Friday, November 21, 2014

Phương con dấu yêu, friday, november 21, 2014




Ai cũng có nhiều mối quan tâm, nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng nếu không biết cách bỏ bớt để tập trung cho điều mình mong muốn thì mãi mãi vẫn sẽ là người không thành công.

*

Ở Hà Nội có người con gái bé bỏng phải lao vào giữa dòng đời
để kiếm sống, biết bao nhiêu khó khăn và nhiều va chạm, giữa ta và con là hai thế giới khác nhau nghề của ta là hành giả sinh sống trong rừng thiền rộng lớn. Ta chăm chỉ theo dõi thân và tâm chuyện đó quá dễ dàng vì ta không phải lo cơm áo gạo tiền, yêu thiên nhiên và được cả một xã hội ở đây chấp nhận. Còn người con có rất nhiều tài. Con lớn lên trong vòng tay yêu thương và đầy đủ vật chất mà cha mẹ ban cho. Con đã học được nhiều nghề, làm được nhiều điều hay. Nhưng ở tuổi 20 s’, con đã biết hành thiền làm điều phước thiện.

Con nên suy nghĩ về điều này, vẫn không thể hiểu tại sao mình làm nhiều điều hay mà đến giờ vẫn là người chưa giác ngộ.


- con có biết tại sao ta lên google không?

- có phải vì muốn giúp chúng con không?

- phải, con ạ.


- phải luôn tưới cho nó nhiều hạt giống chánh niệm và bón cho nó nhiều phẩm chất yêu thương?

- điều kiện chăm sóc và môi trường sinh trưởng của mỗi chúng ta đều khác nhau.



- tất cả con người sanh ra đều có điều kiện sống như nhau, nhưng có người lại được đặc ân sanh vào nhà giầu sang kẻ thì sanh vào nhà thiếu thốn đó là lý do chúng ta muốn toàn thiện cho kiếp sống hiện tại, để rồi ngày nào đó con giống như ta lưng mỏi gối mòn nhìn lại không còn gì để hối tiếc. Chính vì thế nên nhìn cuộc sống với một mầu xanh, đẹp hơn và rực rỡ hơn.




- cũng như con, tuy con rất giỏi, rất nhiều tài, làm được rất nhiều việc nhưng vẫn giống như những người khác vì con thiếu tập trung, bị phân tán năng lượng và thời gian vào quá nhiều thứ. Con cần phải xác định mình sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới. Con đam mê gì nhất, điều gì khiến cho con trăn trở nhất, điều gì khiến con có thể sống chết với nó, không quản khó khăn? Lúc đó con sẽ là người thành công.



Con gái ạ. Ai cũng có nhiều mối quan tâm, nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng nếu không biết cách bỏ bớt để tập trung cho điều mình mong muốn thì mãi mãi vẫn sẽ là người mất chánh niệm.


Nhân đây ta cũng nói thêm một chút về trạo hối, chúc con luôn an bình.

Phóng tâm (uddhacca kukkucca) là cái tâm hay vọng tưởng, không yên tịnh.

Trừ phóng tâm, có 6 phép:

    1) phải thông hiểu kinh luật cho nhiều (bahussutatā);
    2) siêng năng học hỏi điều hay lẽ phải (paripucchākatā)
    3) thuộc nằm lòng giới luật (vinayepakantannutā);
    4) xu hướng theo bậc lão thành, nhất là đại đức tỳ khưu (vuddhasevitā);
    5) năng thân cận cùng bậc thiện trí thức;
    6) hằng nói lời dịu ngọt.

Trong tương ưng kinh (samyutta nikaya) đức Phật đưa ra một hình ảnh để minh hoạ cho trạo cử và hối hận như sau:
‘nếu có một bình nước, bị gió quấy động, lao xao, đung đưa và tạo ra các gợn sóng, một người với thị lực bình thường, nhìn vào bình nước, không thể nhận ra và thấy đúng được hình ảnh của khuôn mặt mình. Cũng thế, khi tâm bị ám ảnh bởi trạo cử và hối hận, bị áp đảo bởi trạo cử và hối hận, người ta không thể nào thấy đúng được lối thoát khỏi trạo cử và hối hận đã khởi lên ấy; và như vậy họ cũng không thể hiểu đúng và thấy đúng được sự lợi ích của bản thân, lợi ích của người khác, và lợi ích của cả hai; những pháp họ đã thuộc lòng trước đây còn không đi vào tâm (không còn nhớ được) nói gì đến những pháp không thuộc.’

Trong eka-nipāta của tăng chi kinh (anguttara nikaya) đức phật nói:
‘này các tỳ-kheo, ta không biết một pháp nào khác có sức mạnh như vậy khiến cho trạo cử và hối hận chưa sanh, sanh khởi, hoặc, nếu đã sanh, khiến cho mạnh mẽ và tăng trưởng, như sự bất an của tâm.
Nơi người nào nội tâm phiền não thời trạo cử và hối hận, nếu chưa sanh, sẽ sanh khởi, hoặc, nếu đã sanh, có thể mạnh mẽ và tăng trưởng.’

‘này các tỳ-kheo, ta không biết một pháp nào khác có sức mạnh ngăn cản trạo cử hối hận chưa sanh, không cho sanh khởi, hoặc nếu đã sanh khiến cho được đoạn trừ, như sự an tịnh của tâm.
Nơi người nào tâm được an tịnh trạo cử hối hận chưa sanh, không sanh, hoặc nếu đã sanh, được đoạn trừ.’

Chú giải kinh đại niệm xứ (mahasatipatthana sutta) nói rằng có sáu pháp dẫn đến sự đoạn trừ của trạo cử và hối hận:

1.tri kiến;
2.đặt câu hỏi;
3.hiểu biết giới luật;
4.thân cận với những bậc niên trưởng và có nhiều kinh ngiệm hơn mình để thực hành những pháp như giới luật;
5.bạn lành;
6.nói chuyện thích hợp.

Giải thích những pháp này chú giải nói như sau: trạo cử và hối hận biến mất nơi người nào học và ghi nhớ từng chi tiết một, hai, ba, bốn hay năm bộ nikāya . Đây là cách vượt qua trạo cử và hối hận bằng tri kiến. Đặt câu hỏi có nghĩa là: hỏi nhiều về những điều thích hợp và không thích hợp, theo sự thực hành của tăng đoàn. Nơi người nào thường hỏi như vậy trạo cử và hối hận cũng sẽ biến mất. Kế đến hai ác pháp (trạo cử và hối hận) này biến mất nơi người nào tinh thông luật (vinaya) do áp dụng thực tiễn và am hiểu tính chất giới luật của tăng đoàn.

 Đây là cách vượt qua trạo cử và hối hận bằng sự hiểu biết giới luật. Thân cận với những bậc niên trưởng và có nhiều kinh ngiệm hơn mình …; tức là đi đến tham kiến và đàm luận với các bậc trưởng lão giới đức trong tăng đoàn. Nhờ những cuộc viếng thăm như vậy trạo cử và hối hận sẽ biến mất. Bạn lành: thân cận với các bậc thông thạo về luật giống như tôn-giả ưubali (upāli), tinh thông giới luật đệ nhất trong tăng đoàn của đức phật. Bằng sự thân cận này trạo cử và hối hận sẽ biến mất. Nói chuyện thích hợp trong trường hợp này đặc biệt muốn nói đến những vấn đề thực hành giới luật nhờ đó hành giả đi đến chỗ hiểu biết được điều gì thích hợp và điều gì là không thích hợp để làm. Bằng cách này trạo cử và hối hận sẽ biến mất.
Do đó, luận mới nói sáu pháp này dẫn đến sự đoạn trừ của trạo cử và hối hận, song cần hiểu rằng trạo cử bị trục xuất bằng sáu pháp này cuối cùng chỉ không sanh khởi trong tương lai nhờ chứng alahán thánh đạo, và hối hận trục xuất bởi sáu pháp này cuối cùng chỉ chấm dứt không còn sanh khởi trong tương lai nhờ chứng bất lai thánh đạo mà thôi.

Trạo cử  là một vấn đề lớn đối với nhiều hành giả, đặc biệt những người từ các đô thị hay thành phố lớn tới. Tâm của họ thực sự lan man và không thể tập trung thậm chí trong một hoặc hai phút được. Đây là do thói quen của họ, tâm họ chẳng khác nào một con khỉ, hết nhảy sang bên này lại nhảy sang bên kia. Tuy nhiên, dù họ cứ suy nghĩ và suy nghĩ hoài như thế trong cả một trăm năm thì họ cũng sẽ không tiến bộ. Như vậy, nếu họ thực sự muốn có sự tiến bộ trong việc hành thiền họ phải chế ngự và lắng tâm của họ xuống. Không có cách nào khác cả. Họ phải để qua một bên mọi ý nghĩ miên man dù là lớn hay nhỏ, và chỉ làm độc một việc: tập trung trên đề mục thiền của mình.

Trong meghiya sutta đức phật nói rằng một vị tỳ-kheo nên tu tập niệm hơi thở để cắt đứt những tư duy lan man. Niệm hơi thở cắt đứt những tư duy lan man như thế nào? Tôi sẽ đưa ra đây một ví dụ để minh hoạ cho quý vị biết.
Giả sử có một con trâu hoang bị một người huấn luyện trâu bắt. Khi người huấn luyện trâu muốn thuần hoá con trâu này, ông sẽ đóng một cây cọc chắc chắn và dùng một sợi dây bền chắc để cột con trâu vào cái cọc đó. Thoạt tiên con trâu sẽ rất là bất kham và nhảy hết bên này sang bên kia.
Tuy nhiên, do bị cột chặt vào cây cọc bằng một sợi dây bền chắc nó không thể nào chạy thoát được. Nó chỉ có thể xoay vòng vòng quanh cây cọc. Sau một thời gian, do mệt và biết rằng có cố gắng chạy thoát cũng vô ích, nó sẽ lặng yên nằm xuống bên cây cọc. Và như vậy nó đã được thuần hoá.

Ở đây con trâu hoang giống như cái tâm bất an, không tu tập. Cây cọc giống như hơi thở vô và hơi thở ra. Và xợi dây bền chắc cũng như chánh niệm. Mặc dù tâm lúc đầu bất kham, nhưng sau một thời gian nó sẽ ổn định trên hơi thở nếu nó bị cột chặt liên tục vào hơi thở bằng chánh niệm.

Như vậy, nếu tâm hành giả có bản chất bất an thì nên thực hành niệm hơi thở một cách liên tục trong mọi oai nghi. Nếu quý vị thực hành như vậy với lòng kính trọng lớn đối với pháp (dhamma), không bao lâu tâm của quý vị chắc chắn sẽ trở nên yên lắng và tập trung. Đây không chỉ là nói suông.

Từ kinh nghiệm giảng dạy của tôi, rất nhiều hành giả, từng có lần không thể nào dừng lại được cái dòng suy nghĩ bất trị của mình, đã thành công trong việc đắc thiền (jhāna—bậc thiền) nhờ thực hành niệm hơi thở. Và quý vị nên có niềm tin nơi chính bản thân mình rằng quý vị cũng có thể làm được như vậy nữa.

Phóng dật
Trở lực thứ tư của thiền định chính là phóng dật, một trạng thái tâm lý khuếch tán, loạn động. Cũng như đối với các phiền não trở lực khác, chúng ta đừng qua bận tâm âu lo về nó như một cái gì đó phải đối đầu, đấu tranh nông nổi. Nó như bao hiện tượng pháp giới khác: được nhân duyên trợ tạo và tự đến tự đi. Đối diện nó ta chỉ việc tỉnh thức ghi nhận. Hãy vô tư cảm nghiệm nó mà đừng để mình phải bị nó cuốn hút. Phóng dật có thể đến với chúng ta từ hai nguồn chính: những xung đột căng thẳng của sinh lý hoặc những hướng ngoại của nội tâm.
Hãy phơi mở rồi nhìn ngắm nó một cách khách quan, đừng bao giờ tự đồng hóa mình với nó: không có một cái tôi nào phóng dật cả mà chỉ có đơn tử tâm lý được nhân duyên tác động sinh ra và thay đổi liên tục. Nếu một lúc nào đó tình trạng phóng dật đã đi đến nguy hiểm, ta hãy tự nhủ lòng: "được thôi, ta sẳn sàng chờ đón nhà mi và sẽ là một thiền sinh đầu tiên bị chết đắm trong phóng dật!".

Hãy từ tốn và thong thả nhìn ngắm tất cả những gì xảy ra trong nội tâm mình và hãy hiểu rằng phóng dật thật ra cũng chỉ là một chuỗi dài của những tư tưởng và cảm giác ngắn hạn. Có điều là chỉ vì chúng ta quá quan trọng hóa nó, xem nó như là một sự vật cụ thể nên tự nhiên nó uy hiếp chúng ta một cách dễ dàng. Một khi ta biết chấm dứt thái độ đối kháng bồng bột và đơn giản hóa nó bằng tất cả sự lưu tâm tỉnh thức thì ta mới may ra thấy được bản chất lắp ghép và rỗng tuếch thật sự của nó.

Phương án đối trừ phóng dật có hiệu quả nhất chính là định. Phóng dật càng mạnh thì càng dễ quan sát và khắc chế. Ở đây ta có thể dùng sức định tâm để tự thư giản và đếm từng hơi thở: từ một đến mười rồi quay lại với một cho đến khi nào nội tâm được bình thường hóa thì thôi. Nếu phương án này có hiệu quả tốt thì nó cũng đồng thời giúp cho hơi thở của thiền sinh mỗi lúc một vi tế hơn để từ đó toàn bộ tâm sinh lý của chúng ta ngày càng được ổn định.
Ta có thể nói rằng hiểu biết về phóng dật cũng có nghĩa là hiểu biết về thiền định và ngược lại. Nối tương quan này là luồng luân lưu của một chuỗi dài những vòng quay vô cực bất tận. Mà đời sống của chúng ta nếu xét cho cùng cũng chỉ là một vòng luân lưu mà thôi. Có nhiều người chẳng thích gì những vần xoay nhàm chán, cũ rích đó.

Họ luôn muốn cuộc sống của mình phải là những cái đột biến bất ngờ, nằm ngoài tất cả những thăng trầm xem ra có vẻ nhạt nhẽo, đơn điệu đó. Nhưng không may cho họ, khi trên trái đất này mọi sự chưa hề vận hành như theo họ muốn. Tất cả luôn thay đổi, cuộc tu thiền định của chúng ta có một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với qui luật vận động đó của thế giới, cái mà zorba (một nhân vật văn học hy lạp) vẫn gọi là "cái thảm họa chung", bao gồm tất cả những khuôn mặt mâu thuẩn đối đãi vẫn luôn thay nhau đày đọa con người: vui, buồn, đẹp, xấu, thành, bại, được thua...

Thái độ đón nhận cuộc đời bằng những trang bị đó chính là nền tảng cơ sở cho một trí tuệ nội quán chân chính. Thiếu nó, chúng ta coi như mù tịt về bản thân mình, không khám phá được bản chất thật sự của tất cả các pháp, cũng như khó lòng tìm thấy một sự tự do, tự tại trong mối quan hệ đối với chúng. Thay vào đó, chúng ta chỉ biết e sợ, đối kháng trù tính và xử lý mọi việc một cách nông nổi bồng bột. Mà từ thái độ thiền định này chúng ta chúng ta làm sao có được một trí tuệ thấu thị sâu sắc. Chỉ khi nào trình độ chánh niệm được phát triển đúng mức và thái độ đón nhận các pháp của chúng ta được đặt trên một cơ sở hẳn hoi thì thân tâm chúng ta mới may ra có được một ổn định thuận lợi. Cho đến lúc này, dầu có phải đối diện với bao điều bất an, bất ổn thì chúng ta cũng có thể tự tại. Một sự thoải mái về thân tâm cũng là liệu pháp hữu hiệu để khắc trừ phóng dật và trạo hối.

Trạo hối
Đó là trạng thái tâm lo âu, buồn rầu, ray rứt. Tâm bạn chạy quanh không an định vào đối tượng và hối tiếc về việc đã lở làm. Cũng dùng phương sách đã mô tả. Nhận diện nó. Ghi nhận lúc nó phát khởi, lúc nó mất, và thời khoảng nó hiển bày. Xong, trở lại với hơi thở.

Phóng dật -- hay trạo hối, một phiền não gần như có thuộc tính đối lập với hôn thụy, dĩ nhiên là cách đối lập tiêu cực. Với một định nghĩa đại khái, căn bản thì phóng dật là tình trạng tâm lý bị khuếch tán, loạn động, hướng ngoại với đủ thứ đề tài tư tưởng tốt xấu, vui buồn... Và tất cả diễn ra trong một sự thiếu tổ chức như những cái quẩy mình vật vã của một con cá bị đem ra đất. Với một nội tâm phóng tán như vậy thì đến cả những cử động, tư thế sinh hoạt của ta cũng còn bị ảnh hưởng tệ hại, nói chi đến công phu thiền định. Bởi thực tại cảm nghiệm của ta lúc này là cả một mớ hổ lốn, bề bộn, tạp nhạp và tư tưởng ta thì bay nhảy không định hướng. Trong tình trạng tâm lý này, ta có một cách khác để giải quyết chứ không thể cực lòng đuổi bắt, đo đếm từng ảo tưởng chớp nhoáng và vô hệ thống đó được, làm vậy chỉ hoài công thêm thôi.