Bầu trời trên cao đã dần sẫm màu và chuyển sang màu đen.
Hà Nội kết thúc một ngày với nhiều bận rộn, khói bụi và ồn ào. Ở thành phố hoa
lệ và có số dân đông này, thì ngày và đêm là hai cực đối lập, nó thay đổi nhanh
đến chóng mặt. Nếu ban ngày ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ, cả những tiếng
cãi vã gay gắt thì khi màn đêm kéo đến, thành phố lại trở nên yên tĩnh, tựa như
mang một vẻ đẹp trầm mặc, quyến rũ lạ thường. Con phố sáng rực lên bởi ánh đèn
trải dài trước mắt tôi .
Giữa màn đêm tĩnh lặng, nó mang một vẻ cô độc, lặng yên
đến đáng sợ. Tôi vẫn tiếp tục ngắm nhìn, trên một cao ốc 11 tầng lầu đi tới đi
lui không nhớ lại mình đã đi được bao lâu, cũng không thèm nhìn xem mình đi đến
đâu nữa. Cứ đi, đi giữa muôn vàn ánh sáng tỏa ra từ những cột đèn đường, hay từ
những ô cửa sổ của những ngôi nhà cao tầng xung quanh, mặc cho ngày càng nhiều
người dùng những ánh mắt khác nhau nhìn mình.
Tôi chợp nhớ đến mùa lễ hội và một kỷ niệm nhỏ này vừa xẩy
ra không lâu, nhân Tết Trung thu một nhóm thí chủ từ VN đến cúng dường đến chư
Tăng trong đó có một cái lồng đèn thật xinh, ngày hôm sau 3 giờ rưỡi sáng lên thiền đường thì thấy khoảng 50 cái lồng
đèn được đốt lên khung cảnh thật ấm cúng. Sau khi đảnh lễ Đức Phật và chiêm ngưỡng
khung cảnh chung quanh rồi ngồi nhắm mắt ước chừng 45 phút sau đang chìm trong
mộng đẹp, bỗng nghe nhiều tiếng động chung quanh quái lạ đành phải mở mắt thì
thấy cảnh náo loạn chư tăng đang chữa lửa… Sau khi đập tắt được cơn thịnh nộ của
hơi nóng sư được biết sau khi hết đèn cầy, thì những sáp nến thấm vào giấy nên
bốc cháy, nên lần tới quý vị có đốt đèn thì nhớ phải có chân đèn an toàn.
Nên thường vào những mùa lễ quý vị thường thấy cảnh có
nhiều kẻ phải vào nhà thương vì uống các chất say, hoặc tìm thú vui nhục dục,
bình thường không muốn chỉ muốn sáng xỉn tối say làm khổ mình khổ người, sợ nhất
là cờ bạc, thứ hai là rượu, thứ ba là hút hoặc chích, cuối cùng thì cũng đến phụ
nữ xinh (nói nhỏ cái này sư đã từng làm khi chưa đi tu). Hãy dùng cơ hội này với
trí tuệ tỉnh táo yêu thương những người chung quanh mình. Tháng mười hai ở tây
phương là tháng sài tiền không có tiền thì sài thẻ xanh thẻ đỏ cũng như ngày tết
ta của chúng ta… ở Miến Điện ngày lễ thì người dân vào thiền viện cúng dường
nghe chư Tăng thuyết Pháp, hành thiền.
Một chút tài liệu để quý vị đọc thêm.
Và chúc quý vị mùa lễ hội an lành.
Tết Trung thu
(Rằm tháng Tám)
Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến
với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung
Thu là tết của trẻ em.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn
muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là
bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó
đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn
con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng
nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử
với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng
có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em
có cuộc vui của trẻ em.
Thi cỗ và thi đèn
Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái
hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều
nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc
rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ
em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung
quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ,
tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
Múa Sư tử (múa lân)
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa
Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc
đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân
có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân.
Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ
vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những
ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho
con lân leo lên lấy.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng
7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu
mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
Sự tích bánh trung thu
Bánh
trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và
thổ địa công vào mỗi mùa trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung
thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.
|
||
|
Thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện
trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con
người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn,
tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người.
Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành
cũng nhờ đạo đức.
|
|
|
||
|
|
||
Tết Trung thu
|
||
|
||
|
Tết Trung thu đã có cách đây ít
nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa
xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi
trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có
bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên"
|