Chúng ta muốn mình thay đổi và khác hơn. Tại sao? Có phải chúng ta chưa đủ tốt, hoặc có thể chấp nhận không? Có phải bởi vì cái bản ngã hoặc sự kiêu hãnh không?
Một người nói: "Tôi muốn trở thành bậc giác ngộ!" người khác nói: "Tôi muốn hiểu tham, sân, kiêu ngạo, nghi ngờ là gì; v.v... thái độ nào đúng?
Hầu hết mọi người đều không có một phương hướng nào trong cuộc sống của họ, bởi vì họ đi tìm một ý hướng bên ngoài, trong kinh thánh; trong các sách thiên của phương Ðông, ở triết học, khoa học. Bất cứ ý hướng của một người đạt từ một nguồn gốc bên ngoài thì không phải là một ý hướng đúng. Nó chỉ là một ý hướng bất thường, một phương hướng trong bóng tối. Những nguồn gốc bên ngoài có thể tạo nên một biểu hiện thoáng qua cho một người tìm một hướng nội tâm. Không có hướng nội tâm này con người sẽ lạc lõng. Sự truyền cảm từ việcđọc một cuốn sách thiêng hoặc theo một vị thánh, một vị thầy tinh thần hoặc Sayadaw không có thể đem lại cho một người ý hướng đúng. Tôi đã nhìn thấy sự việc này khắp mọi nơi.
Chỉ khi một người bị thất vọng về sự vô nghĩa, sự mù quáng, và thiếu phương hướng mới có thể có cơ hội tìm được một ý hướng. Ðể có thể tìm thấy sự thất vọng về hoàn cảnh mà người đó đang đương đầu, người đó cần nhiều sự thông minh và quan sát (trạng thái tâm của Sĩ Ðạt Ða trước khi ngài tuyên bố mình thành Phật).
Nhiều người đọc rất nhiều sách về giáo pháp, theo các vị thầy vĩ đại, nghe giáo pháp, một số có thể dạy giáo pháp, nhưng tôi không thể thấy họ không có phương hướng. Họ chỉ lập lại những câu chuyện, luôn luôn cũ rích chẳng bao giờ mới lạ. Một số trong những người đó trở nên nổi tiếng, họ thích thú với danh tiếng của mình, và hãnh diện về thành công của họ. Ðó là sự tuột dốc của họ. Ðiều đó cho thấy rằng họ không có ý hướng.
Một số người trở nên hạnh phúc hơn bằng cách theo một vị thầy, tu tập một số phương pháp thiền, nhưng không có sự sâu sắc trong đó. Lấy làm thú vị với một ý tưởng đẹp, nhưng nó không tồn tại lâu dài. Một số người chỉ tìm một sự khác lạ, một sự thay đổi. Họ nắm bắt tất cả - Phật giáo Tây tạng, Zen, Yoga, Phật giáo Nam Tông v.v...
"Những trí tuệ cao cả nhất của chúng ta phải nghe như những điều ngớ ngẩn và đôi lúc giống như những tội ác khi họ được nghe không cần sự cho phép bởi những người không được dẫn dắt và không được chuẩn bị trước cho họ" (Nietzche).
Con người thích sự lừa dối bản thân. Thật khó khăn làm cho họ từ bỏ được cái ý tưởng mà họ đang dính mắc. Họ sẽ thật sự bực mình khi bạn nói một điều gì đe dọa những ý tưởng của họ yêu thích (những ước mơ, những sự tưởng tượng v.v...)
Con người thích tin vào huyền thoại, tôi nghĩ. Hầu như không thể làm cho họ từ bỏ điều đó. Họ giống như trẻ con. Không đặt niềm tin vào một điều này hay điều nọ họ cảm thấy lạc lõng; không có niềm tin này cuộc sống của họ giống như bộ xương khô. Như thế nếu bạn muốn loại bỏ huyền thoại ra khỏi con người họ, bạn phải mang lại cho họ một điều gì khác thay thế vào.
Con người già đi, nhưng họ không già dặn (chín chắn)
Ðức tin có nghĩa là không muốn biết điều nào là thật (Nietzche)
Sự trung thực có trí tuệ thật hiếm hoi. Khi các vị thầy nói họ nói như thể họ biết chắc chắn, thậm chí họ chẳng có chút kinh nghiệm nào về những gì họ đang nói. Họ chẳng bao giờ nói lên được những sự hoài nghi của họ. Họ không có những hoài nghi nào không? Ðiều đó không thể nào?
Tôi muốn sống trong ánh sáng ban ngày, không ở trong một giấc mơ.
Khi tôi sống một mình, không nói quá nhiều, tôi sống ở một thế giới khác. Tôi thường gọi nó là thế giới tâm linh, nhưng khi tôi trò chuyện quá nhiều với mọi người, về tất cả những vấn đề thế tục, tôi cảm thấy như mình đã bị lôi kéo xuống thế giới tình dục, vật chất, điên cuồng, hời hợt, buộc phải lắng nghe, trả lời và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Một ai đó (tôi đã quên mất đi họ là ai) đã từng nói với tôi rằng một số người đeo nhiều đồ trang sức vàng bạc, đá quý bởi vì chính họ không có giá trị; họ chỉ cảm thấy có giá trị khi có những thứ đó đeo vào. Một số người có những viên đá rực rỡ và kim loại lấp lánh; một số có nhiều ngân hàng; một số người được tạm thời chỉ định làm bộ trưởng, tổng thống (và trông họ thật hết sức tự đắc dường nào). Nếu bạn không gọi đó là sự điên rồ, thế thì tôi không biết điên rồ là ra sao! Có phải có những hình thức khác mà người ta tạo cho mình cảm thấy xứng đáng (hoặc cho thấy rằng họ xứng đáng), giống như, ví dụ mặc áo nhà tu nhà sư, ni cô? Tôi nhớ A. thường nói: "Có quá nhiều khổ đau trên thế giới". Tôi muốn nói thêm nữa: "Có quá nhiều sự vô lí trên thế giới!"
Không đặt thành vấn đề bạn cố gắng không tham dự vào cái bi kịch vô lý này; bạn bị người ta ép buộc phải tham gia. Bạn đã từng bị một sự gán ép như thế phải không? Người ta đang nói (các nhà sư và những cư sĩ): "Ông ta là một vị A la hán và tro của ông ta được vo tròn thành những viên của chuỗi hạt", như thể đó là những tiêu chuẩn để chứng tỏ rằng nhà sư là một vị A la hán hay không. Tôi muốn tránh xa mọi điều. (Tro có thể biến thành các viên bi. Thế thì đã sao?)
Bạn có nhiều chánh niệm để đừng "bị kẹt vào" trong một cuộc trò chuyện. Tôi muốn giữ yên lặng hơn nhiều. Như thế cái tâm an lạc của tôi sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Nếu bạn có thể loại bỏ sự vô lý, các giả thiết và dối trá trong cuộc trò chuyện, bạn sẽ không có nhiều điều để nói. Tôi đang chán nản rất nhiều và những giả tạo, quá nhiều giả tạo làm cho cuộc đời không thật. Những người giả tạo làm những hành động giả tạo trong một tình huống giả tạo, sống một cuộc đời giả tạo.
Hãy coi chừng những người bị bám víu vào những gí trị to lớn đối với việc được tín nhiệm về đạo đức xử thế và sự tế nhị trong việc tạo những khác biệt đạo đức. Họ chẳng bao giờ tha thứ cho chúng ta một khi họ phạm phải lỗi lầm trước mặt chúng ta. (hoặc tồi tệ hơn, chống lại chúng ta); điều không thể tránh được họ trở thành những kẻ vu cáo, nói xấu một cách tự nhiên, thậm chí họ phải giữ lại những người bạn của chúng ta. (Nietzche).