Những
lời dạy đó là gì? Đó là[5]:
-
Tứ Niệm Xứ (Cattaro Satipaṭṭhānā)
- Tứ Chánh Cần (Cattaro Sammappadhānā)
- Tứ Thần Túc (Cattaro Iddhipādā)
- Ngũ Căn (Pañcindriyāni)
- Ngũ Lực (Pañca Bala)
- Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)
- Bát Thánh Đạo (Ariya Atthangiko Maggo)
- Tứ Chánh Cần (Cattaro Sammappadhānā)
- Tứ Thần Túc (Cattaro Iddhipādā)
- Ngũ Căn (Pañcindriyāni)
- Ngũ Lực (Pañca Bala)
- Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)
- Bát Thánh Đạo (Ariya Atthangiko Maggo)
Tất
cả có Ba Mươi Bảy Pháp thiết yếu cho Sự Giác Ngộ (Bodhipakkhiyadhamma).
Chúng ta sẽ luận bàn một cách tóm tắt những pháp này ở đây. Trong Kinh điển Pāḷi,
đức Phật dạy Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Giác Ngộ theo nhiều cách khác nhau tùy theo
khuynh hướng của người nghe. Những lời dạy của đức Phật trong Kinh điển Pāḷi
có thể rút gọn chỉ còn Ba Mươi Bảy pháp này. Nếu cô đọng lại thì chỉ có Bát
Chánh Đạo. Và nếu được cô đọng thêm nữa thì chỉ có Tam học: Giới, Định, Tuệ.
Căn
Bản Cho Việc Thực Hành
Trước
tiên chúng ta phải học "giới học" để thực hành. Nếu không biết giới
học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta
phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không
biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định,
làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách
làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi
trí tuệ ra sao?
Vì
thế, để thanh tịnh giới hạnh, để kiểm soát tâm và tu tập tuệ của mình, trước
hết chúng ta phải thấu rõ Pháp (dhamma). Thứ đến, chúng ta phải trau dồi
và tu tập pháp ấy cho đến A-la-hán Thánh quả.
Trong
Kinh Đại Niết-bàn, đức Phật đã khích lệ hàng đệ tử của Ngài nhiều lần:
"Iti
silaṃ, iti samādhi, iti paññā
Sīlaparibhāvito samādhi mahapphalo hoti mahānisaṃso,
Samādhiparibhāvitā paññā mahapphalā hoti mahānisaṃsā,
Paññāparibhāvitaṃ cittam sammadeva āsavehi vimuccati,
Seyyathidaṃ kāmāsavā bhavāsavā diṭṭhāsavā avijjāsavā."
Sīlaparibhāvito samādhi mahapphalo hoti mahānisaṃso,
Samādhiparibhāvitā paññā mahapphalā hoti mahānisaṃsā,
Paññāparibhāvitaṃ cittam sammadeva āsavehi vimuccati,
Seyyathidaṃ kāmāsavā bhavāsavā diṭṭhāsavā avijjāsavā."
(Đây
là giới, đây là định, đây là tuệ.
Định khi được tu tập viên mãn dựa trên giới sẽ đem lại quả lớn, lợi ích lớn.
Tuệ khi được tu tập viên mãn dựa trên định sẽ đem lại quả lớn, lợi ích lớn.
Tâm khi được tu tập viên mãn với trí tuệ sẽ hoàn toàn giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu.)
Tất
cả chúng ta ai cũng có tâm. Nếu chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình, dựa
trên giới, thì sức mạnh của tâm có định ấy sẽ vô cùng kỳ diệu. Tâm có thể thâm
nhập vào sắc chân đế. Sắc phát sinh dưới dạng các tổng hợp sắc (rūpa kalāpa).
Những tổng hợp này nhỏ hơn các nguyên tử (atoms). Thân chúng ta do những
rūpa kalāpa này làm thành và tâm có định có thể phân tích được các tổng hợp
sắc đó. Tâm định còn có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột của danh (danh chân
đế), vào các nhân của chúng và vào tính chất sanh diệt của danh-sắc cũng như
các nhân ấy. Minh sát trí thâm nhập vào các hiện tượng này gọi là trí tuệ. Tuệ
ấy tiến triển nhờ định dựa trên giới. Tâm định và trí tuệ tạo thành năng lực.
Năng lực này có thể dẫn đến sự chứng đắc Niết-bàn, diệt tận mọi tham đắm, phiền
não và khổ đau.
Mọi
người đều có tâm. Khi tâm được tu tập sung mãn nhờ định thì minh sát trí (tuệ)
có thể giải phóng con người ra khỏi các cấu uế của dục tham và vòng luân hồi
một cách hoàn toàn. Song định đó phải dựa trên giới. Đối với hàng tại gia thì
ngũ giới là cần thiết. Đó là:
-
Không sát sanh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu và các chất say
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu và các chất say
Năm
giới này đối với những Phật tử tại gia là cần thiết. Nếu người nào phạm vào một
trong năm điều này, tự nhiên họ không còn là một Phật tử chân chánh nữa. Pháp
quy Tam bảo của người ấy cũng không còn giá trị. Ngoài ra, người Phật tử còn
phải tránh những cách sinh nhai không chân chánh (tà mạng), tức là không sử
dụng những tài sản có được do sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm
thọc, nói lời thô ác hoặc nói chuyện vô ích. Người Phật tử cũng không can dự
vào năm loại nghề bất chánh là mua bán vũ khí, người, súc vật để mổ thịt, các
chất say và các chất độc.
Như
vậy, đối với người Phật tử, giới rất quan trọng. Ngoài sự hỗ trợ cho việc chứng
đắc Niết-bàn, giới giúp người Phật tử có được trạng thái an vui lúc cận tử - nhân
tố cần thiết cho cảnh giới tái sanh. Nếu hành nghiệp của một người không trong
sạch thì không dễ gì có được một thú tướng tốt đẹp, bởi vì vào lúc lâm chung,
những bất thiện nghiệp ấy thường bám vào tâm họ, xuất hiện trong tâm họ. Và do
bắt lấy một trong những bất thiện nghiệp đó làm đối tượng của tâm, họ thường đi
đến những khổ cảnh sau khi chết.
Giới
cũng quan trọng không kém trong việc mưu tìm hạnh phúc và an lạc trong kiếp
hiện tại. Không trong sạch giới hạnh, con người không thể tìm thấy hạnh phúc và
an lạc. Thông thường, một người có nhiều ác nghiệp, tự nhiên sẽ ít có thiện
hữu. Mà người ít có bạn tốt thì khó có được an vui hạnh phúc trong cuộc đời.
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp
Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đệ Nhất
Đại Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc
Tế Pa-Auk, Myanmar
Trích từ “Biết và Thấy” của Pa Auk
Sayadaw
Bản Việt dịch của Tì kheo Pháp Thông
http://goo.gl/QiEqR
Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm
nhiều tài liệu.