Đó
là loại cúng dường thứ hai đã được đề cập ở đầu bài giảng này - loại cúng dường
không cho quả. Quý vị có thích loại cúng dường này không? Nếu thích, xin quý vị
hãy lắng nghe bài kệ sau đây trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga
Sutta).
"Yo
vītarāgo vītarāgasu dadāti dānaṃ
Dhammena laddhaṃ supasannacitto
Abhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷhāraṃ
Taṃ ve dānaṃ āmasadānānamagganti."
Dhammena laddhaṃ supasannacitto
Abhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷhāraṃ
Taṃ ve dānaṃ āmasadānānamagganti."
(Này
chư tỳ khưu, ta nói rằng, một vị A-la-hán với tâm trong sạch, không cấu nhiễm,
tin vào quả của nghiệp, cúng dường đến một vị A-la-hán vật (mà họ) có được một
cách chân chánh thì sự cúng dường ấy thực sự là tối thắng nhất trong các loại
cúng dường thế gian.)
Trong
trường hợp này, chúng ta thấy có bốn pháp hiện diện nơi người thí chủ:
-
Thí chủ là bậc A-la-hán.
- Vật cúng dường có được một cách chân chánh.
- Tâm thí chủ trong sạch, không cấu nhiễm.
- Có đức tin đầy đủ nơi nghiệp và quả của nghiệp.
- Vật cúng dường có được một cách chân chánh.
- Tâm thí chủ trong sạch, không cấu nhiễm.
- Có đức tin đầy đủ nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Nhưng
ở đây, pháp thứ năm cần thiết đó là:
-
Người thọ nhận cũng là một bậc A-la-hán.
Đức
Phật dạy loại cúng dường này, tức một vị A-la-hán cúng dường đến môt vị
A-la-hán, là loại cúng dường thế gian cao thượng nhất. Vì sao? Vì sự cúng dường
này không có quả. Nghĩa là sao? Thí chủ là người đã đoạn tận si mê và mọi tham
ái đối với cuộc sống. Vô minh (avijjā) và tham ái (taṇhā) là
những nhân chính tạo nghiệp (kamma), tức các hành (saṅkhāra).
Trong trường hợp này, các hành nghĩa là những hành động thiện như làm phước
cúng dường. Tuy nhiên, nghiệp này không cho quả vì không có những nhân hỗ trợ,
tức là không có vô minh và tham ái. Chúng ta biết, nếu rễ của một cái cây bị
cắt đứt hoàn toàn thì cây ấy không thể trổ quả được nữa. Cũng vậy, sự cúng
dường của một vị A-la-hán không thể tạo quả vì các nhân vô minh và tham ái đã
bị diệt hoàn toàn. Vị ấy không mong chờ một kiếp sống tương lai. Trong Kinh
Châu Báu
(Ratana
Sutta), đức Phật dạy:
Khīnaṃ
purānaṃ nava natthi sambhavaṃ
Virattacittā"yatike bhavasmiṃ
Te khīṇabījā avirūlhichandā
Nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo
Idampi sanghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Virattacittā"yatike bhavasmiṃ
Te khīṇabījā avirūlhichandā
Nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo
Idampi sanghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
(Nghiệp
cũ đã tiêu mòn
Nghiệp mới không sanh khởi
Nhàm chán kiếp lai sinh
Chủng tử dục đoạn tận.[7]
Bậc trí chứng Niết-bàn
Ví như ngọn đèn tắt.
Như vậy chính Tăng Bảo
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
( -- Tỳ khưu Viên Minh dịch)
Nghiệp mới không sanh khởi
Nhàm chán kiếp lai sinh
Chủng tử dục đoạn tận.[7]
Bậc trí chứng Niết-bàn
Ví như ngọn đèn tắt.
Như vậy chính Tăng Bảo
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
( -- Tỳ khưu Viên Minh dịch)
Nghĩa
là các bậc A-la-hán đã cạn hết mọi thiện nghiệp và bất thiện nghiệp cũ. Các
thiện nghiệp và bất thiện mới cũng không khởi lên nơi họ. Các Ngài đã đoạn diệt
hết những hạt giống tái sanh, không mong chờ một kiếp sống tương lai. Danh-sắc
của các Ngài sẽ chấm dứt, tựa như ngọn đèn khi dầu cạn và tim lụn vậy.
Do
lời chân thật này, cầu mong tất cả chúng sinh được an vui và thoát khỏi mọi
hiểm nguy.
Đây
là một lời xác nhận sự thật. Do lời xác nhận sự thật này mà tất cả người dân ở Vesāli
(Tỳ-xá-ly) được thoát khỏi mọi hiểm nguy[8].
Cúng
dường của một vị A-la-hán là cúng dường cao thượng nhất vì nó không có kết quả
trong tương lai. Nếu không có đời sống tương lai, sẽ không còn sanh, lão, bệnh
và tử. Đây là loại cúng dường cao thượng nhất - cúng dường không cho quả hay
không có kết quả.
Trong
trường hợp của loại cúng dường thứ nhất - cúng dường có kết quả, như hạnh phúc
trong nhân giới, trong Thiên giới hoặc trong Phạm Thiên giới, vẫn còn khổ. Ít
nhất thì người bố thí vẫn phải chịu sự chi phối của sanh, già, bệnh, chết. Nếu
thí chủ vẫn còn tham đắm các dục trần, dù hữu tình hay vô tình thì khi các đối
tượng ấy hoại diệt hay mất đi, vị ấy cũng còn cảm giác sầu, bi, khổ, ưu và não
như thường.
Quý
vị thử suy xét về vấn đề này xem, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường
là cao thượng khi nó tạo ra sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não hay
không? Và cũng suy xét thêm, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường là cao
thượng khi nó không cho quả - không còn sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu,
não không? Đây là lý do vì sao đức Phật tán dương loại cúng dường thứ hai là
cao thượng nhất. Đến đây chắc quý vị đã hiểu ý nghĩa của bài Pháp này. Lúc bắt
đầu bài Pháp, chúng ta đã đề cập có hai loại cúng dường. Đó là, cúng dường cho
quả sung mãn và cúng dường không cho quả. Quý vị thích loại cúng dường nào? Bây
giờ chắc quý vị đã có được câu trả lời.
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng Lão
Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế
Pa-Auk, Myanmar
Trích từ “Biết và Thấy” của Pa Auk Sayadaw
Bản Việt dịch của Tì kheo Pháp Thông
http://goo.gl/QiEqR Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.