(Tùy
hỷ pháp đến các Thí Chủ, Ban Tổ Chức và những Người Trợ Giúp)
Có
hai loại cúng dường:
-
Cúng dường cho quả sung mãn
- Cúng dường không cho quả.
- Cúng dường không cho quả.
Quý
vị thích loại cúng dường nào? Xin vui lòng trả lời câu hỏi này của chúng tôi.
Chúng
ta hãy nhìn lại những ước nguyện của đức Phật dành cho hàng đệ tử (sāvaka)
của Ngài vì nó liên quan dến sự cúng dường trong giáo pháp này. Ứớc nguyện của
quý vị và ước nguyện của đức Phật giống nhau hay khác - điều này chúng ta sẽ
tìm hiểu trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga Sutta).
Một
thời đức Phật đang trú ngụ trong vương quốc của dòng tộc Thích Ca (Sakyan)
nơi khu vườn Nigrodha tại Ca-tỳ-la-vệ. Lúc bấy giờ, bà Mahāpajāpatigotamī
đi đến đức Phật mang theo một cặp y mới mà bà đã nhờ những người thợ dệt khéo
léo nhất làm nên. Sau khi đảnh lễ đức Phật, bà ngồi xuống một bên và nói với
đức Phật:
-
Bạch Ngài (Bhante), cặp y mới này do tay tôi quay tơ, nhờ người dệt để
dành riêng cho đức Phật, xin đức Phật vì lòng bi mẫn mà nhận nó.
Đức
Phật nói:
-
Này Gotamī, hãy cúng dường đến Tăng chúng (Sangha). Khi bà cúng dường y
này đến Tăng chúng thì sự cúng dường ấy sẽ giống như vừa làm đến ta, vừa làm
đến Tăng chúng vậy.
Bà
thỉnh cầu đức Phật đến ba lần và đức Phật cũng trả lời như vậy đến ba lần. Lúc
ấy, Tôn giả Ānanda bèn thưa với đức Phật:
"Bạch
Ngài, xin Ngài hãy hoan hỷ nhận lãnh cặp y mới này cho bà Mahāpajāpatigotamī.
Bà đã từng giúp đỡ Ngài rất nhiều. Bà là di mẫu, là vú nuôi của Ngài, là người
đã cho Ngài sữa. Bà đã cho Ngài bú mớm khi Mẫu hậu qua đời.
Đức
Phật cũng đã đem lại cho bà rất nhiều lợi ích. Chính nhờ đức Phật mà bà đã quy
y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Chính nhờ đức Phật mà bà đã giữ giới không sát
sanh, không trộm cắp, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống
rượu và các chất say - là nhân sanh dễ duôi. Chính nhờ đức Phật mà bà có niềm
tin tuyệt đối nơi Tam bảo và có giới hạnh mà các bậc thánh (ariya) yêu
mến. Chính nhờ đức Phật mà bà dứt khỏi hoài nghi về Khổ Thánh Đế (dukkhasacca),
về Tập Thánh Đế (samudayasacca), về Diệt Thánh Đế (nodrodhasacca)
và về Đạo Thánh Đế (maggasacca). Như vậy đức Phật đã giúp ích cho bà Mahāpajāpatigotamī
rất nhiều."
Đức
Phật trả lời như sau:
"Thực
sự là vậy, này Ānanda, thực sự là vậy! Khi một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư, mà
biết quy y Tam Bảo, ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo
sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những
nhu cầu cần thiết đâu.
Khi
một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư, biết giữ giới không sát sanh, không trộm cắp,
không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống rượu và các chất say, là
nhân sanh dễ duôi. Ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo
sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những
nhu cầu cần thiết đâu.
Khi
một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư mà có niềm tin tuyệt đối nơi đức Phật, Giáo pháp,
chư Tăng và có giới được các bậc Thánh yêu mến. Ta nói rằng không dễ gì cho
người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp
nước, phục vụ và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu.
Khi
một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư mà dứt hoài nghi về Khổ Thánh Đế, về Tập Thánh
Đế, về Diệt Thánh Đế, về Đạo Thánh Đế. Ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử
ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ
và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu."
Ngang
đây, chúng ta thử bàn luận ý nghĩa đức Phật muốn nói.
Nếu
một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua sự hướng dẫn của một bậc đạo sư thì
minh sát trí về Tứ Thánh Đế của vị ấy có lợi nhiều hơn so với những hành động
tôn kính, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư. Nếu người ấy tuệ tri Tứ Thánh
Đế qua Nhập Lưu Thánh đạo tuệ và Nhập Lưu Thánh quả tuệ (Sotāpatti magga
phalañāṇa) thì minh sát trí này sẽ giúp họ thoát khỏi bốn ác đạo (apāya:
địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la). Kết quả này thực là kỳ diệu. Những người
dễ duôi trong việc thực hiện những thiện nghiệp thường phải lang thang trong
bốn cõi ác. Bốn đọa xứ ấy giống như căn nhà của họ (pamattassa ca nāma
cattāro apāyā sakagehasadisā)[3].
Chỉ thỉnh thoảng họ mới viếng thăm các cõi lành. Như vậy, thoát khỏi bốn đọa xứ
quả thực là cơ hội quý giá, không thể nào đem so sánh với những việc tôn kính,
cúng dường tứ vật dụng cho bậc đạo sư của người đệ tử.
Lại
nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Nhất Lai Thánh đạo tuệ và Nhất
Lai Thánh quả tuệ (Sakadāgāmi magga phalañāṇa), người ấy sẽ trở lại cõi
người này chỉ một lần nữa. Còn nếu vị ấy tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Bất Lai Thánh
đạo tuệ và Bất Lai Thánh quả tuệ (Anāgāmi magga phalañāṇa), minh sát trí
này sẽ giúp vị ấy thoát khỏi mười một cõi dục. Vị ấy nhất định sẽ tái sanh vào
một Phạm Thiên giới nào đó và không bao giờ trở lại cõi dục này. Lạc của Phạm
Thiên giới thù thắng hơn dục lạc rất nhiều. Trong cõi Phạm Thiên không có đàn
ông, không có đàn bà, không có gia đình, v.v... Ở đó không có đánh nhau, cãi
nhau, chẳng cần phải ăn uống. Thọ mạng của họ rất dài. Không ai có thể phá hoại
hạnh phúc của họ. Họ thoát khỏi mọi hiểm nguy, nhưng vẫn phải chịu tiêu hoại,
phải chịu tái sanh trở lại, nếu họ không đắc A-la-hán.
Hơn
nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua A-la-hán Thánh đạo và A-la-hán
Thánh quả (Arahatta magga-phalañāṇa), minh sát trí này sẽ dẫn đến sự
giải thoát khỏi vòng luân hồi của vị ấy. Sau khi Bát Niết-bàn nhất định vị ấy
sẽ không còn khổ, không còn sinh, hoại, bệnh, tử, v.v... nữa. Vì thế, những lợi
ích này có giá trị hơn những hành động cung kính và dâng cúng tứ vật dụng đến
bậc đạo sư của người đệ tử. Dù cho họ có cúng dường tứ vật dụng cao như núi Tu
Di, sự cúng dường ấy cũng không đủ để trả món nợ của họ, bởi vì thoát khỏi luân
hồi, hay thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử giá trị hơn rất nhiều.
Thế
nào là Tứ Thánh Đế mà người đệ tử đã tuệ tri?
1.
Khổ Thánh Đế (dukkhasacca) ở đây là năm uẩn. Nếu một người đệ tử nương
vào vị đạo sư tuệ tri Khổ Thánh Đế, minh sát trí này có giá trị hơn hành động
tôn kính, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.
2.
Tập Thánh Đế (samudayasacca) ở đây là duyên khởi. Nếu một người đệ tử
nương vào vị đạo sư tuệ tri Tập Thánh Đế hay duyên khởi, minh sát trí này có
giá trị hơn những hành động tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.
3.
Diệt Thánh Đế (nidrodha sacca) ở đây là Niết-bàn. Nếu một đệ tử nương
vào bậc đạo sư tuệ tri Niết-bàn, minh sát trí này giá trị hơn những hành động
tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.
4.
Đạo Thánh Đế (magga sacca) ở đây là Bát Thánh Đạo. Nói cách khác, đây là
minh sát trí (vipassanā ñāṇa) và đạo trí (magga ñāṇa). Nếu một
người đệ tử có minh sát trí và đạo trí do nương một vị đạo sư, những minh sát trí
này có giá trị hơn những hành động tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc
đạo sư vì những minh sát trí này đưa đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi,
trong khi những hành động tôn trọng và cúng dường tứ sự không thể là nhân trực
tiếp đưa đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên cúng dường tứ sự có thể là
một nhân gián tiếp hỗ trợ cho người đang hành Chỉ-Quán đạt đến Niết-bàn được.
Tôn
Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya
– Đại Trưởng Lão Thiền Sư
Trưởng
Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung
Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk, Myanmar
Trích
từ “Biết và Thấy” của Pa Auk Sayadaw
Bản
Việt dịch của Tì kheo Pháp Thông
http://goo.gl/QiEqR
Google blogger Sư Giới Tịnh đọc
thêm nhiều tài liệu.