Friday, November 4, 2016

HưỚng dẪn thiỀn niỆm hơi thỞ (buổi thứ 27 – thứ hai 10/8/2009) Ân ĐỨc Tăng BẢo (HỒng Ân Tăng) (có 9)



CHÙA TAM BẢO
323 phan chu trinh
Mùa an cư - phật lịch 2553 (dương lịch 2009)
HưỚng dẪn thiỀn niỆm hơi thỞ (buổi thứ 27 – thứ hai 10/8/2009)
Do ngài hoà thượng pháp sư - đại thiền sư ashin kovida
Thiền lâm viện pa-auk - tiểu bang mon – mawlamyine – myanmar.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Ân ĐỨc Tăng BẢo (HỒng Ân Tăng) (có 9)

‘Suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho  (1)

Ujuppaṭipanno   bhagavato   sāvakasaṅgho  (2)

Ñāyappaṭipanno   bhagavato  sāvakasaṅgho  (3)

Sāmīcippaṭipanno  bhagavato  sāvakasaṅgho,  (4)

Yadidaṃ  cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā
Esa  bhagavato  sāvakasaṅgho, āhuneyyo (5)

Pāhuneyyo (6)

Dakkhiṇeyyo (7)

Añjalikaraṇīyo (8)

Anuttaraṃ  puññakkhettaṃ  lokassā’ti (9). 

(01) * Ân đỨc thỨ nhẤt:   Suppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṅgho (1)

- Bhagavato sāvakasaṅgho:
Saṅgho (tăng chúng) gồm:

Thánh tăng hay chân nghĩa tăng: là đã đắc được đạo (magga) và qủa (phala), những vị thanh văn (thánh dự lưu, thánh nhất lai, thánh nhất lai, thánh bất lai, alahán) và
Phàm tăng hay ước định tăng là những vị được đọc tuyên ngôn (ñattikammavāca) xác nhận trước hội chúng tăng mà thành tựu tại nhà kiết giới của tăng (sīma)

Sāvaka: học trò, đệ tử
Bhagavato: của đức thế tôn.

-suppaṭipanno: gồm hai chữ ghép lại: su+paṭipanno:
(su có nghĩa là khéo léo, tốt đẹp, hiền thiện) và
Paṭipanno có nghĩa là thực hành theo) > suppaṭipanno: có nghĩa là người khéo thực hành theo (những lời dạy của đức phật), những người sống tốt đẹp với những lời dạy của đức thế tôn.

Ân đức này có nghĩa là: những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng đã sống và thực hành tốt đẹp những lời dạy của đức phật, chính là thực hành tam học (sīla (giới), samādhi (định), paññā (tuệ)),

(02) * ân đỨc thỨ hai:   ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho (2)
Những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành tốt đẹp đường lối trung đạo (majjhimapaṭipada) (tránh hai thái cực lợi dưỡng, ép xác), đi ngay tiến  thẳng không thiên lệch 2 thái cực trên. (uju: có nghĩa là ngay thẳng, chánh trực) ujuppaṭipanno: nghĩa là trỰc hẠnh. Ngay thẳng, chánh trực thực hành và đạt được tuệ giác.

(03) * ân đỨc thỨ ba:   ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho (3)
          những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành theo để đạt được đạo tuệ, quả tuệ, và niết bàn, chứng ngộ tỨ thánh đẾ. Với mục đích ấy, là ân đỨc thỨ ba: Ứng lý hẠnh. (ñāya: có nghĩa là có phương pháp, có hệ thống, đúng đắn, thực hành để đạt được đạo quả, niẾt bàn, chỨng ngỘ tỨ thánh đẾ - là thực hành đúng đắn.

  (04) * ân đỨc thỨ tư: sāmīcippaṭipanno  bhagavato  sāvakasaṅgho,  (4)
 những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành theo những công hẠnh, oai đỨc, nên xứng đáng được chư thiên, phạm thiên, nhân loại tôn kính cúng dường. Nên đưỢc gỌi là HỒ Kính HẠnh.

Trên đây là 4 ân đức, là 4 nhân cho 5 quả lành thù thắng sau khi đã đạt được thánh 4 đôi (dự lưu đạo , dự lưu quả, …. ) là 5 ân đức còn lại:

(05) āhuneyyo: những bậc xứng đáng để mọi người đem của để giành từ xa đem cúng dường:

(06)  pāhuneyyo: những bậc xứng đáng để mọi người mang của để giành cho khách khứa, thân bằng để đem đi cúng dường.

(07) dakkhiṇeyyo: những bậc xứng đáng nhận sự cúng dường chân chánh nhờ quả phước thiện. Những bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của những người mong muốn đạt được phúc lạc nhân, thiên, niết bàn. Sau khi thân hoại mạng chung, với mong muốn như vậy những người ấy xứng đáng thọ nhận được kết quả ấy.

(8) añjalikaraṇīyo: những bậc xứng đáng nhận sự chấp hai bàn tay lễ bái cung kính của những người mong muốn được những quả lành.

(9) anuttaraṃ  puññakkhettaṃ  lokassā’ti.: (anuttara: to lớn, vĩ đại, vô thượng, vô song không có cái so sánh bằng, puñña: phước, khetta: cánh đồng, ruộng, lokassa: của thế gian) tăng là ruộng phước của thế gian. Ví như ruộng tốt thì hạt giống nào cũng dễ mọc lên, dể thu hoạch. Cúng dường đến tăng chúng (saṅghikadāna) quả lành thật lớn lao. Vì thế mà được ví như ruộng phước của thế gian gieo vào là như vậy. Ruộng tốt, màu mỡ mà gieo giống thì cho mùa vụ tốt, ruộng xấu mà gieo giống thì cho mùa vụ xấu vậy. Quả lành lớn như thế nào? Đó là sự thành tựu phước lành nhân giới (manussasampatti), sự thành tựu phước lành thiên giới (devasampatti), sự thành tựu phước lành phạm thiên giới (brahmasampatti), cả đạo tuệ (maggañāṇa) cùng qủa tuệ (phalañāṇa) mà cúng dường đến tăng chúng mang lại.

Vì thế, bạch hoá đức thế tôn, chúng con xin thành kính thanh tịnh tam nghiệp, cả thân, cả khẩu, cả ý, lòng ti mạn cũng không, đảnh lễ đến đầy đủ 9 ân đức cao thượng ấy của tăng bảo.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
   
Câu 67: (trích lược câu hỏi) trước đây, khi con theo dõi hơi thở, thì có những lúc ánh sáng xuất hiện. Thời gian sau đi xuất gia gieo duyên ở trong nam, theo hành một phương pháp khác thì không có nữa. Có phải là vì thời tiết, hay vì thực phẩm, hay vì một lí do nào khác như vì tìm nó mà ánh sang mất đi? (cô tùng)

Câu trả lời: ánh sáng xuất hiện trước ánh sang xuất hiện lúc trước,  
 (như trên đã nói) 5 ân đức sau là ân đức quả do sự thành tựu 4 ân đức trên.

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(dứt buổi thứ 27)