NHẬN DIỆN CẢM GIÁC
Trước khi đọc,
nghe bài viết này xin quý vị hiểu rõ chữ nhận diện.
Nghĩa:
Nhận diện: nhìn để nhận ra, chỉ ra đối tượng
đang che giấu tung tích hay đối tượng đang cần tìm.
Cảm giác là
một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện tượng
khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của loài người.
Các đặc điểm
của cảm giác
Là một quá
trình tâm lý vì nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc trong khoảng thời gian xác
định. Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng cảm giác của con
người mang tính xã hội: không chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng trong tự
nhiên mà cả những sản phẩm do con người tạo ra tùy thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp
và quá trình học tập rèn luyện.
Phân loại cảm
giác theo đặc tính
Hướng ngoại
Vui, yêu,
thích, dễ chịu, êm dịu, thoải mái, phấn khởi, lâng lâng, trong sạch, bình tĩnh,
phóng khoáng, tin cậy, ham muốn, tình dục, bình an, tập trung, bình yên, ấm áp,
lạnh giá, hạnh phúc, biết ơn, cố gắng….
Hướng nội
Buồn, ghét,
giận, bực tức, hối tiếc, run sợ, khó chịu, lo lắng, mệt mỏi, ức chế, căng thẳng,
có tội, hồi hộp, giật mình, nóng nảy, phục tùng, ích kỷ, sex, nghi ngờ, khinh dẻ,
coi thường, ghen tị, tiếc nuối, ngại, e thẹn, nhớ nhung đợi chờ, chịu đựng, mất
tập trung, khinh thường, trống trải, cô liêu, nản chí, suy nghĩ quá nhiều, tội
nghiệp, bị lừa dối, hoài nghi ……
Hỗn tạp
Căng thẳng,
trầm cảm…….
Phân loại
theo giác quan cảm nhận
Cảm giác
nghe (thính giác)
Cảm giác
nhìn (thị giác)
Cảm giác sờ
(xúc giác)
Cảm giác ngửi
(khứu giác)
Cảm giác vị
(vị giác)
Thần giao
cách cảm (giác quan thứ 6)
Phân loại
theo tính đối nghịch của các cảm giác
Vui, phấn khởi,
lâng lâng – buồn, lo lắng, giận, bực tức
Yêu, thích –
ghét
Dễ chịu, thoải
mái – khó chịu, ức chế, căng thẳng
Trong sạch –
có tội, tội lỗi
Bình tĩnh –
hồi hộp, nóng nảy, giật mình, thót tim, run sợ
Phóng khoáng
– keo kiệt
Tin cậy, tin
tưởng – nghi ngờ, khinh dẻ, coi thường, hoài nghi, bị lừa dối
Tập trung –
Sao nhãng, sao lãng
Ấm áp – lạnh
lẽo
Bình an,
bình yên, an toàn – không an toàn
Hạnh phúc –
không hạnh phúc, trống trải, cô liêu, cô đơn
Biết ơn –
không biết ơn
Cố gắng – Nản
lòng
Ham muốn –
không ham muốn
Khỏe mạnh –
mệt mỏi
Tôn trọng –
khinh thường
Kiêu hãnh –
phục tùng, cảm phục
Muốn chinh
phục – không muốn chinh phục
Tỉnh táo – không
tỉnh táo, buồn ngủ
Ngại, e thẹn
- Tự tin
Ghen tỵ -
Chan hòa
Tiếc nuối -
Nhớ nhung, đợi
chờ
Chịu đựng
Căng thẳng
Trầm cảm
Tình dục
Xúc động
Hay – dở
Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia
"Vậy người thiền giả phải làm
thế nào để nhận diện vào các cảm giác bên trong các cảm giác? Đó là trường hợp
khi cảm nhận một cảm giác đau đớn thì người thiền giả ý thức minh bạch: 'Tôi cảm
nhận một cảm giác đau đớn'. Khi cảm nhận một cảm giác thích thú thì người thiền
giả cũng ý thức minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác thích thú'. Khi cảm nhận
một cảm giác không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú, thì người thiền giả cũng ý thức
minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú' (xin
lưu ý: bất cứ một sự cảm nhận nào phát sinh từ lục giác - mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân thể và tâm thức - cũng đều tạo ra các cảm giác "đau đớn",
"thích thú" hay "trung hòa", thí dụ một cơn ác mộng là một
sự cảm nhận đau đớn của tâm thức, trông thấy một thân thể xinh đẹp là một sự cảm
nhận thích thú của mắt; chạm vào một tấm lụa là một cảm nhận thích thú, sờ vào
một vật cứng và nhám là một sự cảm nhận không thích thú; nhai và nuốt một miếng
ăn nhưng không cảm nhận - với tất cả tỉnh táo - là ngon hay không ngon, là một
sự cảm nhận trung hòa của vị giác, trái lại trong trường hợp khác, chẳng hạn
như đang mải mê nói chuyện hoặc suy nghĩ miên man về các chuyện khác, nhưng vẫn
ăn và nuốt, không ý thức được là mình đang nhai và đang nuốt những gì, ngon hay
không ngon, thì đấy không phải là một cảm nhận trung hòa mà là một sự xao lãng,
không nhận diện đúng mức vào các cảm giác hầu ý thức được sự vận hành của các
giác quan.
Khi cảm nhận
một cảm giác đau đớn trên da thịt thì người thiền giả ý thức minh bạch: 'Tôi cảm
nhận một cảm giác đau đớn trên da thịt' (có nghĩa là các cảm nhận xúc giác liên
quan đến "thế giới" hay môi trường "bên ngoài", có thể mở rộng
các sự cảm nhận này liên quan đến các giác quan khác như mắt, tai, mũi, lưỡi).
Khi cảm nhận một cảm giác đau đớn không phải là trên da thịt (tức là trong tâm
thần, liên quan đến giác quan thứ sáu là tâm thức, chẳng hạn như đau buồn, nhớ
nhung, thương tiếc, tức giận, sung sướng, v.v.) Thì người thiền giả cũng ý thức
minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác đau đớn không phải là trên da thịt'. Khi cảm nhận một cảm giác thích thú trên da
thịt thì người thiền giả ý thức minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác thích thú
trên da thịt'. Khi cảm nhận một cảm giác thích thú không phải là trên da thịt
thì người thiền giả cũng ý thức minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác thích thú
không phải là trên da thịt'. Khi cảm nhận một cảm giác không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú
trên da thịt thì người thiền giả ý thức minh bạch: 'Tôi cảm nhận một cảm giác
không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú trên da thịt'. Khi cảm nhận một cảm giác không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú
không phải là trên da thịt thì người thiền giả cũng ý thức minh bạch: 'Tôi cảm
nhận một cảm giác không-đau-đớn-cũng-không-thích-thú không phải là trên da thịt'.
"Đấy là cách mà người thiền giả
nhận diện vào cảm giác bên trong cảm giác, hoặc các cảm giác bên ngoài cảm giác
("các cảm giác bên trong cảm giác" là các cảm nhận "thích
thú", "khó chịu" hay "trung hòa", có nghĩa là một sự
"nhận biết" đơn thuần của giác quan.
"Các cảm giác bên ngoài cảm giác" là cảm nhận nóng lạnh, cứng
mềm chẳng hạn đối với da thịt, ánh sáng chói chang hay mờ ảo đối với mắt): hoặc
cả hai - tức là bên trong và cả bên ngoài cảm giác. Tuy nhiên người thiền giả
cũng có thể nhận diện vào các hiện tượng phát sinh liên quan đến cảm giác, và cả
các hiện tượng tan biến liên quan đến cảm giác, hoặc cả hai vừa là hiện tượng
phát sinh vừa là hiện tượng tan biến liên quan đến cảm giác (đây là cách ý thức
được tính cách vô thường của các cảm giác). Hoặc người thiền giả cũng có thể
duy trì sự nhận diện thật tỉnh giác là 'Có các cảm giác' cho đến khi nào đạt được
sự hiểu biết và ghi nhận được điều đó (ý thức minh bạch về các cảm giác của
mình và sự hiện hữu của chúng, nhưng không diễn đạt gì cả: thí dụ nhận biết được
đúng là đang "có" các cảm giác nhưng không có "cái tôi" hay
cái "của tôi" nào bên trong các cảm giác đó, cũng không gán cho các cảm
giác ấy một ý nghĩa nào cả). Và người thiền giả luôn giữ được sự tự do (không tạo
ra cho các cảm giác của mình một ý nghĩa nào, cũng không liên kết chúng với bất
cứ gì trong môi trường bên ngoài), nhưng không dựa vào (nắm bắt hay căn cứ vào)
bất cứ gì trong thế giới. Đấy là cách mà người thiền giả nhận diện vào cảm giác
bên trong cảm giác.
(Tóm lại sự nhận
diện vào cảm giác gồm có sáu phương thức dựa vào sáu giác quan và mỗi phương thức
- tức là đối với mỗi giác quan - sẽ gồm có ba thể loại cảm nhận là thích thú,
khó chịu và trung hòa, và người hành thiền phải hiểu rằng cảm giác là chỉ có thế:
"thích thú", "khó chịu", "trung hòa" ngoài ra
không có gì khác, không được gán thêm cho các cảm giác của mình bất cứ một sự
diễn đạt nào)
Là một thiền
giả việc đầu tiên là phải tập cho mình
có ba yếu tố
đó là:
1. Tấm lòng
quảng đại. (Rộng rãi, có độ lượng.)
2. Tâm từ
3. Trí tuệ
Cái thiếu
trong việc lúc nào cũng tập trung tâm ý trên
một đối tượng
duy nhất chính là trí tuệ. Sự nhận diện
hoàn toàn của
bạn phải gắn liền với sự nhận diện có trí tuệ.
Nhận diện có
trí tuệ là gì?
Nó là sự nhận
diện đi kèm với ba thiện căn.
Những thiện
căn đó là gì?
Chúng là sự
quảng đại, tâm từ và trí tuệ. Điều này
có nghĩa rằng
khi bạn nhận diện đến một cái gì đó, hãy
luôn luôn cố
gắng để sự nhận diện của mình không
có tham,
sân, hoặc si xen lẫn trong đó, bạn hãy
nhận diện với
ý tưởng quảng đại, lòng từ và trí tuệ. Đây được gọi là ba thiện căn trong khi
tham, sân, si được gọi là ba bất thiện căn. Đừng để tâm trí của bạn bị ảnh hưởng
bởi các bất thiện căn khi bạn nhận diện đến một cái gì đó. Hãy để cho những suy
nghĩ về lòng quảng đại, tâm từ và trí tuệ chiếm lĩnh tâm trí của bạn trong khi
nhận diện đến
bất cứ cái gì.
Khi nhận diện
đến nồi niêu, bát đĩa trong khi đang rửa, bạn có thể không cần chút gì đến tâm
từ, sự rộng lượng hay trí tuệ đối với chúng. Bạn đang trau dồi chánh niệm
không phải
cho nồi, bát đĩa mà dành cho chúng sinh.
Bạn nên nhận
diện đến bất kỳ ý nghĩ nào sinh khởi về
chính bản
thân của mình, hoặc về bất kỳ chúng sanh nào khác.
Hãy chánh niệm
trong khi mặc quần áo, ăn, uống, nói
chuyện với một
ai đó, lắng nghe âm thanh, nhìn thấy
một đối tượng,
và đi bộ hoặc lái xe.
Khi bạn hoàn
toàn nhận diện với trí tuệ quán sát, tham
lam, sân hận
và si mê của bạn biến mất, bởi vì trong sự nhận diện của bạn đang có sự quảng đại,
tâm từ và
trí tuệ vận
hành.
Những ý nghĩ
rộng lượng, tâm từ và trí tuệ của bạn
có sức mạnh
làm giảm thiểu tham, sân, si khi bạn
đang làm bất
kỳ một công việc gì.
Chỉ có một
điều duy nhất là thực đó là mỗi người chúng ta có sáu loại căn tánh khác nhau:
Ba thiện căn và ba bất thiện căn. Ba bất thiện căn là tham, sân, và si; đối nghịch
với chúng là ba thiện căn: rộng lượng, từ bi và trí tuệ. Hãy quán chiếu cho kỹ
vấn đề này, nếu chúng ta thực sự hiểu nó và không còn thắc mắc gì về nó, ta sẽ
dễ dàng chấp nhận sự hiện diện của sáu loại căn tánh này trong mỗi con người
chúng ta.
Sẽ chẳng còn
khó khăn gì nữa một khi chúng ta đã nhìn thấy được chúng (sáu căn tánh) trong
chính bản thân của chúng ta. Chúng là căn nguyên của mọi hành động, cung cách đối
xử của chúng ta. Hiểu được như vậy chúng ta sẽ có thể soi lại chính mình một
cách trung thực hơn, chúng ta sẽ không còn trách móc mình về những thói xấu,
cũng như không tự khen ngợi mình về những tánh tốt, chỉ đơn giản chấp nhận sự
hiện hữu của tất cả chúng- xấu lẫn tốt- trong chính chúng ta. Và do vậy, chúng
ta cũng có thể chấp nhận người khác một cách sáng suốt hơn cũng như dễ dàng
thông cảm với họ hơn. Chúng ta sẽ không còn đau khổ vì những thất vọng và chúng
ta sẽ không đổ lỗi do bởi chúng ta không còn sống trong một thế giới nơi mà chỉ
có sự hiện hữu của trắng hoặc đen mà thôi - một thế giới mà chỉ có sự hiện diện
rạch ròi của ba bất thiện căn hoặc ba thiện căn đối nghịch. Một thế giới như vậy
sẽ không hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu và chỉ một con người duy nhất có khả năng tự
rạch ròi như vậy, đó là một bậc giác ngộ.
Vấn đề chủ yếu
ở đây là ranh giới giữa các thiện căn và bất thiện căn trong mỗi con người
chúng ta. Ranh giới phân biệt này được chúng ta điều chỉnh một cách hết sức vi
tế, vì vậy chỉ có một sự khác biệt rất nhỏ giữa chúng không đáng để chúng ta
coi trọng. Điều quan trọng là chúng ta đều có cùng một công việc phải làm: đó
là nuôi dưỡng những thiện căn và nhổ tận gốc những gì bất thiện.
Nhìn bề
ngoài chúng ta rất khác nhau. Đó cũng là một ảo tưởng. Thật ra, chúng ta đều có
cùng những vấn đề và các khó khăn để giải quyết. Điều khác nhau duy nhất giữa mỗi
chúng ta là bề dày của quá trình tu tập của mỗi người. Việc tu tập có thể đã diễn
ra trong nhiều đời kiếp trước trước đó sẽ giúp cho chúng ta có khả năng quán
chiếu rõ ràng hơn, chỉ vậy thôi.
Suy nghĩ
sáng suốt chỉ đến khi chúng ta thanh lọc được các cảm xúc của chính mình và đây
là một công việc khó khăn mà chúng ta cần phải làm. Nhưng việc này chỉ có thể thực hiện và có được
sự thành công khi động lực của nó không bắt nguồn từ một sự chấn động về mặt cảm
xúc, mà đơn thuần là một sự quán chiếu rõ ràng, trung thực mà chúng ta làm vì
chính bản thân mình.
Những gi quý
vị đọc hoặc nghe ở đây chỉ là VĂN, hãy TƯ DUY nó rồi thực hành đưa đến sự hiểu
biết có thể gọi là NGỘ.