Trong
Kinh Đại Niết-bàn, đức Phật nói thêm:
"Handa
dāni bhikkhave āmantayāmi vo,
vayadhammā sankhārā appamādena sampādetha."
vayadhammā sankhārā appamādena sampādetha."
(Này
các tỳ khưu, tất cả hành (pháp hữu vi) phải chịu sự tan hoại,
Do đó hãy phấn đấu chớ nên dễ duôi.)
Do đó hãy phấn đấu chớ nên dễ duôi.)
Tất
cả danh-sắc và các nhân của chúng được gọi chung là các hành (sankhāra)
vì chúng được tạo ra bởi các nhân tương ứng của chúng. Các hành luôn luôn vô
thường.
Hành
giả không nên quên về tính vô thường này. Chính do quên tính vô thường (của các
pháp) mà quý vị khao khát cho bản thân mình, cho con cái, cho gia đình, v.v...
Nếu biết được mọi vật đều mang tính vô thường thì trong suốt cuộc đời, chúng ta
sẽ cố gắng thoát khỏi nó. Vì thế, quý vị không nên quên lời khích lệ của đức
Phật: "Tất cả các hành phải tan hoại, do đó, hãy phấn đấu chớ nên dễ
duôi!"
Đức
Phật dạy tiếp:
"Na
ciraṃ Tathāgatassa Parinibbānaṃ bhavissati.
Ito tinnaṃ māsānaṃ accayena Tathāgato parinibbāyissati".
(Giờ
diệt độ của Như Lai sắp đến,
Ba tháng nữa, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ nhập Đại Niết-bàn.)
Ba tháng nữa, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ nhập Đại Niết-bàn.)
Điều
đó có nghĩa là Ngài sẽ diệt độ hoàn toàn. Quả thực là đau buồn khi nghe những
lời đó. Đức Phật cũng nói:
"Paripakko
vayo mayhaṃ, parittaṃ mama jīvitaṃ."
(Tuổi ta giờ đã quá già, thọ mạng chỉ còn ngắn ngủi.)
(Tuổi ta giờ đã quá già, thọ mạng chỉ còn ngắn ngủi.)
Rồi
Ngài đã mô tả tuổi già của Ngài cho Tôn giả Ānanda:
"Này
Ānanda, Ta nay đã già yếu, đã vượt qua năm tháng,
Năm nay ta đã tám mươi, đã trải qua cuộc đời.
Năm nay ta đã tám mươi, đã trải qua cuộc đời.
Như
một chiếc xe cũ kỹ, này Ānanda, được ràng giữ lại với nhau với nhiều khó khăn,
thân của Như Lai cũng vậy, chỉ khi được hỗ trợ mới tiếp tục tồn tại.
Đó
là, này Ānanda, chỉ khi Như Lai không tác ý đến các đối tượng bên ngoài, với sự
diệt trừ một cảm thọ, chứng và trú Vô Tướng Tâm Định, thân ta mới được thoải
mái."
"Pahāya
vo gamissāmi, kataṃ me saraṇamattano."
(Từ biệt các người ta ra đi, chỉ nương tựa vào chính mình mà thôi.)
(Từ biệt các người ta ra đi, chỉ nương tựa vào chính mình mà thôi.)
Điều
đó có nghĩa Ngài sẽ nhập Đại Niết-bàn và rời bỏ tất cả. Ngài đã tạo dựng nơi
nương tựa cho chính Ngài bằng quả vị A-la-hán.
"Do
vậy, này Ānanda, hãy là hòn đảo cho chính mình, hãy nương tựa vào chính mình,
đừng tìm sự nương tựa ở bên ngoài; hãy lấy Pháp làm hòn đảo, lấy Pháp làm nơi
nương tựa, chớ tìm sự nương tựa nào khác.
Và
này Ānanda, một vị tỳ khưu là hòn đảo cho chính mình, là nơi nương tựa cho
chính mình, không tìm nơi nương tựa bên ngoài, lấy Pháp làm hòn đảo, lấy Pháp
làm nơi nương tựa, không tìm sự nương tựa nào khác, là thế nào?"
Câu
trả lời của đức Phật như sau:
"Appamattā
satimanto susīlā hotha bhikkhavo
Susamāhitasankappā sacittamanurakkhatha."
Susamāhitasankappā sacittamanurakkhatha."
(Như
vậy, này chư tỳ khưu, hãy chuyên cần chánh niệm và giới hạnh trong sạch.
Với quyết tâm vững chắc, canh giữ tâm của các người.)
Với quyết tâm vững chắc, canh giữ tâm của các người.)
"Susīlā
hotha bhikkhavo", có nghĩa, "Này các tỳ khưu, các người phải cố
gắng thanh tịnh giới hạnh của mình. Các người phải cố gắng là những vị tỳ khưu
có giới hạnh hoàn toàn trong sạch." Điều này muốn nói chúng ta phải trau
dồi giới học, đó là, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.
"Susamāhita"
nghĩa là, chúng ta phải thực hành định học, tức chánh tinh tấn, chánh niệm và
chánh định. "Sankappā", nghĩa là tuệ học, tức chánh kiến và
chánh tư duy.
"Appamattā"
nghĩa là để thấy, với minh sát trí, tính vô thường, khổ và vô ngã trong các
hành.
"Satimato"
có nghĩa khi chúng ta thực hành Tam Học - Giới, Định, Tuệ - chúng ta phải có đủ
chánh niệm.
Vì
thế chúng ta cần phải chánh niệm và chuyên cần. Chánh niệm về những gì? Chánh
niệm về Tứ Niệm Xứ, danh và sắc, hay nói khác hơn, chúng ta phải chánh niệm
trên các hành.
Cuối
cùng, đức Phật nói:
"Yo
masmiṃ dhamma vinaye appamatto vihessati
pahāya jātasamsāraṃ dukkhassantaṃ karissati."
pahāya jātasamsāraṃ dukkhassantaṃ karissati."
(Bất
cứ người nào nhiệt tâm theo đuổi Pháp và Luật (dhamma - vinaya) này sẽ
vượt qua vòng tử sanh luân hồi, đoạn tận mọi khổ đau.)
Như
vậy, nếu muốn chấm dứt tử sanh luân hồi, chúng ta phải theo những lời dạy của
đức Phật, tức là Bát Thánh Đạo. Chúng ta hãy phấn đấu nỗ lực trước khi cái chết
xảy ra.
Cầu
mong tất cả chúng sinh được an vui hạnh phúc.
Ghi
chú:
Đức
Phật Gotama có ba loại Thánh quả định:
1.
A-la-hán
Thánh Quả Định sau Đạo (maggānantra phala samāpatti)[9]. Đây là A-la-hán Thánh Quả Định đến liền
sau thiện nghiệp A-la-hán Thánh đạo (Noble Arahant-Path wholesome kamma).
Nó có đặc tính của vô gián quả và được đề cập đến như sát-na quả định (khaṇika
phala samāpatti). Ba sát-na tâm quả sanh liền sau A-la-hán Thánh đạo tâm
của đức Phật thuộc về loại này.
2.
A-la-hán
Thánh Quả Định vãng lai (valañjana phala samāpatti). Đây là A-la-hán
Thánh Quả Định kéo dài mà một vị A-la-hán có thể nhập vào lúc nào cũng được.
Thiền quả này được xem là sự thọ hưởng an lạc tịch tịnh của Niết-bàn và cũng đề
cập đến như một loại sát-na quả định. Đức Phật thường xuyên nhập vào định chứng
này, ngay cả trong lúc Ngài đang thuyết pháp, khi mà thính chúng đang hoan hỷ nói
lên lời "sādhu, sādhu" (lành thay, lành thay). Ở đây phải hiểu
là, chỉ cần một thời khắc ngắn ngủi giữa thời pháp, lúc mọi người đang hoan hỷ
nói lời "sādhu", đức Phật đã nhập vào định chứng này, rồi xuất
liền để tiếp tục thuyết pháp.
3.
A-la-hán
Thánh Quả Định duy trì thọ mạng (āyusankhāra phala samāpatti)[10]. Thánh quả này luôn luôn theo sau vipassanā
(minh sát) với bảy cách quán sắc và bảy cách quán danh. Các pháp này được đức
Bồ tát thực hành ở ngưỡng Giác Ngộ dưới cội bồ đề và hàng ngày từ khi chứng đau
lưng của Ngài xuất hiện ở ngôi làng Veluna cho đến ngày Bát Niết-bàn của Ngài.
Lúc sắp hoàn tất công việc minh sát và nhập A-la-hán Thánh Quả Định, đức Phật
quyết định: "Kể từ hôm nay cho đến ngày Bát Niết-bàn, thọ khổ này sẽ không
khởi lên". Rồi Ngài tiếp tục hành vipassanā trở lại để sau đó nhập
A-la-hán Thánh Quả Định.
Cái
khác giữa sát-na Thánh quả định và Thánh quả định duy trì thọ mạng là ở chỗ
minh sát đi trước. Sát-na A-la-hán Thánh Quả Định chỉ là sự thọ hưởng an lạc
tịch tịnh của Niết-bàn được đi trước bởi một phương thức nhập vào minh sát bình
thường. Trong khi đó A-la-hán Thánh Quả Định duy trì thọ mạng lại được đi trước
bởi một phương thức hành minh sát cao hơn đòi hỏi phải có nỗ lực lớn, đó là
thực hành theo bảy cách quán sắc (rūpusattaka) và bảy cách quán danh (arūpusattaka).
Cái khác trên phương diện kết quả là sát-na A-la-hán Thánh Quả Định chỉ đè nén
được một thọ khổ trong thời gian nhập định chứng ấy, như một viên đá rơi vào
nước chỉ xuyên qua nước bao lâu còn tác động của nó, sau đó đám bèo lại phủ
lại. Còn A-la-hán Thánh Quả Định duy trì thọ mạng có thể đè nén cơn đau trong
một thời hạn đã định (như ở đây đức Phật quyết định 10 tháng), tựa như một
người khỏe mạnh lao vào hồ nước và vẹt sạch đám bèo ấy, nhờ vậy đám bèo sẽ
không phủ lại trong một thời gian đáng kể.
-ooOoo-
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng Lão
Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế
Pa-Auk, Myanmar
Trích từ “Biết và Thấy” của Pa Auk Sayadaw
Bản Việt dịch của Tì kheo Pháp Thông
http://goo.gl/QiEqR Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.