1. Niệm Giác Chi
2. Trạch Pháp Giác Chi
3. Tinh Tấn Giác Chi
4. Phỉ Giác Chi
5. Khinh An Giác Chi
6. Ðịnh Giác Chi
7. Xả Giác Chi
Hành giả quân bình Thất Giác Chi
như thế nào?
Quân bình thất giác chi cũng là
điều quan trọng nếu hành giả muốn thành tựu thiền dùng dề mục niệm hơi thở
(ānāpānasati). Thất giác chi gồm:
1. Niệm (sati): ghi nhớ tợ tướng và phân biệt
nó tới lui nhiều lần.
2. Trạch pháp (dhammavicaya): hiểu biết tợ
tướng một cách sâu xa, hay thể nhập vào tợ tướng.
3. Tinh tấn (vīriya): đem các chi phần giác
ngộ lại với nhau, và quân bình chúng trên tợ tướng, đặc biệt tự củng cố chính bản
thân nó, và trạch pháp giác chi.
4. Hỷ (pīti): sự hân hoan của tâm khi kinh
nghiệm tợ tướng.
5. Tịnh (passadhi): sự an tịnh của tâm và
các tâm sở, có tợ tướng làm đối tượng.
6. Định (samādhi): sự nhất tâm trên tợ tướng.
7. Xả (upekkhā): sự đều đặn của tâm không bị
dao động, cũng không co rút khỏi tợ tướng.
Hành giả cần phải phát triển và
quân bình cả bảy giác chi này. Nếu tinh tấn không đầy đủ tâm sẽ rơi khỏi đối tượng
thiền, ở đây là tợ tướng. Khi trường hợp này xảy ra, hành giả không nên tu tập
tịnh, định và xả, mà phải tu tập trạch pháp, tinh tấn và hỷ. Như vậy tâm được
nâng lên (đối tượng) trở lại.
Tuy nhiên khi có quá nhiều tinh
tấn, tâm sẽ trở nên dao động và phân tán. Lúc đó hành giả nên làm ngựơc lại, tức
không tu tập trạch pháp, tinh tấn và hỷ nữa, mà thay vào đó tu tập tịnh, định
và xả. Theo cách này tâm dao động và phân tán sẽ được chế ngự và an tịnh lại.
Đây là cách làm thế nào để quân
bình ngũ căn và thất giác chi.
Sam là Thiện, tốt đẹp. Bodhi: Bồ-đề,
giác. Anga: Chi-phần. Dhammavi
caya: nghĩa là thấy Tâm và Sắc như chân, đúng với
sự thực. Sambojjhaṅga:
Thất Giác Chi: Sam = nâng cao, tốt; bodhi = giác ngộ,
hay người có nguyện vọng cố gắng để thành đạt sự giác ngộ; aṅga = yếu tố. Nơi
đây Dhammavicaya, Trạch Pháp, có nghĩa là nhìn thấy danh và sắc đúng như danh
và sắc thật sự là vậy. Đó là tuệ minh sát. Passadhi, khinh an có nghĩa
cittapassadhi và kāyapassadhi, tâm vương và trọn cơ cấu các tâm sở nhẹ nhàng an
lạc. Upekkhā không phải là trạng thái lãnh đạm, thờ ơ, hay lạnh lùng, mà là tâm
quân bình được gọi là tatramajjhattatā, buông xả. Dhammavicaya, vīriya, và pīti
(trạch pháp, tinh tấn và phỉ) đối nghịch với hôn trầm dã dượi; passadhi,
samādhi, và upekkā (khinh an, định, và xả) đối nghịch với uddhaca (phóng dật).
QUÁN VỀ THẤT GIÁC CHI
Bước tiếp đó là quán niệm về bảy
yếu tố của sự giác ngộ (thất giác chi / thất bồ đề phần). Bảy yếu tố của sự
giác ngộ bao gồm chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, định và xả.
http://goo.gl/QiEqR Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.
http://www.songthien.org Địa
chỉ trang WEB mp3 Sư Giới Tịnh…