là cô giáo đánh giá sự tiến bộ của bạn khi bạn chơi một
bản nhạc nào đó thì đó cũng là một phần của sự tiến trình lâu dài hơn trong việc
đánh giá xem mối quan hệ đã diễn ra tốt đẹp như thế nào . Cô giáo phải đánh giá
, qua thời gian , xem thử bạn có học hỏi được gì nhờ sự hướng dẫn của cô ấy
không và bạn cũng làm công việc đánh giá đó . Nhưng cũng như đã đề cập trước
đây , cả hai người không ai phán xét giá trị của người kia . Cô giáo chỉ căn cứ
vào sự tiến bộ của bạn để quyết định xem
cô ấy có uổng công vô ích khi tiếp tục nhận bạn làm học tró . Bạn đánh giá xem
những lời chỉ bảo của cô giáo thực sự giúp bạn chơi đàn tốt đến mức độ nào . Nếu
một trong hai người quyết định chấm dứt mối quan hệ thì đó không thể là vì bạn
là người học trò tồi , mà chỉ vì cô ấy không phải cô giáo phù hợp với bạn , hoặc
là bạn không phải người học trò phù hợp với cô giáo ấy .
Tương tự như vậy , khi bạn đánh giá một người có thể trổ thành đạo sư của
bạn , bạn hãy nhớ rằng trong Phật giáo không có Sự Phán xét Cuôi cùng . Khi tìm
kiếm một vị thầy , bạn muốn có một vị thầy là người sẽ đánh giá những hành động
của bạn như là một sự việc đang tiến triển và bạn cần phải áp dụng cùng một chuẩn
mực như vậy khi đánh giá vị thầy đó . Và bạn không cố gắng đóng vai tró quá sức
là người đánh giá người là đánh giá trị thực chất của người đó . Đơn giản là bạn
chỉ đánh giá xem liệu những hành động của người thầy đó có phản ảnh được hay
không các kỹ năng mà bạn muốn học hỏi và những phẩm chất tinh thần –vốn cũng là
một loại hành động –mà bạn cũng sẽ tin tưởng nơi một người huấn luyện hay một
người hướng dẫn . Nói cho cùng , cách duy nhất để chúng ta hiểu biết những người
khác là thông qua những việc làm của họ và những phán xét của chúng ta cũng chỉ
làm được như thế . Tuy vậy , bởi vì
chúng ta đang đánh giá xem liệu chúng ta có muốn tiếp thu những chuẩn mực của một
người khác làm chuẩn mực của mình , chúng ta đánh giá những gì họ đang làm cũng
không phải là một việc làm quá đáng . Và đó là để chúng ta tự bảo vệ mình , và
để bảo vệ cho chúng ta , Đức Phật khuyên ta nên tìm kiếm hai phẩm chất ở nơi một
người thầy : trí tuệ và tính chính trực . Để đánh giá được những phẩm chất này
, chúng ta cần có thời gian và sự nhạy cảm , vì vậy mà Đức Phật cũng khuyên
chúng ta nên sẵn sàng tiếp xúc nhiều với người đó và phải thật sự tinh mắt quan
sát xem người đó hành động như thế nào .
Một thời khi vua Ba-tư-nặc đến viếng Đức Phật thì có một nhóm người tu
khổ hạnh trần truồng đi ngang qua gần nơi đó . Nhà vua đến gần họ , quỳ xuống
và đảnh lễ họ . Xong nhà vua quay lại nói với Đức Phật và hỏi Ngài : “ Những
người khổ hạnh đó xứng đáng để đảnh lễ không ? ”. Ngài đáp rằng nhà vua chỉ có
thể có câu trả lời khá thỏa đáng cho câu hỏi đó sau khi đã có thời gian tiếp
xúc với họ và chỉ khi có con mắt quan sát thật tinh tế . Nhà vua ca ngợi sự thận
trọng của Đức Phật và nói thêm rằng : “ Những người đó thực ra là những người
do thám của con . Họ mới vừa đi trinh sát quân địch trở về và lát nửa thôi ,
sau khi tắm rửa và mặc quần áo vào họ sẽ trở về nhà vui vầy với gia đình họ ” Vì thế bạn không thể phán xét người khác chỉ
bằng những ấn tượng ban đầu . Người ta rất dễ giả bộ làm ra vẻ có trí tuệ .
Trong quá khứ , người ta thường dễ có ấn tượng bởi những sự khổ hạnh cùng cực ;
giờ đây , những quảng cáo cho những cuốn sách giáo lý và những khóa tu học cho
ta thấy chúng ta bị hấp dẫn bởi những tiêu chuẩn bề nổi , nhưng nguyên tắc để
gây ấn tượng cũng vẫn là một .
Để khỏi mất thì giờ và sự cực khổ không cần thiết trong việc tìm kiếm .
Đức Phật đã lưu ý bốn dấu hiệu cảnh báo ban đầu chỉ cho ta thấy những người thấy
tiềm năng không có trí tuệ hay tính trung thực xứng đáng với sự tin tưởng của
ta . Có hai dấu hiệu cảnh báo việc trí tuệ không đáng tin cậy : Dấu hiệu thứ nhất
là khi người ta không tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ mà họ nhận được – nhất
là sự giúp đỡ của các đấng sinh thành hay các vị thầy của họ . Người không có
lòng biết ơn sẽ không biết quý trọng lòng tốt , không biết quý trọng nỗ lực nhằm
giúp đỡ kẻ khác , và do đó chắc chằn chính họ cũng sẽ không nỗ lực để giúp đỡ
người khác . Dấu hiệu thứ hai là họ không tôn trọng nguyên tắc nghiệp báo . Hoặc
là họ chối bỏ quan niệm rằng chúng ta có sự tự do chọn lựa , hoặc là họ rao giảng
rằng một người có thể xóa đi nghiệp xấu của một người khác đã gây ra trong quá
khứ . Những người thuộc loại này có nhiều phần chắc là sẽ không nỗ lực để trở
nên thiện xảo một cách chân thật và do đó họ là những người hướng dẫn không
đáng tin cậy .
Về việc thiếu trung thực cũng có hai dấu hiệu cảnh báo : Dấu hiệu thứ
nhất là khi người ta không cảm thấy xấu hổ khi nói một điều dối trá cố ý , như
Đức Phật có lần nói : “ Một người như vậy
có thể làm bất kỳ một điều xấu xa nào ”. Dấu hiệu thứ hai khi người ta không
tranh luận một cách công bằng và thẳng thắn ; xuyên tạc đối thủ của họ , chộp
ngay lấy những sơ hở nhỏ của phía bên kia đã nêu lên . Đức Phật nói những kẻ
như vậy thì không đáng cho chúng ta nói chuyện với họ , và lại càng không đáng
để ta tôn trọng họ làm thầy . Đối với những người không bộc lộ những dấu hiệu cảnh
báo sớm , thì Đức Phật cho chúng ta lời khuyên làm thế nào để đánh giá trí tuệ
và tính trung thực của họ trong những hành động của họ qua thời gian . Một câu
hỏi Ngài muốn bạn tự hỏi là liệu những hành động của người thấy có bộc lộ phần
nào tham , sân , si khiến cho người thấy đó tự cho là mình có kiến thức về
moy65 điều thực sự mình không biết , hoặc bảo người khác làm một điều gì đó
không mang lại lợi ích tốt nhất cho người đó .Để thử trí tuệ của người thầy , Đức
Phật khuyên nên để ý xem người thầy tiềm năng phản ứng như thế nào trước các
câu hỏi về những gì là thiện xảo và những gì là bất thiện và xem người thầy đối
phó với tai họa , nghịch cảnh như thế nào . Để tìm hiểu về tính trung thực , bạn
hãy tìm đức hạnh của người đó trong những sinh hoạt hằng ngày , và sự trong
sáng trong những giao tiếp của người thầy đó với những người khác . Người thầy
đó có đưa ra những lý do bào chữa cho việc không tuân thủ các giới luật , hạ thấp
các giới luật xuống ngang tầm với hành vi của mình hay nâng hành vi của mình
lên ngang tầm với giới luật . Người thầy đó có lợi dụng người khác một cách
gian dối không ? Nếu như vậy thì bạn nên tìm một người thầy khác .
Tuy nhiên , ở đây ta lại gặp sự thật khó chịu thứ ba của Đức Phật : Bạn
không thể là người phán xét công bằng tính trung thực của người khác nếu chính
bạn không có được chút trung thực nào . Đây chắc hẳn là sự thật khó chịu nhất
trong tất cả , vì nó đòi hỏi bạn chấp nhận trách nhiệm cho những phán xét của
mình . Nếu bạn muốn trắc nghiệm tiềm năng hướng dẫn tốt của người khác thì
chính bạn cũng phải vuột qua được một bài trắc nghiệm . Ta lại thấy nó giống
như việc lắng nghe một người đánh dương cầm . Bạn chơi dương cầm càng giỏi thì
khả năng của bạn phán xét việc đánh đàn của người khác càng tốt .
May thay Đức Phật cũng đã hướng dẫn cách phát triển tính trung thực ,
và cách này không đòi hỏi bạn bắt đầu phải là tốt bẩm sinh . Nó chỉ đòi hỏi một
mức độ tốt chân thật và chín chắn : phải yq thức rằng những hành động của ta tạo
ra tất cả những sự thay đổi trong cuộc đời ta , vì vậy bạn phải rất thận trọng
trong những hành động của mình ; thái độ sẵn sàng thú nhận những sai lầm của
mình , với chính mình và với những ngưới khác ; và thái độ sẵn sàng rút kinh
nghiệm từ những lỗi lầm của mình để bạn không tiếp tục phạm những sai lầm đó
mãi . Như Đức Phật đã dạy La-hầu-la , trước khi bạn hành động bằng ý nghĩ , lời
nói hay việc làm , bạn hãy nhìn vào những kết quả mà bạn nghĩ là hành động của
bạn mang đến . Nếu hành động đó sẽ làm hại bạn hay một người nào khác thì bạn đừng
làm . Nếu bạn không nhìn thấy trước sự tai hại nào hết , bạn hãy tiến hành làm
. Trong khi bạn đang hành động , hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang gây ra những
tai hại gì không nhìn thấy trước được không . Nếu có hãy dừng lại , nếu không
hãy tiếp tục cho đến khi hoàn tất . Sau khi đã hoàn tất , bạn hãy nhìn vào những
kết quả lâu dài của hành động của mình . Nếu nó gây ra một điều tai hại gì đó ,
bạn hãy thảo luận với một người nào đó trong quá trình tu học . Hãy biết xấu hổ
với lỗi lầm của mình , và quyết định không tái phạm . Nếu hành động của bạn
không gây tai hại gì cả , hãy lấy đó làm niềm vui và tiếp tục hành trì tu tập .
Khi bạn tu học theo cách này , bạn học được bốn nguyên tắc quan trọng về
việc vận dụng khả năng phán xét một cách lành nạnh . Trước tiên bạn phán xét
hành động của bạn , không phải là phán xét chính bạn . Nếu bạn biết tách rời
cái ngã của mình ra khỏi những hành động của mình , thì bạn có khuynh hướng sẳn
sàng chấp nhận lỗi lầm của mình hơn và ít chống chế hơn khi người khác vạch rõ
cho bạn thấy những lỗi lầm của mình . Nguyên tắc này cũng áp dụng vào ý thức xấu
hổ mà Đức phật khuyên bạn nên cảm thấy đối với những lỗi lầm của mình . Sự xấu
hổ này không phải nhắm vào bạn mà là vào hành động của bạn – sự xấu hổ mà một
người có lòng tự trọng cảm thấy khi người đó làm một việc gì khong xứng đáng với
mình và không muốn tái diễn việc đó nữa . Sự xấu hổ loại này không làm cho mình
suy yếu đi . Nó chỉ giúp bạn nhớ cái bài học mà mình đã học được mà thôi .
Việc này cũng liên quan tới nguyên tắc quan trọng thứ hai về việc phán
xét lành mạnh . Nó đòi hỏi phài có chánh niệm theo ý nghĩa nguyên thủy của từ
này ; giữ một điều gì đó trong tâm của mình . Chánh niệm loại này là tối cần
thiết để phát triển năng lực phán xét của bạn , vì nó giúp bạn nhớ những bài học
bạn đã học được qua năm tháng về những gì mang lại hiệu quả và những gì không
mang lại hiệu quả . Bởi vì chúng ta thường cố gắng hết sức để quên những lỗi lầm
của chúng ta , chúng ta cần phải luôn rèn luyện chánh niệm để ghi nhớ những bài
học chúng ta đã học được về những lỗi lầm của mình để ta không mãi học đi học lại
bài học đó mãi .
Đôi lúc bạn nghe định nghĩa chánh niệm là trạng thái không phán xét của
tâm , nhưng đó không phải là cách Đức Phật giải thích về chánh niệm . Ngài thường
so sánh chánh niệm với một người gác cổng theo ý nghĩa là nó giúp cho bạn phán
xét việc gì nên làm và không nên làm .
Cũng giống như pháo đài biên cương của nhà vua có một người gác cổng –
khôn ngoan , kinh nghiệm , thông minh – để không cho vào những người anh ta
không biết , và chỉ cho vào những người anh ta biết , với mục đích bảo vệ những
người ở trong và ngăn ngừa những người bên ngoài ; tương tự như thế , một môn đồ
của các bậc vô thượng là người có chánh niệm , hết sức kỹ càng , thận trọng ,
ghi nhớ và có thể nhớ lại được cả những việc đã được làm hay đã được nói ra từ
rất lâu . Lấy chánh niệm làm người gác cổng cho mình , môn đồ của các bậc vô
thượng từ bỏ những gì thiện xảo , từ bỏ những gì đáng trách , nuôi dưỡng những
gì vô tội , và giữ mình với sự trong sáng .
Tăng Chi Bộ kinh ( Anguttara Nikaya ) 7,63
Vì thế chánh niệm thực sự đóng góp một vai tró thiết yếu trong việc
phát triển những năng lực phán xét của bạn .
Khi bạn tiếp tục cố gắng áp dụng những bài học mình đã học được , bạn
khám phá ra nguyên tắc thứ ba về việc phán xét lành mạnh : Đó là những bài học
bạn rút ra được từ những lỗi lầm của mình sẽ tạo ra một sự thay đổi , nếu bạn
hành động dựa theo những hành động đó . Phút giây hiện tại không nhất thiết khi
nào cũng mới đến nỗi những bài học của ngày hôm qua sẽ trớ nên vô dụng hôm nay
. Bạn có luôn tìm ra được những sự tinh tế mới trong việc áp dụng những bài học
của quá khứ , nhưng những nét đại cương của việc tạo khổ và diệt khổ thì luôn
luôn là như vậy .
Nguyên tắc thứ tư là bạn phải học cách làm sao để được lợi lạc từ những
lời phán xét của người khác . Khi bạn đã chọn một người để giãi bày mọi chuyện
, bạn muốn chấp nhận những lời khen chê của người đó , nhưng đồng thời bạn cũng
muốn thử thách những lời khuyên bảo của người đó . Như Đức Phật đã từng nói với
người dì của mình , bà Gotami , bạn có thể thử thách chân pháp bằng cách xem những
kết quả pháp ấy mang lại khi đem áp dụng . Nếu nó đưc đến những phẩm chất đáng
quý như là ly tham , khiêm tốn , hài lòng , tinh tấn , và thanh thản , đó là
chân pháp . Người dạy cho bạn chân pháp này đã thỏa mãn ít nhất là sự thử thách
có phải là một vị thiện trí thức không . Và bạn càng ngày càng học được nhiều
hơn cách làm thế nào để phán xét chính mình .
Một vài người có thể không tán thành cho rằng chú tâm tìm kiếm những
thiện trí thức có thể mang lại lợi lạc cho ta là một việc ích kỷ , và thật là độc
ác khi ta thử thách người khác xem có đạt yêu cầu không . Nhưng nói như thế là
chưa thấy được trọng tâm của vấn đề . Những lợi lạc mà bạn có được từ tình bạn
như thế này không phải chỉ dành riêng bạn mà thôi ; và khi thử thách vị thiện
trí thức của mình , bạn cũng đang thử thách chính mình nữa . khi đồng hóa với
những phẩm chất của một vị thiện trí thức , bạn có thể thành người có tư cách
thiện trí thức đối với người khác . Trở lại với câu chuyện tập đánh đàn dương cầm
với một người thầy dạy dương cầm giỏi . Khi bạn chơi đàn dương cầm giỏi hơn , bạn
không phải là người duy nhất được thưởng thức ngón đàn của mình . Bạn càng giỏi
thì bạn càng mang lại nhiều niềm vui hơn cho những người khác .Bạn hiểu càng rõ
việc đánh đàn thì bạn có thể dạy tốt hơn cho những người thành tâm muốn học đàn
với bạn . Đó là cách mà những dòng truyền thừa thuyết giáo thượng phẩm được thiết
lập để mang lại lợi lạc cho thế gian .
Vì thế , khi bạn tìm kiếm một thiện trí thức , bạn đang tiếp cận một
dòng truyền thừa những bậc thiện trí thức , vươn dài trở lại đến tận Đức Phật ,
và giúp mở rộng vào tương lai . Gia nhập vào dòng truyền thừa này có thể đòi hỏi
phải chấp nhận trách nhiệm về những hành động của mình . Nhưng nếu sẵn sàng
đương đầu vói thách thức , bạn biết chấp nhận năng lực phán xét này của con người
– cái năng lực mà nếu không được rèn luyện có thể dễ dàng gây ra những điều tai
hại – và rèn luyện nó cho mục đích thiện lành cao cả hơn .
Nguyên tác : The Power of
Judgment , trích từ Tricycle Magazine , số mùa đông năm 2010 .
Thanissaro Bhikkhu là một tu sĩ Phật giáo Hoa Kỳ thuộc dòng truyền thừa Tòng Lâm Thái Lan , được
coi là người có thẩm quyền nhất về ngôn ngữ và kinh điển Pali . Ngài hiện trụ
trì tu viện Metta Forest ở ngoại ô San Diego , California
, Hoa Kỳ