Như
đã đề cập, sự giải thoát này vẫn có thể được hỗ trợ bởi những hành động bố thí
hay cúng dường của người đệ tử. Trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường mà ở đầu bài
giảng này có đề cập đến, đức Phật giải thích 14 loại cúng dường theo cá nhân
hay đối nhân thí (pātipuggalikadakkhiṇa) như sau:
"Này
Ānanda, có 14 loại đối nhân thí:
-
Cúng dường đến một vị Phật. Đây là đối nhân thí thứ nhất.
- Cúng dường đến một vị Độc Giác Phật (Paccekabuddha). Đây là đối nhân thí thứ hai.
- Cúng dường đến một vị A-la-hán. Đây là đối nhân thí thứ ba.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ dưa đến sự chứng đắc A-la-hán Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ tư.
- Cúng dường đến một vị Bất Lai. Đây là đối nhân thí thứ năm.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Bất Lai Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ sáu.
- Cúng dường đến một vị Nhất Lai. Đây là đối nhân thí thứ bảy.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Nhất Lai Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ tám.
- Cúng dường đến một vị Nhập Lưu. Đây là đối nhân thí thứ chín.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Nhập Lưu Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ mười.
- Cúng dường đến một vị ngoài giáo pháp (đức Phật) đã ly tham đối với các dục do chứng thiền. Đây là đối nhân thí thứ mười một.
- Cúng dường đến một phàm nhân có giới đức. Đây là đối nhân thí thứ mười hai.
- Cúng dường đến một phàm nhân không giới đức. Đây là đối nhân thí thứ mười ba.
- Bố thí đến một con vật. Đây là đối nhân thí thứ mười bốn."
Sau
đó, đức Phật giải thích những lợi ích của mười bốn loại cúng dường này.
Do
bố thí đến một con vật, với tâm trong sạch, sự bố thí này có thể được đáp trả
lại gấp một trăm lần.
Điều
đó có nghĩa là việc làm ấy có thể tạo ra kết quả trong một trăm kiếp. Ở đây,
"tâm trong sạch" tức là bố thí không mong đợi đáp trả như mong sự
giúp đỡ từ người thọ nhận chẳng hạn. Người làm phước chỉ để tích tạo thiện
nghiệp, với đức tin đủ mạnh nơi quy luật của nghiệp. Giả sử một người cho chó
ăn với ý nghĩ: "vì đây là con chó của ta" - đó không phải là một
trạng thái tâm trong sạch. Nhưng nếu một người bố thí thức ăn cho chim chóc thì
sự bố thí ấy là trong sạch vì họ không mong đợi điều gì nơi những con chim đó
cả.điều này cũng áp dụng cho những trường hợp khác đã đề cập. Chẳng hạn, nếu
một người cúng dường tứ vật dụng tới vị tỳ khưu với ý nghĩ rằng sự cúng dường
này sẽ đem lại may mắn trong công việc làm ăn của mình thì đó không phải là
cúng dường với tâm trong sạch. Loại cúng dường như vậy không tạo ra những lợi
ích thù thắng.
Rồi
đức Phật giải thích thêm:
Do
bố thí với tâm trong sạch đến một phàm nhân không giới đức, sự bố thí này có
thể được đáp trả lại gấp một ngàn lần.
Do
cúng dường với tâm trong sạch đến môt phàm nhân giới đức, sự cúng dường ấy có
thể được đáp trả lại một trăm ngàn lần.
Do
cúng dường đến một người ngoài giáo pháp đã ly tham đối với các dục nhờ chứng
thiền, sự cúng dường ấy có thể được đáp trả một ngàn vạn lần.
Do
cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến sự chứng đắc Nhập Lưu Thánh
quả, kết quả của sự cúng dường ấy không thể tính kể, không thể đo lường được.
Như
vậy, còn nói gì đến việc cúng dường đến một vị Nhập Lưu; hoặc đến một vị đã
nhập vào đạo lộ dẫn đến sự chứng đắc Nhất Lai Thánh quả, hay đến một vị Nhất
Lai; hoặc đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến Bất Lai Thánh quả, hay đến một
vị Bất Lai; hoặc đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến A-la-hán Thánh quả, hay
một vị A-la-hán; hoặc đến một vị Độc Giác Phật; hoặc đến một vị Toàn Giác Phật?
Ở
đây, một sự cúng dường nghĩa là người ấy cúng dường, ví dụ thức ăn, chỉ đủ cho
một bữa. Nếu người ấy cúng dường nhiều lần, như làm trong nhiều ngày, hoặc
nhiều tháng thì không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết lợi ích của sự cúng
dường đó.
Bảy
Loại Cúng Dường Đến Tăng Chúng
Sau
đó đức Phật giải thích cho tôn giả Ānanda về các loại cúng dường khác.
Có
bảy loại cúng dường đến Tăng chúng (Sangha dāna).
-
Cúng dường đến cả hai chúng tỳ khưu Tăng và tỳ khưu Ni có đức Phật là tọa chủ.
Đây là loại cúng dường thứ nhất đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến cả hai chúng tỳ khưu Tăng và tỳ khưu Ni sau khi đức Phật đã Bát Niết-bàn. Đây là loại cúng dường thứ hai đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến Tăng chúng tỳ khưu. Đây là loại cúng dường thứ ba đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến chúng tỳ khưu Ni. Đây là loại cúng dường thứ tư đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu và tỳ khưu ni đến con." Đây là loại cúng dường thứ năm đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin Tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu đến con". Đây là loại cúng dường thứ sáu đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin Tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu Ni đến con". Đây là loại cúng dường thứ bảy đến Tăng chúng.
Trên
đây là bảy loại cúng dường đến Tăng chúng. Đức Phật sau đó đã so sánh những sự
cúng dường đến cá nhân (đối nhân thí) với sự cúng dường đến Tăng chúng.
Trong
thời vị lai sẽ có những người chỉ là tỳ khưu trên danh nghĩa, chỉ còn
"mảnh vải vàng quanh cổ", ác tánh, không đạo đức. Người ta sẽ cúng
dường đến những người không đạo đức thay mặt cho Tăng chúng ấy. Ngay cả như
vậy, một sự cúng dường đến Tăng chúng cũng đem lại phước báu không thể tính kể,
không thể đo lường được.
Điều
này có nghĩa, sự cúng dường đến Tăng chúng (Sangha dāna) lợi ích hơn rất
nhiều so với sự cúng dường đến cá nhân (pāṭipuggalika dakkhina). Nếu bà Mahāpajāpatigotamī
cúng dường cặp y ấy đến Tăng chúng có đức Phật tọa chủ thì lợi ích sẽ thù
thắng hơn, kết quả không thể tính kể và không thể đo lường được. Vì thế mà đức
Phật khuyên bà nên cúng dường đến Tăng chúng.
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng Lão
Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế
Pa-Auk, Myanmar
Trích từ “Biết và Thấy” của Pa Auk Sayadaw
Bản Việt dịch của Tì kheo Pháp Thông
http://goo.gl/QiEqR Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.