"Sự thành tựu" thì quá ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đừng nhận thức rằng không có "sự hiện hữu". Hãy nhìn những gì đang xảy ra vào giây phút này mà không có bất cứ động lực nào để nâng cao nó sao.
Tôi hiểu được sự tranh đấu và nỗi đau đớn của bạn. Tôi biết bạn đang cố gắng hết sức mình để trở thành một người đệ tử tốt của Ðức Phật. Ðiều này thật khó. Thậm chí cũng không dễ dàng để giữ được ngũ giới. Vâng, một số người nghĩ đến Sotàpatti maggaphala (con đường và quả nhập lưu) chẳng là gì. Họ không hiểu nó phi thường nào khi không còn tà kiến; để vượt qua những nghi lễ; nghi thức tôn giáo (dị đoạn). Ðể đi đến sự nhận thức rõ ràng rằng giáo pháp là con đường duy nhất có thể dẫn đến giải thoát, hạnh phúc. Họ không biết được nó phi thường biết bao khi không còn lòng ganh tị; hoan hỉ cùng với sự giàu có phát đạt của những người khác; chia xẻ những gì bạn có với những người khác và phải vượt qua tất cả những hoài nghi về sự tu tập của bạn (dù nó là con đường đúng hoặc không) thật là vui vẻ khi bạn không phải có những hoài nghi về con đường mà người ta đang theo đuổi nó.
Tôi không thể hiểu việc tu tập (Sàti) chánh niệm thật khó khăn ra sao đối với những người đang có một cuộc sống bận rộn như thế. Tôi cũng không có được một trăm phần trăm chánh niệm. Ðiều tốt hơn hết nếu bạn có thể hạn chế bớt bất cứ những hoạt động không cần thiết. Chúng ta lắng nghe những bài chính tả của tâm và chạy vòng vòng làm những việc mà tâm chúng ta mách bảo phải làm, nhưng nếu chúng ta theo dõi tâm của mình kỷ lưỡng hơn chúng ta sẽ nhìn thấy rằng chúng ta không thể tin tất cả mọi điều mà tâm của chúng ta bảo chúng ta tin tưởng, và chúng ta không phải chạy vòng vòng giống người điên làm mọi điều mà tâm bảo chúng ta làm.
"Chính anh ta là người luôn luôn hoàn tất bất cứ điều gì nhưng phải tìm hiểu để hạn chế bản thân" (Geethe). Chúng ta phí quá nhiều thời gian trong việc theo đuổi tầm thường. Ðức Phật dạy: Appakicco (ít trách nhiệm hoặc bổn phận).
Nếu các bạn biết hạn chế bản thân cẩn thận hơn, bạn sẽ có thể phát huy sự nhận thức sâu sắc hơn. Nếu bạn không thể giữ chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày, bạn không thể phát huy sự hiểu biết cuộc sống. Sự hiểu biết cuộc sống và sự hiểu biết giáo pháp đi song đôi với nhau. Trên hết, tìm hiểu để sống một cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa, một cách tỉnh táo.
Bạn từng nhận thấy không có nhiều người quan tâm sâu sắc đến giáo pháp bằng như bạn quan tâm. Thậm chí hầu hết mọi người không biết đến những trạng thái tâm của họ. Tất cả chúng ta đều có những trạng thái tâm tốt hoặc xấu. Ðể nhận biết cả hai trạng thái là điều trước tiên và quan trọng nhất phải làm. Chúng ta thật sự không có sự kiểm soát tâm, và vì thế nó vô ngã (anattã) Thấy được điều này bạn sẽ không tạo những trạng thái tâm xấu xa.
Ðể hiểu bản chất tâm, đó là bản chất của tham ái (lobha) chán ghét (dosa) ảo tưởng (moha) so sánh (màna), ganh tị (issa), bủn xỉn (machaviya), lo lắng (kukkucca) và v.v...và cũng để hiểu biết chánh niệm (sati), tập trung (samàdhi) trí tuệ (pannà), tâm từ (mettà), tâm bi (karunà) v.v... thì quan trọng hơn để đạt một số tầng thánh hoặc từ bỏ phiền não (điều ô trược - kilesa). Hiểu biết đến trước tiên, vượt qua những điều xảy ra một cách tự nhiên sau đó. Như thế, xin vui lòng, sẵn sàng theo dõi bất cứ điều gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Ðầu tiên hãy nhận thức bản chất của nó. Nếu bạn cảm thấy khó chịu bởi vì bạn còn sân, hoặc chán ghét, hoặc ... bạn sẽ không thấy được nó rõ ràng bởi vì bạn đang lo lắng, bối rối, bạn gặp phải sự chán ghét. Cũng phải nhận thấy điều đó. Chỉ khi bạn sẵn sàng nhìn vào tâm của mình mà không cảm thấy tội lỗi không ham muốn làm bất cứ điều gì, bạn sẽ thấy nó thật rõ ràng. Rồi nó sẽ mất đi sức mạnh của nó khuất phục bạn bởi vì nó đã được phơi bày - nó thật rõ ràng.
Xin vui lòng đừng lên án tham, ngã mạn, giận hờn v.v... bạn có thể học hỏi nhiều từ chúng. Bạn không thể phát triển trừ phi bạn hiểu biết chúng rõ. Chỉ khi bạn có thể nhận thức chúng với tâm rõ ràng bạn có thể hiểu về bản chất thật của chúng, đặc biệt về tâm tha của chúng.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong thiền là không có sự chân thực với những hiện tượng thân tâm. Không khuất phục bất cứ điều gì ngoại trừ khuất phục sự chứng thực với tiến trình. Tại sao người ta bực mình, bởi vì họ đồng hóa với tiến trình. Vì vậy, khi có tham sân si, chấp thủ, giận hờn hoặc ngã mạn, điều quan trọng nhất là nhận ra chúng là một bản chất tự nhiên mà không coi chúng như là một vấn đề thuộc về cá nhân, đừng tìm cách khuất phục chúng, bởi vì khó chịu là một hình thức của cái ngã khác. Có một người bực mình phải không? Bực mình chỉ là một hiện tượng tự nhiên khác. Bực mình là sự thúc đẩy của bản ngã. Nếu tâm không bị bực mình, nếu có một sự không chân thực trong tâm theo dõi, có nghĩa là có sự xả bỏ, tâm sẽ có thể theo dõi tham v.v..., với sự quan tâm, vắng lặng và trong sạch và nhìn thấy được bản chất của nó là gì - Một sự thoáng qua, một sự tưởng tượng, vô ngã, những hiện tượng tự nhiên. Sự chứng thực làm cho tất cả những phiền não mạnh mẽ hơn, không có sự chân thực chúng nó không mạnh mẽ.