Bạn sẽ làm gì nếu tất cả tài sản và tiền bạc của bạn mất đi
trong nháy mắt? Điều đó vẫn xảy ra hằng ngày đối với hàng ngàn người trên thế
giới; vì thế, việc quán tưởng hay suy ngẫm về một điều có thể xảy ra như vậy không
phải là điều viễn vông.
Hãy thử tưởng tượng trong chốc lát rằng bạn
không có việc làm, và cũng không còn một đồng xu: Bạn sẽ làm gì? Cảm giác thế
nào? Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống
bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm
sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ
đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?
Trở thành khánh kiệt và không thể làm tròn bổn phận của mình là điều chúng ta không muốn xảy ra cho bất cứ một ai. Nhưng khi quán tưởng, suy ngẫm như thế về tiền của cải và tiền bạc – tưởng tượng rằng bỗng nhiên ta hoàn toàn không còn gì, phải đối mặt trực tiếp với cuộc đời, mà không có sự bảo vệ, che chở bằng tài sản – chúng ta có thể đạt được trí tuệ về nỗi sợ hãi khi kiếm sống.
Khi quán tưởng như thế, hãy xem chúng ta phụ thuộc vào tiền bạc đến mức độ nào. Có tiền , chúng ta có nhiều lựa chọn: Có nhà; được đi du lịch; có thể nghỉ hưu sớm; được chữa trị bởi các bác sĩ giỏi; con cái chúng ta có thể theo học ở những trường danh giá nhất. Không có tiền, dường như có quá nhiều rủi ro: không có nhà; gia đình không được đảm bảo; sức khỏe và ngay việc có được mâm cơm trên bàn cũng là điều không chắc chắn. Tiền bạc dường như đã chạm vào tận huyết mạch của ta: đó là lòng ham sống. Nhưng nếu tài sản chúng ta biến mất, hoàn cảnh đó có thể đánh gục ta hay ta có thể trở nên chín chắn hơn? Ngược lại, nếu có thật nhiều tiền, chúng ta có làm chủ cuộc đời mình không? Có hay không có tiền, chúng ta trở nên một người hoàn toàn khác không? Việc quán tưởng về tiền bạc và của cải giúp ta nghĩ đến những điều có thể xảy ra này.
“Quán tưởng về tài sản” giúp ta khám phá tất cả những điều ta vẫn thường nghĩ về tiền, giúp ta mổ xẻ được những “nỗi lo sợ về tiền bạc”. Có thể là chúng ta có tiền, nhưng sợ mất chúng; hoặc đã mất chúng, và tha thiết mong tìm lại được. Có thể chúng ta đang cần tiền, và đang lo lắng không biết làm sao kiếm được nhiều tiền hơn; hay chúng ta ra vẻ có tiền vì chúng ta hy vọng sẽ sớm có được một số tiền. Có thể ta có rất nhiều tiền và ta biết nhiều người cũng dòm ngó muốn có số tiền đó, hay chúng ta mặc cảm tội lỗi vì con cái chúng ta đã bị đồng tiền làm hư hỏng. Bằng việc cảm nhận mọi khía cạnh của đồng tiền – sự lo lắng vật chất, nỗi bất an tinh thần, sự tự tại, ngay cả nỗi lo sợ bị làm nô lệ co tiền bạc – chúng ta có thể trở nên thành thật hơn với bản thân về sự dính mắc hay e dè trước đồng tiền.
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: Nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên; đôi khi nó thật cám dỗ nhưng có lúc ta cũng ghê sợ nó; nó giúp ta thực hiện được nhiều điều mà đôi khi cũng làm trở ngại ta. Từ đó, ta cũng hiểu rõ hơn những nghịch lý của đồng tiền: càng cần đến tiền, ta càng ít có nó; càng có nhiều tiền, ta càng muốn có thêm. Có người làm thật nhiều mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền; kẻ khác dường như làm rất ít mà tiền vô như nước. Khi quán tưởng đến của cải, tiền bạc bằng cách đó, ta khám phá ra rằng tiền là một trong những nghịch lý của cuộc đời, khiến ta có cái nhìn rộng hơn về tính chất khó lường và hay thay đổi của đồng tiền cũng như của của cải vật chất.
Khi quán tưởng về của cải, chúng ta có thể cũng nên suy ngẫm về thế giới quanh ta. Một cặp vợ chồng nổi tiếng đưa nhau ra tòa vì không biết phải chia nhau 120 triệu đôla như thế nào; suốt hàng thập kỷ qua vẫn có khoảng bốn mươi tám ngàn đứa trẻ chết đói mỗi ngày; các nước trên thế giới chi trả hàng tỷ đô la cho chi phí quân sự; bác hàng xóm lúc nào cũng dang tay giúp đỡ những người cơ nhỡ dù chỉ với ít đồng tiền; những kẻ cướp của, giết người; công việc từ thiện và những ngườoi khốn khó…Khi chúng ta khai triển quan điểm của mình về của cải và tiền bạc theo hướng đó, thì tiền bạc, của cải không là mối quan tâm của cá nhân nữa mà là phương cách để ta có thể thấu hiểu thế giới quanh ta.
Quán tưởng về của cải và tiền bạc giúp ta tự hỏi về sự hiểu biết của bản thân đối với đồng tiền. Thực sự có điều gì ở bên ngoài có thể mang đến cho ta hạnh phúc hay sự an toàn bền vững trong một thế giới luôn đổi thay không? Tiền bạc và của cải vật chất có thật sự đem lại niềm vui cho ta? Chắc chắn là chúng ta cần phải có tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu; nhưng không có tiền bạc nào có thể giúp ta làm giảm đi sự đau đớn của đứa con bị bệnh ung thư máu chẳng hạn. Cũng không có tiền bạc nào có thể làm cho cha mẹ ta chậm già đi hay trả lại cho ta tuổi trẻ. Tiền bạc cũng không giúp cho ta trở thành một nghệ sĩ tài hoa hay một người bạn tốt; nó cũng không khiến ngọn gió trở nên mát lành hay bầu trời xanh trong hơn.
Có thể đồng tiền là một vấn đề hoàn toàn bao quát hơn? Trong một cuộc hội thảo về “Tài sản và giá trị của nó”, một thành viên đã định nghĩa tài sản là có thật nhiều những gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Khi quán tưởng tài sản theo quan điểm này, ta khám phá ra rằng chúng ta đang nói đến một vấn đề thật sâu xa: đó là cảm giác an lạc của bản thân. Chúng ta có thể nào tìm lại được tài sản ban đầu của mình, hạnh phúc của chúng ta: Cảm giác tự tại về giá trị và sự giàu sang của ta đơn giản chỉ vì chúng ta hiện hữu? Chúng ta có thể sống trong thế giới luôn biến đổi và đầy áp lực này mà cảm thấy thoải mái, tự tin, đầy năng lực, và hoan hỷ không? Nếu quán sát đến tận gốc rễ của đồng tiền, chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi rất căn bản: chúng ta có tự tại với cuộc sống của mình?
Phát triển được một mối liên hệ có ý nghĩa đối với tài sản và tiền bạc là thử thách chính yếu của công việc. Chúng ta làm việc để thành tựu nhiều thứ; nhưng để được trả lương – bằng ngân phiếu, lợi nhuận, tài khoản, phí, tiền mặt, của cải vật chất – là chính. Dĩ nhiên, khi nói đến tiền bạc, cũng có nhiều điều để làm: Sự chính xác và cẩn trọng, cân đối tài khoản, trả các chi phí đúng thời hạn, đừng ăn cắp hay lường gạt, đóng thuế, giúp đỡ người khác khi có thể. Nhưng những vấn đề gay go, nghiêm trọng mà tiền bạc và tài sản có thể khiến ta phải đối mặt thì quan trọng hơn – và khi quán tưởng về chúng giúp ta quán sát chúng một cách rốt ráo. Chúng ta cảm nhận thế nào về đồng tiền? Cảm thấy bị đe dọa, ám ảnh, ngại ngùng, lo âu hay dễ chịu? Những cảm giác này nói điều gì về chúng ta? Chúng ta có đủ nghị lực để đối mặt với cuộc đời nếu ta thiếu thốn tiền bạc hơn hiện tại? Nếu thiếu thốn tiền bạc, ta có cảm thấy bất an hơn trong cuộc sống?
Theo: Contemplate Wealth, chương 11 của Awake at work, NXB Shambhala, 2004.
Michael Carroll là tác giả
của Awake at work (tạm dịch Tỉnh thức trước công việc) một trong những quyển
sách thuộc loại bán chạy nhất của Shambhala Publications, một co sở chuyên xuất
bản các tác phẩm “giới thiệu những phương pháp sáng tạo có ý thức giúp chuyển
hóa cá nhân, xã hội, và hành tinh này”. Ông từng giữ vai trò điều hành trong
những tổ hợp tài chánh và truyền thông lớn cũng như tích cực tham gia hoạt động
tư vấn và huấn luyện cho nhiều tổ hợp kinh doanh đa quốc gia. Từ năm 1976, ông
nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng rồi trở thành một vị giáo thọ trong dòng truyền
thừa của Thiền sư Tây Tạng Chogyam Trungpa. Ông đã giảng pháp ở nhiều nơi khắp
Tây Âu và Bắc Mỹ.Trở thành khánh kiệt và không thể làm tròn bổn phận của mình là điều chúng ta không muốn xảy ra cho bất cứ một ai. Nhưng khi quán tưởng, suy ngẫm như thế về tiền của cải và tiền bạc – tưởng tượng rằng bỗng nhiên ta hoàn toàn không còn gì, phải đối mặt trực tiếp với cuộc đời, mà không có sự bảo vệ, che chở bằng tài sản – chúng ta có thể đạt được trí tuệ về nỗi sợ hãi khi kiếm sống.
Khi quán tưởng như thế, hãy xem chúng ta phụ thuộc vào tiền bạc đến mức độ nào. Có tiền , chúng ta có nhiều lựa chọn: Có nhà; được đi du lịch; có thể nghỉ hưu sớm; được chữa trị bởi các bác sĩ giỏi; con cái chúng ta có thể theo học ở những trường danh giá nhất. Không có tiền, dường như có quá nhiều rủi ro: không có nhà; gia đình không được đảm bảo; sức khỏe và ngay việc có được mâm cơm trên bàn cũng là điều không chắc chắn. Tiền bạc dường như đã chạm vào tận huyết mạch của ta: đó là lòng ham sống. Nhưng nếu tài sản chúng ta biến mất, hoàn cảnh đó có thể đánh gục ta hay ta có thể trở nên chín chắn hơn? Ngược lại, nếu có thật nhiều tiền, chúng ta có làm chủ cuộc đời mình không? Có hay không có tiền, chúng ta trở nên một người hoàn toàn khác không? Việc quán tưởng về tiền bạc và của cải giúp ta nghĩ đến những điều có thể xảy ra này.
“Quán tưởng về tài sản” giúp ta khám phá tất cả những điều ta vẫn thường nghĩ về tiền, giúp ta mổ xẻ được những “nỗi lo sợ về tiền bạc”. Có thể là chúng ta có tiền, nhưng sợ mất chúng; hoặc đã mất chúng, và tha thiết mong tìm lại được. Có thể chúng ta đang cần tiền, và đang lo lắng không biết làm sao kiếm được nhiều tiền hơn; hay chúng ta ra vẻ có tiền vì chúng ta hy vọng sẽ sớm có được một số tiền. Có thể ta có rất nhiều tiền và ta biết nhiều người cũng dòm ngó muốn có số tiền đó, hay chúng ta mặc cảm tội lỗi vì con cái chúng ta đã bị đồng tiền làm hư hỏng. Bằng việc cảm nhận mọi khía cạnh của đồng tiền – sự lo lắng vật chất, nỗi bất an tinh thần, sự tự tại, ngay cả nỗi lo sợ bị làm nô lệ co tiền bạc – chúng ta có thể trở nên thành thật hơn với bản thân về sự dính mắc hay e dè trước đồng tiền.
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: Nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên; đôi khi nó thật cám dỗ nhưng có lúc ta cũng ghê sợ nó; nó giúp ta thực hiện được nhiều điều mà đôi khi cũng làm trở ngại ta. Từ đó, ta cũng hiểu rõ hơn những nghịch lý của đồng tiền: càng cần đến tiền, ta càng ít có nó; càng có nhiều tiền, ta càng muốn có thêm. Có người làm thật nhiều mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền; kẻ khác dường như làm rất ít mà tiền vô như nước. Khi quán tưởng đến của cải, tiền bạc bằng cách đó, ta khám phá ra rằng tiền là một trong những nghịch lý của cuộc đời, khiến ta có cái nhìn rộng hơn về tính chất khó lường và hay thay đổi của đồng tiền cũng như của của cải vật chất.
Khi quán tưởng về của cải, chúng ta có thể cũng nên suy ngẫm về thế giới quanh ta. Một cặp vợ chồng nổi tiếng đưa nhau ra tòa vì không biết phải chia nhau 120 triệu đôla như thế nào; suốt hàng thập kỷ qua vẫn có khoảng bốn mươi tám ngàn đứa trẻ chết đói mỗi ngày; các nước trên thế giới chi trả hàng tỷ đô la cho chi phí quân sự; bác hàng xóm lúc nào cũng dang tay giúp đỡ những người cơ nhỡ dù chỉ với ít đồng tiền; những kẻ cướp của, giết người; công việc từ thiện và những ngườoi khốn khó…Khi chúng ta khai triển quan điểm của mình về của cải và tiền bạc theo hướng đó, thì tiền bạc, của cải không là mối quan tâm của cá nhân nữa mà là phương cách để ta có thể thấu hiểu thế giới quanh ta.
Quán tưởng về của cải và tiền bạc giúp ta tự hỏi về sự hiểu biết của bản thân đối với đồng tiền. Thực sự có điều gì ở bên ngoài có thể mang đến cho ta hạnh phúc hay sự an toàn bền vững trong một thế giới luôn đổi thay không? Tiền bạc và của cải vật chất có thật sự đem lại niềm vui cho ta? Chắc chắn là chúng ta cần phải có tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu; nhưng không có tiền bạc nào có thể giúp ta làm giảm đi sự đau đớn của đứa con bị bệnh ung thư máu chẳng hạn. Cũng không có tiền bạc nào có thể làm cho cha mẹ ta chậm già đi hay trả lại cho ta tuổi trẻ. Tiền bạc cũng không giúp cho ta trở thành một nghệ sĩ tài hoa hay một người bạn tốt; nó cũng không khiến ngọn gió trở nên mát lành hay bầu trời xanh trong hơn.
Có thể đồng tiền là một vấn đề hoàn toàn bao quát hơn? Trong một cuộc hội thảo về “Tài sản và giá trị của nó”, một thành viên đã định nghĩa tài sản là có thật nhiều những gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Khi quán tưởng tài sản theo quan điểm này, ta khám phá ra rằng chúng ta đang nói đến một vấn đề thật sâu xa: đó là cảm giác an lạc của bản thân. Chúng ta có thể nào tìm lại được tài sản ban đầu của mình, hạnh phúc của chúng ta: Cảm giác tự tại về giá trị và sự giàu sang của ta đơn giản chỉ vì chúng ta hiện hữu? Chúng ta có thể sống trong thế giới luôn biến đổi và đầy áp lực này mà cảm thấy thoải mái, tự tin, đầy năng lực, và hoan hỷ không? Nếu quán sát đến tận gốc rễ của đồng tiền, chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi rất căn bản: chúng ta có tự tại với cuộc sống của mình?
Phát triển được một mối liên hệ có ý nghĩa đối với tài sản và tiền bạc là thử thách chính yếu của công việc. Chúng ta làm việc để thành tựu nhiều thứ; nhưng để được trả lương – bằng ngân phiếu, lợi nhuận, tài khoản, phí, tiền mặt, của cải vật chất – là chính. Dĩ nhiên, khi nói đến tiền bạc, cũng có nhiều điều để làm: Sự chính xác và cẩn trọng, cân đối tài khoản, trả các chi phí đúng thời hạn, đừng ăn cắp hay lường gạt, đóng thuế, giúp đỡ người khác khi có thể. Nhưng những vấn đề gay go, nghiêm trọng mà tiền bạc và tài sản có thể khiến ta phải đối mặt thì quan trọng hơn – và khi quán tưởng về chúng giúp ta quán sát chúng một cách rốt ráo. Chúng ta cảm nhận thế nào về đồng tiền? Cảm thấy bị đe dọa, ám ảnh, ngại ngùng, lo âu hay dễ chịu? Những cảm giác này nói điều gì về chúng ta? Chúng ta có đủ nghị lực để đối mặt với cuộc đời nếu ta thiếu thốn tiền bạc hơn hiện tại? Nếu thiếu thốn tiền bạc, ta có cảm thấy bất an hơn trong cuộc sống?
Theo: Contemplate Wealth, chương 11 của Awake at work, NXB Shambhala, 2004.
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh