Thursday, August 18, 2016

Chúng ta dùng chánh niệm như thế giảm đau.

 Tâm thích an trú trong quá khứ hoặc tương lai. Nó chỉ chạm nhẹ đến hiện tại một cách hời hợt, không muốn ở trong hiện tại, luôn luôn tìm kiếm trò tiêu khiển - xem TV, nghe radio, cassét, ăn, uống, hút, đọc sách báo (vâng tôi đã nghe rằng - đọc sách) và những điều tương tự. Chúng ta có thật sự thích chánh niệm không? à... vâng nhưng. Ha. Ha. Không cần thắc mắc chúng ta thật nông cạn.

Chúng ta dùng chánh niệm như thế giảm đau. Chỉ khi cuộc sống trở nên quá đau khổ và chúng ta thật sự muốn đi đến một nơi yên tĩnh và hành thiền. Nói một cách khác chúng ta thật hoàn toàn hài lòng với thú tiêu khiển.
Người ta hoàn toàn không thể tránh được giận hờn. Nó sẽ đến khi có đầy đủ nhân duyên. Tất cả những gì người ta có thể làm là thấy rằng có cơn giận. Nó giúp ích nếu người ấy có thể thấy rằụng người ta đang đau khổ.

Bạn thấy bạn đau đớn biết bao khi bạn bị dằn vặt. "Thật không đáng phiền muộn, bực mình bất cứ điều gì. Hãy chánh niệm. Hãy nhận thức. Cơn giận chỉ như là cơn giận, không phải cơn giận của tôi."

Ðừng nói rằng bạn đừng nên nóng giận. Ðiều rất quan trọng là phải thực tế. Chúng ta có những ý tưởng nhưng chúng ta có thể không bao giờ đạt được những ý tưởng đó. Ðiều đó không có nghĩa là chúng ta đừng nên có những ý tưởng. Nó có nghĩa chúng ta phải nhận biết khả năng của mình. Như thế, đừng nản lòng bởi cuộc sống có lúc này lúc khác. Hãy giữ tâm chánh niệm càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng hết sức mình.

Tôi thường cảm thấy xấu hổ về những lỗi lầm gây ra (không được hoàn hảo). Trong một số trường hợp, nó là những điều mong đợi không thực tế của người khác tạo ấn tượng đối với tôi; và tôi hoàn toàn hay biết là mình đã dính vào vai diễn mà họ mong đợi nơi tôi. Ðiều đó không thể được; thậm chí nó nguy hiểm; nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu được bản thân.

Xin hãy giữ chánh niệm dù đôi lúc có khó khăn. Khi bạn nghĩ rằng không thể giữ chánh niệm; đó là lúc khi nó rất quan trọng để có chánh niệm.
Ðiều quan trọng hơn nữa là hãy thiền khi bạn bị bất ổn. Khi bạn nghĩ rằng bạn không thể hành thiền được bởi vì tâm của bạn bị điên cuồng - đó là thời gian quan trọng nhất để bạn hành thiền.

Ở trong bài kinh Ðại Niệm Xứ , đức Phật dạy rằng "khi tâm bị xao động,  ta biết rằng tâm bị phóng dật", bạn không mong cầu hơn gì ngoài việc hành thiền.
Ðức Phật không dạy bạn phải cảm thấy xấu hổ, tội lỗi bởi tham lam hoặc giận hờn. Bạn biết việc gì đang xảy ra. Ðừng tự lừa dối mình. Ðó là tất cả những gì bạn có thể làm được. Như vậy, hãy giữ chánh niệm nhưng đừng tự hành hạ mình. Chấp nhận và trung thực là điều quan trọng nhất.

Chỉ cần biết những trạng thái mà tâm đang diễn ra là đầy đủ rồi. Nếu bạn cố gắng thực hiện bất cứ điều gì hơn nữa, bạn sẽ đến một kết cuộc thậm chí thất vọng hơn nữa. Không có sự kiểm soát và có nghĩa. Khi tâm bị tham dục, người đó biết tâm bị tham dục, hãy nhận biết rõ ràng; như thế là đủ rồi; không còn gì hơn thế nữa. Ðể có một tâm an lạc thanh tịnh luôn luôn thì khó thực hiện đối với những ai có nhiều quan hệ với quá nhiều người mỗi ngày. Tôi biết đọc một số sách giáo pháp và lắng nghe một cuốn băng giáo pháp đã làm cho người ta cảm thấy tộâi lỗi như thế nào. Yù tưởng của nó quá cao. Chúng ta không thể thấu hiểu được nó. Chúng ta không cần phải cảm thấy tội lỗi về việc thích thú những điều vui thú miễn là chúng ta đừng gây nguy hại cho bất cứ ai. Hãy nhận biết niềm vui thích là thế nào.

Trong lúc có những cảm giác thích thú người ấy biết rằng tôi đang thích thú với những cảm giác khoái lạc. Sự xấu hổ, tội lỗi đến từ đâu? Ai đã dạy chúng ta cảm thấy tội lỗi bất cứ khi nào chúng ta yêu thích cuộc sống? Ðủ rồi! mặc dù chúng ta biết chánh niệm là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho bản thân; nhưng chúng ta lại thường sao lãng. Chúng ta cần được kích thích.

Hãy theo dõi tâm và xem nó đang làm gì. Nếu bạn hiểu được tâm của mình, những vấn đề của bạn sẽ biến mất bởi vì hầu hết những vấn đề do tâm tạo ra - chúng không có hiện thực ở ngoài tâm bạn.
Ðiều tốt nhất bạn có thể làm là nhận thức biết được trạng thái tâm mà nó không đổ lỗi cho bản thân, hoặc đánh giá; không muốn nó có sự khác biệt, hoặc không trốn chạy, không cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi.

Hãy nhìn vào tâm của bạn như là tâm, chứ không phải là "tâm của bạn". Dù nó tốt hay xấu hãy nhận thức nó là vô ngã, hãy nhận thức rằng nó phát sinh bởi vì nó có đủ điều kiện để phát sinh chứ không phải tự nó phát sinh; không phải là một chúng sinh, không phải là tôi, không phải là của tôi. Phiền não thì rất thú vị.
Hoài bảo là nguồn gốc của sự thất vọng. Chính bản thân nó làm cho tâm phóng dật.
Ðôi lúc tôi nghĩ rằng có một ý tưởng về sự vắng lặng, an lạc và vui mừng thậm chí làm cho con người trở nên thất vọng.

Những người đang sống một cuộc đời ẩn dật có thể được thanh thản (không phải tôi). Ngay khi bạn tiếp xúc với những người (những người vô tình, ích kỷ, lợi dụng bạn), bạn sẽ nhận thấy rằng khó mà có được sự thanh thản. Sự vắng lặng trong tâm thì cần thiết để phát huy một tuệ giác sâu sắc; nó là sự đối nghịch của sự bối rối. Không có điều gì sai với ai có một ít sự vắng lặng, nhưng hãy cẩn thận về sự chấp thủ đối với sự vắng lặng - sự chấp thủ đó thì nguy hiểm - sự vắng lặng làm cho tâm trong sạch. Nó nuôi dưỡng tâm và giúp tâm giữ chánh niệm.

Chánh định là nguyên nhân gần nhất của những trạng thái tâm tốt. Có thể không có những trạng thái tâm tốt mà không có chánh định sai là nhân của những trạng thái tâm xấu.
Chúng ta đang thực hiện những hành động tự kỷ ám thị mỗi ngày nhưng hầu hết chúng ta không biết điều đó. Một số thì tích cực lẽ nhiên một số thì tiêu cực. Những sự gợi ý thì giống như những quan điểm. Ðiều quan trọng nhất là biết được tâm của bạn.

Ðiều duy nhất bạn có cảm nhận trực tiếp là tâm của bạn, nó bao gồm những ý tưởng, tình cảm, thái độ của bạn. Toàn bộ phần còn lại là phần suy đoán, thậm chí khi bạn nhìn bàn tay của mình và nghĩ rằng bạn thấy được hình dáng và màu sắc của nó, nó đã đi qua nhiều giai đoạn. Làm cách nào bạn thấy được hình dạng và màu sắc? Hình dáng gì và màu sắc gì?