Sunday, September 11, 2016

Tôi nghĩ cách tốt nhất để chuẩn bị làm một vị thầy có sự hiểu biết sâu sắc về giáo pháp.

 Nếu bạn quan tâm sâu sắc về giáo pháp sau đó bạn có đủ sức bật để tiếp tục khám phá nó; không bao giờ nghỉ ngơi trong chốc lát. Không bao giờ cảm thấy hài lòng cho đến khi bạn đạt được chân lý tối thượng. Bạn biết một trong những nguyên nhân của sự giảm sút giáo pháp của đức Phật do bởi những vị thầy thiếu kinh nghiệm dạy giáo pháp; thiếu kinh nghiệm về hiểu biết lẫn thực hành.

Quá vội vã để trở thành một vị thầy có thể là một trở ngại trong việc tu tập. Nếu bạn muốn trở thành một vị thầy bạn phải sáng tạo. Học hỏi các sự kiện và truyền đạt chúng thì cũng chưa đủ. Bạn phải hiểu mọi người, đời sống, vấn đề khả năng, sở thích của họ, và sau đó trò chuyện theo cách mà họ có thể hiểu và có thể liên hệ. Giúp họ hiểu vấn đề theo quan điểm của giáo pháp. Hướng dẫn họ từ từ để họ có thể nhìn thấy bản chất thật trong cuộc sống của bản thân họ, bằng kinh nghiệm của họ. Ðể có thể làm điều đó trước tiên bạn phải hiểu cuộc sống của bạn và những thử thách của bạn, các vấn đề, những sự đau khổ, hạnh phúc, vui sướng, hy vọng trong thực tế ở mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn. Như vậy, trước tiên hãy tự hiểu bản thân; rồi sẽ giúp kẻ khác.

Bạn cũng phải hiểu rõ giáo pháp là bao la. Nó không bao giờ lỗi thời. Nó thích hợp cho tất cả mọi nền văn hóa.

Tôi đã từng nghe nói đến các vị thầy phương tây biến đổi giáo pháp cho phù hợp lối sống của họ để cho mọi người đến nhiều hơn. Giáo pháp bị biến đổi thì chẳng phải là giáo pháp. Họ không có đủ can đảm để sống với sự thật hoặc họ không thể hiểu sự suy nghĩ xấu và tốt. Bạn không thể tạo một sự suy nghĩ xấu thành một sự suy nghĩ tốt. Chúng ta không đặt thành vấn đề nền văn hóa mà bạn đã được sinh ra trong đó. Như thế bạn cần nhiều can đảm để có thể chấp nhận sự thật, nhìn thấy sự thật, tu tập sự thật nói về sự thật. Tốt hơn tôi nên dạy về sự thật (chân lý) hoặc là không dạy gì cả. Không có sự dạy dỗ chán phèo. Nhưng trước hết tôi phải nhìn thấy chân lý và sống với nó.

Sự thật vô thường thì vượt quá xa mức độ buồn chán. Ðọc một cái gì đó trong tờ báo và hiểu được vô thường là trí tuệ. Khi bạn thật sự nhận thức được sự vô thường là gì là bạn đang trải qua giây phút hiện tiền. Không có sự suy nghĩ, thật khó để viết toàn bộ mọi việc trong một lá thư - có quá nhiều điều để nói, nhưng không có chỗ để viết.

Nếu những gì tôi đã nói có ý nghĩa cho bạn thì tôi thật thỏa mãn. Tôi không phải buôn bán; tôi không muốn bị mua bán hoặc thuê mướn. Tôi không muốn trở thành người làm công cho một ai hoặc một tổ chức. Tôi muốn làm một người không bị ràng buộc. Tôi không cho đây là niềm kiêu hãnh. Nó là lòng tự trọng của tôi. Tôi nhớ một số người đánh giá về tôi như thế nào, hoặc nói về tôi khi làm tư vấn ở Hoa Kỳ. Tôi đã từng làm tư vấn khi tôi còn học trung học. Tôi nghĩ càng có kiến thức và trí tuệ bạn càng là một nhà tư vấn giỏi hơn. Người ta không thể tạo một người trở thành một nhà tư vấn trừ phi người đó có một khuynh hướng tự nhiên đối với việc tư vấn. Nó giống như một họa sĩ. Trừ phi bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến con người và cuộc sống cùng những vấn đề của họ, bạn sẽ trở thành một nhà tư vấn giỏi.

Sự khác biệt giữa một vị thầy dạy giáo pháp và một nhà tư vấn giỏi là điều gì? Tôi không thấy nhiều sự khác biệt; cả hai đều làm việc với những vấn đề con người. Một vị thầy giỏi giáo pháp là một nhà tư vấn giỏi. Tôi hiểu rằng đức Phật là một nhà tư vấn tài ba nhất. Bạn nghĩ thế nào, bạn thân mến của tôi?

Một phương pháp chấp vá đối với cuộc sống sẽ không thể tiến hành được. Người ta cần hiểu biết mọi khía cạnh. Trong cơ thể, mỗi phần có liên hệ với phần khác. Cuộc đời cũng vậy. Mọi khía cạnh cuộc đời của bạn đều có liên quan đến từng khía cạnh khác của cuộc đời. Kinh tế, tình dục, cảm xúc, trí tuệ, xã hội nhưng khía cạnh tinh thần của cuộc sống của bạn đều có liên quan với nhau. Bạn không thể tách rời chúng. Nếu bạn tìm cách tách rời chúng cuộc sống của bạn sẽ không đầy đủ. Sẽ không có sự hài hòa thay vào đó là sự mâu thuẫn - tình trạng tê liệt sự ly giáo.


Ðừng làm việc gì bạn thật sự không thích làm. Chúng ta phí thời giờ làm những việc chúng ta thật sự không thích làm. Vì bổn phận, để hài lòng một ai đó "anaday" (cảm thấy chán, khó xử, cảm thấy bắt buộc) - đủ rồi!