Sunday, November 30, 2014

Không tỉnh thức theo ý nghĩa của nhà Thiền



“Không tỉnh thức” dùng ám chỉ một tâm trạng mà trong ấy con người không nhận thức được những kinh nghiệm nội tâm của mình; nếu người ấy hoàn toàn không nhận thức được tất cả những kinh nghiệm, kể cả những kinh nghiệm cảm quan, người ấy thiệt giống như một con người Không tỉnh thức. Nói rằng con người ý thức được những tình cảm nào đó, vân vân, có nghĩa là người ấy ý thức được xét về những tình cảm này; nói rằng những tình cảm nào đó là Không tỉnh thức có nghĩa là người ấy không ý thức được xét về những nội dung này. Chúng ta phải nhớ rằng “Không tỉnh thức” không ám chỉ sự khiếm diện của bất cứ một xung lực, tình cảm, dục vọng, hay sợ hãi nào, vân vân, mà chỉ ám chỉ sự không nhận thức được những xung lực này. Khác hẳn với cách sử dụng ý thức và Không tỉnh thức theo ý nghĩa tác dụng mà chúng ta vừa diễn tả là một cách sử dụng khác trong đó chúng ta ám chỉ những địa điểm nào đó trong con người và những quan hệ với những địa điểm này. Đây thường là trường hợp nếu chữ “cái ý thức” và “cái Không tỉnh thức” được sử dụng. Ở đây “cái ý thức” là một thành phần của cá tính, với những nội dung đặc biệt, và “cái Không tỉnh thức” là một thành phần khác của cá tính, với những nội dung đặc biệt khác.


Không tỉnh thức theo ý nghĩa của nhà Thiền, không nghi ngờ gì cả, nó là thứ huyền nhiệm, cái vô trí, và chính vì thế mà nó có tính không khoa học hay trước thời có khoa học. Nhưng như thế không có nghĩa là nó vượt ra ngoài tầm ý thức của chúng ta và là một cái gì chẳng có liên hệ đến chúng ta. Thật ra, trái lại, nó là cái thân thiết nhất đối với chúng ta, và chính vì cái thân thiết này mà chúng ta khó nắm bắt được nó, cũng như mắt không tự thấy được mắt. Do đó để ý thức được cái Không tỉnh thức đòi hỏi một sự tu tập đặc biệt về ý thức. Nói theo bệnh căn học, thì ý thức được đánh thức khỏi Không tỉnh thức một thời gian nào đó ở trong vòng tiến hóa. Thiên nhiên tiến triển mà không tự ý thức, và con người hữu thức phát sinh từ nó.

Ý thức là một cái nhảy, nhưng cái nhảy không thể có nghĩa là một sự phân ly trong ý nghĩa vật lý của nó. Vì ý thức luôn cộng thông và bất đoạn với Không tỉnh thức. Thật vậy, không có Không tỉnh thức, ý thức không tác động được; nó mất hẳn cái nền tảng tác động. Đó là lý do tại sao Thiền tuyên bố rằng Đạo là “cái tâm bình thường.” Với chữ Đạo dĩ nhiên Thiền ngụ ý Không tỉnh thức, tác động thường trực trong ý thức của chúng ta. Chẳng hạn như khi đói thì ăn, khi mệt thì nghỉ ngơi, khi buồn ngủ thì ngủ, vân vân. Tuy nhiên, nếu đây là cái Không tỉnh thức mà Thiền nói đến như một thứ huyền nhiệm và giá trị nhất trong đời sống con người như là động lực chuyển hóa, chúng ta không thể nào không hoài nghi. Tất cả những hành động Không tỉnh thức kia từ lâu vẫn bị phóng vào phạm vi bản năng phản xạ của ý thức phù hợp với nguyên tắc của sự điều hòa về tinh thần.

Khi buồn ngủ thì tìm chỗ yên tĩnh, tắt đèn và nằm xuống nghỉ ngơi cả thân lẫn tâm. Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe nói về buông xả và không bám víu vào thứ gì. Như vậy Đức Phật muốn dạy gì về buông xả? Ngài muốn nói trong cuộc sống hằng ngày không cách chi mà chúng ta buông mọi vật mọi việc. Chúng ta phải nắm giữ sự việc, tuy nhiên đừng cố bám víu vào chúng. Thí dụ như chúng ta phải làm ra tiền cho chi tiêu trong đời sống, nhưng không bám víu vào việc làm ra thật nhiều tiền mà bất chấp đến việc làm ra tiền bằng cách nào. Hành giả làm bất cứ việc gì cũng nên làm với cái tâm xả bỏ. Đừng nên kỳ vọng sự đền đáp hay tán dương. Nếu chúng ta xả bỏ một ít, chúng ta sẽ có một ít bình an. Nếu chúng ta xả bỏ được nhiều, chúng ta sẽ có nhiều bình an. Nếu chúng ta xả bỏ hoàn toàn, chúng ta sẽ được bình an hoàn toàn.


http://goo.gl/QiEqR  Google blogger  Sư Giới Tịnhđọcthêm nhiều tài liệu.
 

Saturday, November 29, 2014

CHÍN ÂN ĐỨC CỦA CHA MẸ





SINH: người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ

CÚC: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.

SÚC: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

DỤC: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răng dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

"Dạy con từ thuở còn thơ,
Mong con lanh lợi, mẹ cha yên lòng"

VŨ: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm ... để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương .

CỐ: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi không lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa :

"Con đi đường xa cách
Cha Mẹ bóng theo hình
Ngày đêm không ngơi nghỉ
Sớm tối dạ nào khuây"

PHÚC: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Mẹ quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đầu đến, để bảo vệ cho con.

PHỤC: theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

TRƯỞNG: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời; cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề "môn đăng hộ đối", nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!

st

Bảy thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của con người





•gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "thất tình lục dục". Vậy 7 thứ tình cảm và 6 điều ham muốn đó là những gì ?

Bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như : Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục vậy.
Bảy trạng thái tâm lý nầy luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khi nào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽ hiện nguyên ra bên ngoài như bộc lộ ra nơi nét mặt hay nơi cử chỉ, trong lời nói v.v... Như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúc buồn mặt ủ dột, lạnh nhạt.

Còn giận thì mặt tái mét, xanh xao ; yêu thương mặt đỏ, nóng bừng v.v... Một trong 7 thứ tình cảm trên thái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất quân bình và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. Để đối trị lại với thất tình, Phật giáo đưa ra Thất-giác-chi tức là 7 điều hiểu biết đúng đắn là : Chọn lựa phương pháp, chuyên cần, mừng vui, nhẹ nhàng, suy nghĩ, định tĩnh tâm thức và xã bỏ những ý tưởng thấp hèn.


• Còn lục dục là gì ? Lục dục là 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi :
- Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp.
- Dung mạo dục : Ưa thích diện mạo đẹp đẽ.
- Tư thái dục : Mong có dáng chững chạc, dịu dàng.
- Muốn đụng chạm vào thân xác giữa nam nữ.
- Say đắm lời ngọt ngào êm dịu.
- Thích người cao lớn đẫy đà, phương phi, gọn gàng…

Monday, November 24, 2014

SAMBOJJHANGA: THẤT GIÁC CHI:





1. Niệm Giác Chi
2. Trạch Pháp Giác Chi
3. Tinh Tấn Giác Chi
4. Phỉ Giác Chi
5. Khinh An Giác Chi
6. Ðịnh Giác Chi
7. Xả Giác Chi

Hành giả quân bình Thất Giác Chi như thế nào?
Quân bình thất giác chi cũng là điều quan trọng nếu hành giả muốn thành tựu thiền dùng dề mục niệm hơi thở (ānāpānasati). Thất giác chi gồm:

    1. Niệm (sati): ghi nhớ tợ tướng và phân biệt nó tới lui nhiều lần.
    2. Trạch pháp (dhammavicaya): hiểu biết tợ tướng một cách sâu xa, hay thể nhập vào tợ tướng.
    3. Tinh tấn (vīriya): đem các chi phần giác ngộ lại với nhau, và quân bình chúng trên tợ tướng, đặc biệt tự củng cố chính bản thân nó, và trạch pháp giác chi.
    4. Hỷ (pīti): sự hân hoan của tâm khi kinh nghiệm tợ tướng.
    5. Tịnh (passadhi): sự an tịnh của tâm và các tâm sở, có tợ tướng làm đối tượng.
    6. Định (samādhi): sự nhất tâm trên tợ tướng.
    7. Xả (upekkhā): sự đều đặn của tâm không bị dao động, cũng không co rút khỏi tợ tướng.

Hành giả cần phải phát triển và quân bình cả bảy giác chi này. Nếu tinh tấn không đầy đủ tâm sẽ rơi khỏi đối tượng thiền, ở đây là tợ tướng. Khi trường hợp này xảy ra, hành giả không nên tu tập tịnh, định và xả, mà phải tu tập trạch pháp, tinh tấn và hỷ. Như vậy tâm được nâng lên (đối tượng) trở lại.

Tuy nhiên khi có quá nhiều tinh tấn, tâm sẽ trở nên dao động và phân tán. Lúc đó hành giả nên làm ngựơc lại, tức không tu tập trạch pháp, tinh tấn và hỷ nữa, mà thay vào đó tu tập tịnh, định và xả. Theo cách này tâm dao động và phân tán sẽ được chế ngự và an tịnh lại.
Đây là cách làm thế nào để quân bình ngũ căn và thất giác chi.
Sam là Thiện, tốt đẹp. Bodhi: Bồ-đề, giác. Anga: Chi-phần. Dhammavi
caya: nghĩa là thấy Tâm và Sắc như chân, đúng với sự thực. Sambojjhaṅga: 

Thất Giác Chi: Sam = nâng cao, tốt; bodhi = giác ngộ, hay người có nguyện vọng cố gắng để thành đạt sự giác ngộ; aṅga = yếu tố. Nơi đây Dhammavicaya, Trạch Pháp, có nghĩa là nhìn thấy danh và sắc đúng như danh và sắc thật sự là vậy. Đó là tuệ minh sát. Passadhi, khinh an có nghĩa cittapassadhi và kāyapassadhi, tâm vương và trọn cơ cấu các tâm sở nhẹ nhàng an lạc. Upekkhā không phải là trạng thái lãnh đạm, thờ ơ, hay lạnh lùng, mà là tâm quân bình được gọi là tatramajjhattatā, buông xả. Dhammavicaya, vīriya, và pīti (trạch pháp, tinh tấn và phỉ) đối nghịch với hôn trầm dã dượi; passadhi, samādhi, và upekkā (khinh an, định, và xả) đối nghịch với uddhaca (phóng dật).

QUÁN VỀ THẤT GIÁC CHI

Bước tiếp đó là quán niệm về bảy yếu tố của sự giác ngộ (thất giác chi / thất bồ đề phần). Bảy yếu tố của sự giác ngộ bao gồm chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, định và xả.


http://goo.gl/QiEqR     Google blogger  Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.

http://www.songthien.org     Địa chỉ trang WEB mp3 Sư Giới Tịnh…