và làm sao thành tựu
được mong ước của mình? Trong bài kinh Ước nguyện (Àkankheyyasutta) thuộc tuyển
tập Trung Bộ, Đức Phật nêu ra mười hai mong ước “chính đáng” của người xuất gia
nhằm khuyến khích các học trò mình nỗ lực tu tập đạo lý giác ngộ. Có mong ước
chính đáng tức sẽ có nỗ lực chính đáng và kết quả chính đáng. Mười hai mong ước
gồm:
1. Mong được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý và
tôn trọng.
2. Mong nhận được tứ sự cúng dường: y phục, món ăn khất
thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
3. Mong những vị hiến cúng tứ sự cúng dường được quả
báo, lợi ích lớn.
4. Mong bà con huyết thống khi mệnh chung nghĩ tưởng đến
mình với tâm hoan hỷ nhờ vậy được quả báo, lợi ích lớn.
5. Mong nhiếp phục lạc và bất lạc.
6. Mong nhiếp phục khiếp đảm và sợ hải.
7. Mong chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện
tại lạc trú.
8. Mong chứng được các cảnh giới giải thoát tịch tĩnh,
siêu thoát sắc giới, thuộc vô sắc giới.
9. Mong chứng quả Dự lưu.
10. Mong chứng quả Nhất lai.
11. Mong chứng quả Bất lai.
12. Mong thành tựu lục thông (thần túc thông, thiên nhĩ
thông, tha tâm thông, túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu
tận minh), hướng đến diệt trừ lậu hoặc, chấm dứt khổ đau.
Trên đây là mười hai mong ước “chính đáng” của người xuất
gia. Đáng chú ý là bài kinh đề cập các ước nguyện của người xuất gia và dùng
các mệnh đề giả định để khẳng định một luận đề: Có làm thì có kết quả.
Chẳng hạn, luận đề thứ nhất nêu như sau:
“Này các Tỷ- kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo
ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián
đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh”.
Như vậy, vấn đề không phải nằm ở chỗ mong ước mà chính là cách thức làm thế nào
để thực hiện mong ước. Người xuất gia có thể nuôi dưỡng các ước mong chính đáng
của mình nhưng cần phải biết cách biến mong ước thành hiện thực. Nói khác đi, Đức
Phật khuyên người xuất gia cần phải nuôi dưỡng các tâm lý ước mong chính đáng để
thúc đẩy . chí tự độ và độ tha, nhưng trên hết cần phải hiểu rằng sự chuyên tâm
hành trì giáo lý giới- định- tuệ chính là cách duy nhất để người xuất gia hoàn
thành các ước mong chính đáng của mình. Sau đây là toàn văn lời Phật dạy1: “Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh
thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên
mãn giới luật, kiên tr., nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu
quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm
trị bệnh!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nay hưởng thọ các
vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!
Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được
lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ đến ta với tâm
hoan hỷ và nhờ vậy được quả báo lớn, lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu
viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng
ta sống, luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu
viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện:
“Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ
hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống, luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi
được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng,
tùy theo . muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng
được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!”, Tỷ-kheo ấy phải
thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo
có ước nguyện: “Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc
giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!”,
Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không c.n bị đọa lạc, chắc chắn hướng
đến Chánh giác!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt lai,
chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu
viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện:
“Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn
ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!”, Tỷ-kheo ấy phải
thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng
ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân
ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua
núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong
nước; ta đi trên nước không chạm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư
không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật
có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho
đến Phạm Thiên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng,
với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và
loài Người, ở xa hay ở gần!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú
xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với
tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta
biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết
tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si.
Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm
tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại
hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng.
Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định.
Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm
giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!”, Tỷ-kheo ấy phải
thành tựu viên mãn giới luật… các trú xứ không tịnh.
Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện:“Mong rằng ta
nhớ đến các đời sống của quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời,
mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, một trăm đời một ngàn đời, một trăm ngàn đời,
nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: “ Tại
chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống
như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết
tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như
thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế
này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này . Sau khi chết
tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây !”. Tỳ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới
luật …trú xứ không tịnh.
Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện: “ Mong rằng
với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy được sự sống và sự chết của chúng
sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người
hạ liệt, kẻ cao sang người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kè bất hạnh đều
do hạnh nghiệp của chúng . Các Tôn giả chúng sanh nào làm những ác hạnh về
thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo
tà kiến, những người này sau khi thân hoại
mệnh chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục. Còn các Tôn
giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ bán
các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiế , những người này
sau khi thân hoại, mạng chung, được sanh lên các thiện chú, cõi Trời trên đời
này. Như vậy ta với thiên nhãn thuần tịnh , siêu nhân , thấy sự sống chết của
chúng sanh, biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ ,
kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh , đều do hạnh nghiệp của họ !”. Tỳ-kheo ấy
phải thành tựu viên mãn giới luật …trú xứ không tịnh.
Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện : “ Với sự diệt
trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri, tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong
hiện tại, tâm giải thoát , tuệ giải thoát không có lậu hoặc!” Tỳ-kheo ấy phải
thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền
định, thành tựu quán hạnh thích sống tại các trú xứ không tịnh”.
Vài nơi trong kinh tạng Pàli 2, Đức Phật dùng hình ảnh
con gà mái kiên trì ấp trứng để lưu nhắc các Tỷ-kheo chuyên tâm trong vấn đề thực
hành đạo lý giải thoát. Vì chỉ có thái độ kiên trì tu tập và thực hành đạo lý
giải thoát mới giúp cho người xuất gia thành tựu sở nguyện tự độ và độ tha. Người
xuất gia có thể khởi lên các mong ước chính đáng nhưng phải chuyên tâm tu tập
giáo lý giới-định-tuệ thì mọi ước nguyện mới thành tựu. Tựa như con gà mái thường
xuyên ấp nằm, ấp nóng, ấp dưỡng các quả trứng một cách kiên trì và đúng đắn thì
đến lúc các con gà con sẽ tự phá vỡ vỏ trứng và thoát ra ngoài một cách an
toàn, dù cho nó có khởi ý muốn, mong các chú gà con sẽ nở ra an toàn hay không.
Chú thích:
1. Kinh Ước nguyện, Trung Bộ.
2. Kinh Tâm hoang vu, Kinh Hữu học, Trung Bộ; Kinh Sự tu
tập, Tăng Chi Bộ.