Sunday, August 21, 2016

Chấp nhận sự thật sẽ làm tâm thanh thản.

Tôi không được thông thái lắm. Ðôi lúc tôi hết sức ngớ ngẩn. Sự chánh niệm của tâm là la bàn của tôi. Khi tôi gây lỗi lầm, tâm chánh niệm của tôi luôn luôn mách bảo tôi rằng tôi đáng phiền não (gặp rắc rối).

Không thể có một sự phát triển về tinh thần thật sự mà không có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân chúng ta. Khoảnh khắc an lạc và hạnh phúc đang phát triển nhưng một mình điều đó không thể mang lại sự biến đổi.

Những quan điểm đó đi đến một sự yên tâm. Ðúng, tôi có thể tiếp tục khó chịu với một người bởi vì tâm tôi không được phóng khoáng, nhưng tôi không muốn sự việc xảy ra như thế nữa. Tôi không thể thay đổi chúng; tôi không chịu trách nhiệm về chúng; tôi sẽ giúp chúng nếu tôi có thể.

Hầu hết mọi người không biết việc gì đang xảy ra trong tâm, trong cuộc sống của họ. Họ nghĩ rằng họ biết nhưng lại không. Hầu hết mọi người đều bị gò bó nặng nề. Bạn cần một sự nhận thức rộng rãi thoáng đạt và trung thực để vượt qua thành kiến (sự gò bó). Bạn có thành kiến và tôi cũng có thành kiến. Chúng ta có biết rằng chúng ta đang bị gò bó? Hầu hết sự nghĩ suy và những phản ứng tự nhiên đều có điều kiện. Như thế trước hết chúng ta phải làm việc với bản thân. Khi chúng ta không còn bị bó buộc trong những điều kiện (thành kiến) rồi tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm một điều gì để giúp đỡ những người khác không bị lệ thuộc. Miễn là chúng ta bực mình chúng ta sẽ làm tổn thương người khác dưới danh nghĩa của sự giúp đỡ. Sự tự lừa dối bản thân. Ðôi khi nó quá hoàn hảo đến nỗi bạn không biết được. Sự phòng thủ làm cho bạn mù quáng trước sự yếu đuối của bản thân (tự lừa dối). Chúng ta lừa dối bản thân để đạt hạnh phúc. Ðôi lúc nó làm ta đau đớn khi nhận thấy những điểm yếu của mình.

Ðừng lôi kéo những kỷ niệm quá khứ và tất cả những lo lắng của tương lai vào trong tâm của bạn. Hãy sống với chánh niệm từng sát na. Tương lai sẽ tự nó chịu trách nhiệm.

Khi chúng ta hiểu biết chúng ta nảy sinh nhiều sự chấp thủ, ham muốn, mơ ước, hy vọng. Khởi đầu sự ảo tưởng là đau đớn bởi vì nó kèm theo sự thất vọng, nhưng sau đó nó thả lương tâm. Nó làm cho người ta trở nên thực tế. Cuộc đời không phải là một câu chuyện thần tiên. Không có chuyện họ sống hạnh phúc mãi trong một cuộc sống thực tế. Hãy chân thật, chúng ta phải thay đổi. Giống như một con rắn phải lột da bởi vì nó quá căng, chúng ta phải từ bỏ những giấc mơ ấp ủ của mình. Thay vì than trách rằng nó chật quá chúng ta không thể thở được, chúng ta phải lột lớp da cũ và phát triển một lớp da mới, giúp cho chúng ta dễ thở hơn. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng khi đến thời gian để thay da trở lại, chúng ta đừng miễn cưỡng. Người ta luôn luôn phải đau đớn khi phải thay lớp da cũ. Người ta trở nên dễ bị tổn thương và quá sức nhạy cảm bởi vì lớp da mới không đủ mạnh để chịu đựng sự tiếp xúc với môi trường.

Tôi có một sự độc lập tâm lý hơn. Tôi không cảm thấy lẻ loi.

"Những trạng thái tâm chánh niệm/ theo dõi sâu sắc là thế nào?" Bạn có thể cảm thấy được cái cảm giác. Hãy giữ chánh niệm cái cảm giác và kiên nhẫn chờ đợi sự việc diễn ra. Ðừng sử dụng sức mạnh. Hãy giữ tâm của bạn bình thản.

Hạnh phúc biết bao khi có một cái tâm yên tĩnh, và hoàn toàn chánh niệm, thật chánh niệm đến nỗi không còn ý tưởng, không còn cảm nghĩ về cái tôi. Hạnh phúc này đạt được khi tất cả ý tưởng của quá khứ, tương lai không còn phát sinh - không có "Tôi", không có hôm qua, ngày mai, không dự định. Trong khoảnh khắc hư vô đó không có cái "Tôi" cảm nhận đó là hạnh phúc. Chỉ có hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự không có sự biện minh. Khi bạn thật sự hạnh phúc (mà không còn "cái ngã, tôi") bạn không thể nói (tôi hạnh phúc bởi vì...) Nếu bạn cố sức để đạt được hạnh phúc chắc chắn bạn sẽ thất bại. Hạnh phúc thật sự đến mà không có sự mời gọi.

Bạn có thể theo dõi tâm thật rõ mà nó đến một điểm nơi mà sự suy nghĩ ngưng lại được không? Tâm an lạc khi không có sự nghĩ suy nhưng chỉ là sự nhận thức nó là cái gì. Sự suy nghĩ không thể tạo cho tâm an lạc. Có những vấn đề không thể giải quyết được, và cách tốt nhất để đối phó với những vấn đề như thế là đừng nghĩ về chúng. Suy nghĩ lẩn quẩn chỉ làm cho bạn mòn mỏi. Những người có học thích chúng ta suy nghĩ nhiều. Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Chúng ta phải tự khép mình không buông thả sự suy nghĩ mông lung.

Ðọc sách, trò chuyện và tất cả những sự tiêu khiển khác làm con người hay quên. Một số người dành nhiều thời giờ cho bất cứ những hính thức trên đều cảm thấy rỗng không, bất ổn và buồn chán khi thiếu vắng những điều đó hoặc tâm của họ trở nên rất buồn bã vì không có những sự kích thích đó.

Mỗi ý tưởng làm hao mòn và xé nát tâm suy nghĩ là một gánh nặng, một nỗi day dứt. Bạn nghĩ rằng mình có thể tìm được một phương cách để cho bản thân hạnh phúc bằng cách nghĩ về nó. Bạn đã ngớ ngẩn bao lâu với cách đó? Và bạn sẽ đùa giỡn bao lâu vói bản thân? Suy nghĩ như thế đủ rồi! Hay xem điều gì đang xảy ra mà không có sự suy nghĩ.

Nhiều sự việc đã mất đi sự quan trọng của nó đối với tôi. Ðiều đó tạo cho tôi thoải mái hơn để theo dõi những gì đang xảy ra trong tâm, trong cuộc sống của tôi.

Một cái tâm suy nghĩ không thể nhận thức được; suy nghĩ là mù quáng. Một tâm nhận thức không suy nghĩ; nhận thức loại trừ sự suy nghĩ. Nhận thức thực sự không phải giống như sự ghi nhận. Bạn càng suy nghĩ thì càng lẩn quẩn. Nếu bạn nhận thức sự suy nghĩ thật rõ ràng; nó phải dừng lại.
Tôi không suy nghĩ. Những ý tưởng tự nó diễn tiến. Nó có vẻ giống như tự duy trì.


Ðừng suy nghĩ quá nhiều và đừng làm quá nhiều. Ðể có thể hành thiền người ấy phải: không bận rộn, không nói nhiều, không ngủ thỏa thích; thỏa thích trong sự cô đơn; nhận thức được sáu căn; ăn uống điều độ.

Việc hành thiền của bạn hiện nay thế nào? Khi bạn dừng suy nghĩ, thậm chí khi bạn ngưng ghi nhận, khi tâm của bạn đi đến sự vắng lặng hoàn toàn, hãy cảnh giác và nhận thức, rồi bạn thấy được bản chất thoáng qua, mọi việc giống như giấc mơ.

Trong hộc tủ có một số tờ báo cũ, tôi bắt đầu đọc chúng và theo dõi tâm. Tiêu khiển ư ! Giải trí. Giết thời giờ vô ích.

Người ta bị thu hút và sự giải trí và thông tin; chuyển tâm họ khỏi những vấn đề thực tế, quan trọng trong cuộc sống. Cần phải thỏa đáng nhiều cho sự nghiên cứu tâm và cuộc sống của bạn, nhưng hầu hết mọi người sợ làm điều này. Thay vào đó họ muốn quen bản thân. Họ đang xa rời bản thân, họ không có đủ can đảm để đối mặt với chúng. Hoặc họ sợ hãi, sợ rằng họ sẽ điên khùng nếu họ suy nghĩ quá nhiều về chúng. Nhưng tôi không bàn cải về sự suy nghĩ; tôi chỉ thảo luận về sự theo dõi. Ðúng, nếu bạn suy nghĩ quá nhiều về bản thân, bạn sẽ điên cuồng.

Nhiều người cảm thấy trống rỗng và vô ích. Ðể che lấp sự việc này họ cố gắng làm cho mình bận rộn. Người ta cảm thấy quan trọng khi họ bận rộn.

Ai có thể bảo cho bạn phải làm gì? Không phải tôi. Không phải một vị thiền sư hoặc bác sĩ tâm thần. Bạn phải khám phá bản thân. Tôi chỉ có thể nói với bạn: hãy giữ chánh niệm và sống giản dị mà tôi nghĩ bạn sẽ làm bất cứ giá nào. Chúng ta không thể có mọi thứ. Chúng ta phải có sự chọn lựa và để phần còn lại trôi đi.