Để trả lời cho điều này, giáo nghĩa đạo Phật đã hướng đến
lý thuyết về nghiệp báo, những hoạt động vô hình của tạo tác và hiệu quả, điều
này cung cấp một sự giải thích, làm thế nào những hạt vi trần vô tri giác tạo
nên những biểu hiện khác nhau.
Những hoạt động vô hình của nghiệp nhân, hay nghiệp lực
(kamma: nghiệp: nghĩa là hành động: action), liên kết với động cơ của tâm thức
con người và chính điều ấy cho phép khởi lên những hành động ấy. Vì vậy một sự
hiểu biết về tâm thức tự nhiên của con người và vai trò của nó là chủ yếu đối với
sự thấu hiểu về kinh nghiệm và sự liên hệ giữa tâm và vật, giữa tâm thức và sự
kiện.
Chúng ta có thể thấy từ kinh nghiệm của chính chúng ta
là trạng thái tâm thức chúng ta thể hiện một vai trò phần lớn trong kinh nghiệm
hằng ngày và trong trạng thái vật lý hay tâm lý tốt đẹp của chúng ta. Nếu một
người có một tâm tĩnh lặng và vững vàng, điều này ảnh hưởng đến thái độ và quan
điểm của người ấy với quan hệ cùng những người khác.
Nói một cách khác, nếu ai đấy duy trì một trạng thái tâm
thức tĩnh lặng, thanh thản, và hoà bình, hoàn cảnh chung quanh hay điều kiện
bên ngoài có thể chỉ làm quấy nhiễu một cách hạn chế. Nhưng điều này cực kỳ khó
khăn cho những người mà trạng thái tâm thức tháo động, bồn chồn, áy náy, không
yên để được an tĩnh và vui vẻ ngay cả chung quanh họ là những điều kiện thuận
tiện nhất hay là những bằng hữu thân thiết nhất.
Điều này chỉ cho thấy rằng quan điểm của tâm thức chúng
ta là nhân tố chủ yếu trong sự quyết định kinh nghiệm hoan hỉ và hạnh phúc, và
vì vậy cũng là sức khỏe tốt.