VŨ TRỤ
THEO PHẬT HỌC LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG LỚN
Và phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh về không
gian, thời gian, sự sống và chân lý. Vũ trụ theo Phật học không có sự khởi đầu
hay kết thúc, mà là một quá trình liên tục của sự hình thành, duy trì, tan rã
và biến đổi. Vũ trụ theo Phật học cũng không có một bản chất cố định hay tuyệt
đối, mà là một hiện tượng tương đối và tạm thời, phụ thuộc vào những nguyên
nhân và điều kiện khác nhau. Vũ trụ theo Phật học cũng không có một thiết kế
hay mục đích nào do một thực thể tối cao hay siêu nhiên nào định đoạt, mà là một
sân khấu cho những chúng sinh tu tập và trải nghiệm những quả báo của nhân quả.
Vũ trụ theo Phật học có thể được chia thành
nhiều cấp độ hay tầng lớp khác nhau, tùy thuộc vào những phương pháp phân loại
khác nhau. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phân chia vũ trụ thành
ba giới: giới vô minh, giới dục và giới biến. Giới vô minh là nơi sinh sống của
những chúng sinh bị ám ảnh bởi sự si mê và vô minh, không có tâm thức hay ngôn
ngữ. Giới dục là nơi sinh sống của những chúng sinh bị ám ảnh bởi sự tham lam
và dục vọng, có tâm thức và ngôn ngữ. Giới biến là nơi sinh sống của những
chúng sinh bị ám ảnh bởi sự căm giận và hận thù, có tâm thức và ngôn ngữ. Mỗi
giới lại có nhiều cõi hay cấp độ khác nhau, tương ứng với những trạng thái tâm
thức khác nhau của chúng sinh. Các cõi này có thể được xếp theo thứ tự từ thấp
đến cao, từ khổ đến lạc, từ tối đến sáng.
Vũ trụ theo Phật học cũng có thể được chia
thành nhiều hệ thống thế giới hay thế giới nhỏ khác nhau, mỗi hệ thống thế giới
bao gồm một trung tâm là một ngọn núi lớn tên là Sumeru, bốn đại lục ở bốn
phương, và một số cõi trời và cõi địa ngục xung quanh. Mỗi hệ thống thế giới lại
có một thời gian riêng, một tuổi thọ riêng, và một quy luật riêng. Những hệ thống
thế giới này có thể được xem là những vũ trụ song song hay những vũ trụ lồng nhau,
tùy thuộc vào góc nhìn khác nhau. Những hệ thống thế giới này cũng có thể được
gộp lại thành một hệ thống thế giới lớn hơn, gọi là một nghìn thế giới nhỏ, một
triệu thế giới trung, hay một tỷ thế giới đại. Những hệ thống thế giới này cũng
có thể được mở rộng ra vô hạn, không có giới hạn hay ranh giới nào.
Vũ trụ theo Phật học cũng có thể được chia
thành nhiều kỷ nguyên hay thời kỳ khác nhau, mỗi kỷ nguyên có một đặc điểm
riêng. Một kỷ nguyên được gọi là một kalpa, tương đương với khoảng thời gian mà
một hệ thống thế giới hình thành, duy trì, tan rã và biến đổi. Một kalpa có thể
được chia thành bốn giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn duy trì, giai đoạn
tan rã và giai đoạn biến đổi. Mỗi giai đoạn có thể kéo dài hàng trăm nghìn năm
hay hàng triệu năm, tùy thuộc vào hệ thống thế giới nào. Những kỷ nguyên này
cũng có thể được gộp lại thành một kỷ nguyên lớn hơn, gọi là một nghìn kalpa, một
triệu kalpa, hay một tỷ kalpa. Những kỷ nguyên này cũng có thể được mở rộng ra
vô hạn, không có khởi đầu hay kết thúc nào.
Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) đã dạy phân
biệt năm uẩn (tất cả sắc, thọ, tưởng, hành và thức) với chánh trí tuệ theo ba
cách:
1. Cái này không phải của tôi (netaṃmama)
2. Cái này không phải là tôi (nesohamasmi)
3. Cái này không phải tự ngã của tôi (nameso attā).
Khi ăn: Nếu thiền giả hay biết mình
Đang ăn khi đang ăn, trí tuệ sẽ sinh khởi.
Nếu thiền giả nhận thức rõ mình
Đang ăn khi đang ăn, thiền giả đang có trí tuệ.
Nhưng nếu thiền giả không hay biết
Rõ mình đang ăn khi đang ăn
Thì vô minh đang có mặt.
Được gọi là vô minh khi một người đang ăn
Mà không hay biết mình đang làm gì.
Khi uống: Bất cứ khi
nào đang uống nước
Hoặc uống trà hay uống thuốc,
Nếu thiền giả biết mình đang uống
Thì trí tuệ sẽ sinh khởi.
Nếu thiền giả không hay biết điều này,
Đó là vô minh.
Nhai: Bất cứ khi nào
Đang cắn thức ăn như rễ cây, củ v.v…
Thiền giả biết mình đang cắn,
Khi nhai biết mình đang nhai,
Khi ăn biết mình đang ăn
Thì có trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không hay biết mình
Đang cắn, đang nhai, đang ăn thì đó là vô
minh.
Liếm: Bất cứ khi nào liếm mật ong, xi-rô v.v…,
Nếu thiền giả biết đang liếm, là đang liếm
Thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Đại tiện và tiểu tiện: Khi đại tiện
và tiểu tiện,
Thiền giả biết đang đại tiện và tiểu tiện
Là đang đại tiện và tiểu tiện thì trí tuệ
sinh khởi. Nếu thiền giả không biết đó là vô minh.
Đi: Bất cứ khi nào đang đi,
Nếu thiền giả biết đang đi là đang đi
Thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Đứng: Bất cứ khi nào đang đứng,
Nếu thiền giả biết đang đứng là đang đứng
Thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Ngồi: Bất cứ khi nào đang ngồi,
Nếu thiền giả biết đang ngồi là đang ngồi
Thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Ngủ: Bất cứ khi nào đi ngủ,
Nếu thiền giả biết đang đi ngủ
Là đang đi ngủ thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Thức giấc: Bất cứ khi nào thức giấc,
Nếu thiền giả biết đang thức giấc
Là đang thức giấc thì tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Nói: Bất cứ khi nào đang nói,
Nếu thiền giả biết đang nói là đang nói
Thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Im lặng: Bất cứ khi nào đang im lặng,
Nếu thiền giả biết đang im lặng
Là đang im lặng thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết
Đó là vô minh.
Nếu thiền giả biết điều gì
Đang xảy ra thì trí tuệ sinh khởi.
Nếu thiền giả không biết, thì sao?
Nếu thiền giả không biết, thì đó là vô minh.
Tại sao?
Vì vô minh có nghĩa là không hay biết.
Thật ra, vô minh, si và không hay biết là những
từ đồng nghĩa.
Trí tuệ, vô si, và hay biết là những từ đồng
nghĩa.
Nếu vô minh có mặt,
Quy luật tuần hoàn của vòng duyên khởi (paṭiccasamuppāda) sẽ tiếp tục
xoay vần –
Đó là hành (Saṅkhāra), thức (viññāṇa),
Các hiện tượng danh sắc (Nāmarūpa) v.v…,
Và các quãng thời gian
Tái sinh sẽ bị kéo dài ra.
Nhưng nếu thiền giả có sự hay biết,
Trí tuệ sẽ sinh khởi.
Nếu trí tuệ sinh khởi,
Vô minh sẽ tan biến và chấm dứt.
Nếu vô minh không còn,
Chuỗi tuần hoàn của vòng duyên khởi –
Đó là hành (Saṅkhāra), thức (viññāṇa),
Các hiện tượng danh sắc (Nāmarūpa) v.v
Sẽ bị phá vỡ,
Chu kỳ tái sinh sẽ dừng lại
Và không còn tiếp tục xoay vần.
Hành là kết quả của vô minh.
Đức Phật dạy,
Các hành lấy vô minh làm nhân.
Nếu có vô minh làm nhân,
Các hành sẽ là quả.
Nếu vô minh diệt thì các hành
Sẽ không còn hiện hữu.
Vô minh diệt thì các hành cũng diệt theo.
Nói tóm lại tất cả các hành động
Được thực hiện bằng thân, khẩu, ý
Phải được xem như là
Các đối tượng để quán chiếu.
Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy:
Này các Tỳ-khưu,
Mọi thứ phải được hay biết
Một cách rành mạch,
Có sự phân biệt rõ ràng, đâu ra đấy.
Thực tập theo cách này,
Thiền giả sẽ có trí tuệ.
Ngài dạy rằng khi bạn đang đi,
Rất khó giữ sự hay biết một cách liên tục
Rằng đang đi là đang đi.
Dầu bạn biết được việc phải thực tập
Vẫn khó mà thực tập.
Cho dẫu bạn thực tập,
Cũng rất khó để
Thực tập cho được trọn vẹn.
Tại sao?
Bởi vì việc Áp dụng chánh niệm (Satipaṭṭhāna)
- đối tượng của các thiền giả cao thượng –
Thực sự là rất khó để thực tập, mặc dù
Mới nhìn thì việc này thấy có vẻ dễ dàng,
Nó cũng thật là sâu sắc,
Mặc dù trông nó có vẻ dễ dàng.
Vì vậy Đức Phật dạy:
Nếu có vô minh làm nhân,
Thì các hành sẽ là quả.
Khi nhân của vô minh diệt,
Các hành sẽ không còn hiện hữu.
Rất khó phân biệt giữa nhân và quả.
Để phân biệt được chúng,
Chúng ta hãy lấy thí dụ
Cái cây và cái bóng của nó.
Cái cây có trước vì vậy nó là nhân,
Cái bóng có sau vì vậy nó là quả.
Cũng giống cái cây là nhân
Và cái bóng của nó là quả,
Vô minh (avijjā) là nhân và hành (Saṅkhāra) là quả.
Nếu không có vô minh,
Sẽ không có các hành.
Nếu không có cây,
Sẽ không có bóng.
Nếu có một cái cây,
Sẽ có một cái bóng.
Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy:
Nếu vô minh có mặt,
Các hành sẽ sinh khởi.
Nếu vô minh diệt thì các hành cũng diệt.
Đừng coi thường việc các hành diệt.
Nó chính là sự chấm dứt sự hiện hữu,
Sự dập tắt sự hiện hữu,
Sự tột cùng của kiếp tồn sinh.
Tại sao? Vì không còn vô minh (avijjā).
Nếu còn vô minh (avijjā), các hành (Saṅkhāra)
Sẽ sinh khởi,
Tức là có sự ra đời của một chúng sinh.
Nếu vô minh được chấp nhận
(để cho sinh khởi),
Tấm thân ngũ uẩn này sẽ hiện hữu.
Do đó để đạt được trí tuệ,
Bất cứ khi nào bạn nhìn,
Nghe, ngửi, ăn, xúc chạm,
Biết, bạn nên quán chiếu chúng.
Ngay khoảnh khắc bạn
Nhìn thấy một vật gì đó,
Hãy ghi nhận thấy.
Ngay khoảnh khắc bạn nghe
Một điều gì đó,
Hãy ghi nhận nghe.
Ngay khoảnh khắc bạn ngửi
Một mùi gì đó,
Hãy ghi nhận ngửi.
Ngay khoảnh khắc bạn đang ăn
Một thứ gì đó,
Hãy ghi nhận ăn.
Ngay khoảnh bạn xúc chạm
Một vật nào đó,
Hãy ghi nhận xúc chạm.
Ngay khoảnh khắc bạn biết
Một điều gì đó,
Hãy ghi nhận biết.
Bạn cần phải tu tập minh sát (Vipassana)
Thiền nội quán theo lời dạy của Đức Phật.
Hơn nữa, bạn nên quán chiếu
Bất cứ hành động bạn đang làm:
Ăn, uống, cắn, liếm, ngủ, thức giấc,
Nói chuyện, giữ im lặng, thở vào, thở ra,
chuyển động phồng xẹp của bụng,
Nóng và lạnh, mềm và cứng, thô và tế,
Các cảm giác dễ chịu và khó chịu,
Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn,
Đố kỵ, ích kỷ, giận dữ, thù hận, dèm pha,
Mong muốn được làm mất thể diện một ai đó,
mong muốn làm hạ phẩm giá của một ai đó, che giấu lỗi lầm, đạo đức giả, nhẫn
tâm,
Ganh đua, buồn phiền, than khóc, đau đớn,
Đau buồn, v.v…
Có rất nhiều điều bạn cần phải quán chiếu.
Bạn càng quán chiếu nhiều chừng nào,
Bạn sẽ có trí tuệ nhiều chừng nấy.
Khi minh (vijjā) sinh khởi, vô minh (avijjā) diệt.
Khi vô minh diệt,
Sẽ không còn tái sanh nữa.
Tột bậc của sự quán chiếu chính là đây.
Đức Phật dạy,
Trừ phi vô minh diệt,
Các hành sẽ không bao giờ chấm dứt
Vì bất cứ một nguyên nhân nào khác.
Tại sao? Vì Đức Phật dạy,
Các hành diệt chỉ khi vô minh diệt.
Tất cả các bất thiện pháp đều có
Vô minh là kẻ làm tiền trạm cho chúng.
Đức Phật dạy,
Này các tỳ-khưu,
Trong việc phạm vào các ác pháp,
Vô minh (avijjā) là kẻ dẫn đầu.
Nếu vô minh (avijjā),
Căn nguyên của mọi
Phiền não được diệt tận,
Tất cả phiền não sẽ bị nhổ tận gốc.
Vậy, diệt tận vô minh có nghĩa là sao?
Vô minh được diệt tận bằng chánh niệm.
Chánh niệm tự bản thân nó là minh.
Nếu minh sinh khởi,
Vô minh không thể tồn tại.
Do đó, Đức Phật dạy:
Khi minh (vijjā) sinh khởi,
Phải hiểu rằng vô minh đã bị xua tan.
Nếu vô minh đã bị không còn nữa,
Không một phiền não mảy may nào,
Ở bất kỳ hình thức nào,
Có thể sinh khởi.
Nếu không có phiền não
Và nếu các phiền não,
Không phát sinh
Thì không còn thứ gì
Có thể tạo điều kiện
(duyên) cho sự sinh.
Đức Phật dạy:
Hành động mà
Không có phiền não thì không thể,
Tạo điều kiện (duyên) cho sự sinh.
Cần lưu ý ở đây là,
Hành động không có phiền não
Có nghĩa là hành động thiện.
Hành động thiện
Không tạo ra sự tái sinh,
Trái lại nó dập tắt sự tồn tại.
Nó không có phiền não.
Chỉ có hành động bất thiện
Mới tạo ra sự tái sinh.
Thậm chí khi mọi hành động
Bất thiện không tạo ra các yếu tố
Dẫn đến sự sinh, thì tham ái,
Mỗi một mình nó,
Sẽ tạo ra sự tái sinh.
Do đó, Đức Phật dạy:
Bất thiện pháp có nghĩa là
12 loại tâm sở bất thiện.
Tâm sở (cetasika),
Là những yếu tố phụ thuộc vào tâm,
Gắn liền với một nhận thức.
Trong số đó, ái (tanha) đặc biệt
Là một loại bất thiện pháp mạnh nhất.
Nó thực sự tạo ra một sự sanh mới,
Và vì vậy nó được gọi (ponobhavika)
Tham ái là nguyên nhân của sự tái sanh.
Chỉ có tham ái là bất thiện pháp
Tạo ra một sự sinh mới.
Nói ngắn gọn, trạng thái ham muốn
Và bị thúc dục được gọi là nghiệp – (kamma).
Đức Phật dạy:
Để không còn tái sanh trong cõi giới kế tiếp,
Bất cứ hành động nào
Được thực hiện bằng thân, khẩu và ý,
Nếu ông quán chiếu từng hành động
Một cách thận trọng,
Ông biết rằng một mắc xích của vòng
Sinh tử luân hồi đã bị cắt đứt.
Từ kamma –nghiệp,
Hành động mà không có phiền não
Được đề cập trước đây
Không có nghĩa thiền giả
Chỉ hành thiền để thanh lọc tâm
Mà còn thực tập bố thí và trì giới.
Không nên hiểu lầm thực tập,
Bố thí và trì giới là tạo nhân,
Cho việc kéo dài vòng sinh tử luân hồi.
Để đưa ra một gợi ý,
Cho thấy thực tập
Bố thí và trì giới không tạo nhân,
Cho việc kéo dài vòng sinh tử luân hồi,
Trích dẫn từ kinh pali:
Về ba căn nguyên của bất thiện nghiệp
Và ba căn nguyên của thiện nghiệp.
Đức Phật dạy:
Này các tỳ-khưu, tham, sân và si,
Là ba căn nguyên đưa tới ác nghiệp.
Vô tham, vô sân và vô si,
Là ba căn nguyên đưa đến thiện nghiệp.
Ba căn nguyên bất thiện tạo nghiệp,
Chúng không làm chấm dứt nghiệp,
Trong khi ba căn nguyên thiện,
Làm chấm dứt nghiệp,
Chúng không tạo nghiệp (mới).
Đức Phật dạy:
Này các tỳ-khưu,
Có một số kamma (nghiệp),
Đưa đến cái vòng lẩn quẩn của khổ,
Và cái vòng lẩn quẩn này,
Được tạo ra bởi tham,
Có tham là căn nguyên của nó,
Có tham là căn nguyên của sự sinh khởi.
Nghiệp dẫn đến cái vòng lẩn quẩn của khổ,
Được gọi là bất thiện nghiệp.
Bất thiện nghiệp không được tán dương,
Vì nó tạo ra quả xấu.
Bất thiện nghiệp dẫn đến,
Cái vòng lẩn quẩn của khổ đó,
Tạo nhân sinh khởi của nghiệp.
Bất thiện nghiệp đó,
Không làm cho nghiệp ngưng lại.
Tương tự như vậy đối với sân và si.
Lời dạy này của Đức Phật cho thấy,
Bất thiện nghiệp được tạo ra như thế nào,
Và tại sao nó không được coi là thù thắng.
Đức Phật dạy:
Này các tỳ-khưu,
Có một số nghiệp đưa đến niếp-bàn,
Sự chấm dứt khổ,
Và những nghiệp này,
Được tạo ra bởi vô tham,
Có vô tham làm căn nguyên của nó,
Có vô tham là căn nguyên của sự sinh khởi.
Nghiệp đưa đến Niếp-bàn,
Sự chấm dứt khổ được gọi là thiện nghiệp.
Thiện nghiệp đó được tán dương
Vì nó tạo ra quả tốt.
Thiện nghiệp đó làm cho nghiệp dừng lại.
Thiện nghiệp đó không tạo
Nhân sinh khởi của nghiệp.
Đức Phật giải thích một cách khác rằng
Thiện nghiệp không tạo ra nghiệp,
Và chính thiện nghiệp đó,
Đưa đến sự chấm dứt nghiệp.
Đức Phật giải thích như sau:
Bố thí là căn nguyên của vô tham,
Giới là căn nguyên của vô sân,
Và hành thiền thanh lọc tâm,
Là căn nguyên của vô si.
Để giải thích lẽ thực rằng
Ba thiện nghiệp,
Bố thí, trì giới và hành thiền,
Thanh lọc tâm không kéo dài
Vòng sinh tử luân hồi,
Thay vào đó chúng chặt đứt
Các mắt xích của vòng sinh tử luân hồi.
Con đường đạo và quả không thể
Đạt được mà không dựa vào một cái gì đó.
Chúng phải dựa vào bố thí,
Trì giới và hành thiền để thanh lọc tâm.
Aditta-pariyaya Sutta (SN 35.28)
1) Một
thời Thế Tôn trú ở GA GIÁ (Gàya),
Tại GA GIÁ XI XÁ (Gàyasìsa)
Cùng với một ngàn Tỳ-khưu.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu:
–Tất cả, này các Tỳ-khưu, đều bị bốc cháy.
Và này các Tỳ-khưu,
Tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
Mắt, này các Tỳ-khưu,
bị bốc cháy.
Các sắc bị bốc cháy.
Nhãn thức bị bốc cháy.
Nhãn xúc bị bốc cháy.
Do duyên nhãn xúc nên
Khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
2) Tai, này các Tỳ-khưu, bị bốc cháy.
Các thinh bị bốc cháy.
Nhĩ thức bị bốc cháy.
Nhĩ xúc bị bốc cháy.
Do duyên nhĩ xúc nên khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
3) Mũi, này các Tỳ-khưu, bị bốc cháy.
Các hương bị bốc cháy.
Tỷ thức bị bốc cháy.
Tỷ xúc bị bốc cháy.
Do duyên tỷ xúc nên khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
4) Lưỡi bị bốc
cháy.
Các vị bị bốc cháy.
Thiệt thức bị bốc cháy.
Thiệt xúc bị bốc cháy.
Do duyên thiệt xúc
Nên khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
5) Thân bị bốc
cháy.
Các xúc bị bốc cháy.
Thân thức bị bốc cháy.
Thân xúc bị bốc cháy.
Do duyên thân xúc
Nên khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
6) Ý bị bốc cháy.
Các pháp bị bốc cháy.
Ý thức bị bốc cháy.
Ý xúc bị bốc cháy.
Do duyên thân xúc
Nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ
Hay bất khổ bất lạc;
Cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh,
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thấy vậy, này các Tỳ-khưu,
Vị đa văn thánh đệ tử nhàm chán
Đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc,
Nhàm chán đối với nhãn thức,
Nhàm chán đối với nhãn xúc.
Do duyên nhãn xúc
Khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ,
Hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với tai,
Nhàm chán đối với các thinh,
Nhàm chán đối với nhĩ thức,
Nhàm chán đối với nhĩ xúc.
Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với mũi,
Nhàm chán đối với các hương,
Nhàm chán đối với tỷ thức,
Nhàm chán đối với tỷ xúc.
Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với lưỡi,
Nhàm chán đối với các vị,
Nhàm chán đối với thiệt thức,
Nhàm chán đối với thiệt xúc.
Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với thân,
Nhàm chán đối với các xúc,
Nhàm chán đối với thân thức,
Nhàm chán đối với thân xúc.
Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với ý,
Nhàm chán đối với các pháp,
Nhàm chán đối với ý thức,
Nhàm chán đối với ý xúc.
Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì,
Lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc;
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham.
Do ly tham nên vị ấy được giải thoát.
Trong sự giải thoát,
Khởi lên trí hiểu biết rằng:
Ta đã giải thoát.
Vị ấy biết rõ:
Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành,
Những việc nên làm đã làm,
Không còn trở lui với trạng thái này nữa.
8) Thế Tôn thuyết
như vậy.
Các Tỳ-khưu ấy hoan hỷ,
Tín thọ lời Thế Tôn dạy.
9) Và trong khi
lời giảng giải này được nói lên,
Tâm của một ngàn Tỳ-khưu ấy,
Được giải thoát khỏi các lậu hoặc,
Không có chấp thủ nữa.