Thursday, November 3, 2016

HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 26 – Thứ Sáu 06/8/2009) (04) * ÂN ĐỨC THỨ TƯ: Ehipassiko (KIẾN LAI, (lại để nhìn), ĐẾN ĐỂ THẤY)



CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh
Mùa An cư - Phật Lịch 2553 (Dương Lịch 2009)
HƯỚNG DẪN THIỀN NIỆM HƠI THỞ (Buổi thứ 26 – Thứ Sáu 06/8/2009)
Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHÁP BẢO (HỒNG ÂN PHÁP BẢO) (có 6)
Svākkhato (1) Bhagavata Dhammo, Saṅdiṭṭhiko (2), Akāliko (3),
Ehipassiko (4), Opaneyyiko (5), Paccattaṃ veditabbo viññūhi (6)

(04) * ÂN ĐỨC THỨ TƯ: Ehipassiko (KIẾN LAI, (lại để nhìn), ĐẾN ĐỂ THẤY)  

- Ehipassiko: Pháp lại để nhìn, đến để mà thấy, (các Bậc Trưởng Lão Tăng Miến Điện đã để lại bài vè – người dịch xin được tạm dịch):


Trời cao lồng lộng,
sáng toả ánh vàng,
trăng lên khỏi núi
ngọc từ trong túi,
sáng dịu lung linh
an bình gọi người,
lại nhìn cho rõ.
tiếng mời ngọt ngào,
chắc chắn đón chào
người hành Pháp Bảo. 


- Ehipassiko: Mời gọi người đến để quan sát, để thực hành, và khi đạt được lợi ích an lạc, hành giả tán dương ân đức Pháp ấy nên thốt lên lời: “Lành thay! Lành thay! Hãy đến, hãy hành, hãy quan sát, hãy nỗ lực.” Khi thấy Pháp, chứng Pháp không ai không thể chối từ được vì lợi ích rất an lạc thù thắng. Pháp thu hút, lôi cuốn người lại khi thấy biết được những lợi ích vi diệu mà Pháp Bảo đem lại.

(05) * ÂN ĐỨC THỨ NĂM: Opaneyyiko (QUYẾT HƯỚNG THƯỢNG)

- Trong tâm của người, chỉ một lần thấy được Pháp, chứng Pháp thì các ác đạo đều rớt lại phía sau, hành giả không bao giờ trở lại 4 ác đạo nữa. Dù trên đầu lửa có cháy, vẫn nỗ lực đến phút cuối cùng để thực hành Pháp, trên người có dính lao vẫn nỗ lực hành Pháp. Pháp khiến hành giả cố vượt lên trên, đưa hành giả từ chỗ luân hồi tối mê đến chỗ vô sanh bất tử. Giống như người ở nơi chỗ lụt lội đã tìm được nơi cao ráo vậy. Có bài vè (xin được tạm dịch):


Tự nơi Tâm người
một khi thấy rõ,
Ác đạo bỏ ngõ
nhiệt não không còn.
Dầu đầu bốc cháy
hay ngực dính lao
nỗ lực hướng theo
Vô sanh Pháp Bảo
dứt đường khổ não
luân hồi quẩn quanh.


(06) ÂN ĐỨC THỨ SÁU: Paccattaṃ veditabbo viññūhi (Chính Bậc Trí Liễu Giải)

-         Viññūhi: Những Bậc Đại Trí Tuệ, Thánh Hiền.
>>>Tứ Thánh Đế (ariyasaccā) không xứng đáng với kẻ vô văn phàm phu, chỉ xứng đáng với Bậc trí, các bậc Thánh Hiền, Chính những bậc ấy đã chân chánh thấy biết tường tận.
- Paccataṃ veditabbo: Đích thân, tự mình, nhờ chứng nhập được Bát Thiền nên có thể thọ hưởng an lạc Niết Bàn khi cần (lạc về Qủa, an lạc Niết Bàn).

- Khi đã một lần chứng đạt đươc Pháp Bảo, “Thiền chứng đối với Quả Tuệ của các tầng Thánh không bao giờ mất, người ấy có thể nhập thiền và lạc trú luôn khi. Vì thế các Bậc thánh, thường hay lạc trú Niết Bàn gọi là lạc về Quả. Đức Thế Tôn, khi Ngài thuyết Pháp, thính chúng mỗi khi đồng thanh nói lời: “Sādhu! Sādhu! Lành thay”, Ngài trú vào Thiền lạc về Qủa, hưởng an lạc Niết Bàn tối thượng.” Thực hành đến mức an lạc ấy, nghĩa là an lạc tối thượng - tối thượng lạc.

Pháp Bảo, Thánh Pháp ấy đích thân Bậc thánh, những người trí mới biết, Pháp ấy không xứng với kẻ vô văn phàm phu, mà chỉ xứng đối với các Bậc thánh tự mình thấy biết tường tận mà thôi.

Iti imehi chahi guṇehi Sáu ân đức Pháp ấy,
sampannagataṃ: đầy đủ cả,
dhammaṃ: Đạo Tuệ, Quả Tuệ, Niết Bàn, Pháp học: cả 10 Pháp,
Mayaṃ: Chúng tôi (chỉ là Danh Uẩn-Sắc Uẩn, không ta không người,
Vande vandāma: Cả thân và khẩu, cả lòng ti mạn cũng không (cả 3 nghiệp thanh tịnh) (chúng con) đảnh lễ đến.

Dịch nghĩa: Chúng con xin tịnh hoá 3 nghiệp mà làm lễ Pháp (10 Pháp) với đầy đủ viên mãn sáu ân đức ấy. (Đến đây chấm dứt sáu ân Đức Pháp)

Câu Hỏi 66: Trước khi xuất gia gieo duyên, con có hành theo phương pháp Ngài đã dạy là niệm hơi thở, khi đi xuất gia gieo duyên thì con niệm tâm, bây giờ trở về đây, con phân vân không biết là niệm hơi thở hay niệm tâm, đề mục nào thích hợp hơn. (Anh Thời)
Trả lời: Niệm xứ có 4 (Tứ Niệm Xứ).

1.    Kāyānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm thân nghĩa là bắt đầu với đề mục mục hơi thở vào-hơi thở ra thường xuyên ra xuất hiện nơi một vị hành giả. Khi bắt đầu với đề mục Hơi thở vào – hơi thở ra trên thân rồi và thực hành thành thì tiếp tục theo dõi đối với toàn bộ cơ thể[1]. Đây gọi là niệm thân.

2.    Vedanānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm thọ. Một người để ý, theo dõi cảm giác (thọ) của mình, thọ lạc (thọ vui) (sukhavedana), thọ khổ (dukhavedana), thọ không lạc không khổ (adukkhamasukha): 3 loại thọ. Khi theo dõi ghi nhận 3 loại thọ trên thì được gọi là niệm thọ.


3.    Cittānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm tâm. biết Tâm của vị ấy sanh diệt. Tâm hành giả đang là gì? Đang tham? Đang sân? Đang ngã mạn? Tâm không tham? Tâm không sân? Tâm không có mạn?.v.v. Tâm đang như thế nào, biết như thế ấy thì gọi là niệm Tâm.

4.    Dhammānpassanā satipaṭṭhāna: Tôi đang niệm tốt, tôi sẽ tiếp tục niệm tốt như vậy. Niệm tôi chưa được tốt, tôi sẽ tiếp tục niệm cho tốt. Tinh tấn tôi chưa tốt, tôi sẽ tiếp tục tinh tấn cho tốt. Định tôi chưa tốt, tôi sẽ tiếp tục hành thiền cho đến khi định tốt,… v.v. (niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tấn giác chi, Hỷ giác chi, lạc giác chi, định giác chi, giác chi). Những vị hành giả thường niệm thất giác chi thì ấy là niệm Pháp[2].


Những vị hành giả Tuệ căn chậm lụt thường bắt đầu với niệm thân.
Còn niệm thọ thì giành cho các hành giả tuệ căn trội hơn (có trí)
Còn đối với niệm tâm, (giành cho những vị hành giả tuệ căn trội (khippapaññā)
Còn đối với niệm Pháp, (cũng giành cho những vị hành giả tuệ căn trội).

Việc niệm thân (kāyānupassanā) niệm thọ (vedanānupassanā) của chúng ta tất nhiên là khổ rồi, đó là con đường thực tập với khổ (dukkhapaṭipadā). Việc thực hành gặp phải những khó khăn thuộc thân và thọ, ngay cả đối với người chậm lụt (thiểu trí) cũng như người có trí. Còn đối với niệm tâm và niệm pháp là nghiệp xứ của những hành giả có tuệ căn đã phát triển. Mỗi người chúng ta hãy thử thực hành thì sẽ biết mình thuộc loại hành giả nào: có tuệ căn phát triển hay không? Một khi thử với từng niệm xứ một thì mới có thể biết được niệm xứ nào thích hợp với mình. Người thích hợp niệm thân, người thích hợp niệm thọ, người thích hợp niệm tâm, có người thích hợp niệm pháp.               

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(Dứt buổi thứ 26)



[1] (oai nghi, giác sát, tưởng nhờm gớm, tứ đại, 9 loại tử thi)
[2] Niệm Pháp (trong bài Kinh Đaị Tứ Niệm xứ được liệt kê theo thứ tự sau: 5 Pháp Cái, 5 Uẩn, Xứ, Thất Giác Chi, Đế (sacca): Khổ, Tập, Diệt, Đạo

Do Ngài Hoà Thượng Pháp Sư - Đại Thiền Sư ASHIN KOVIDA
Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
ÂN ĐỨC PHÁP BẢO (HỒNG ÂN PHÁP BẢO) (có 6)
Svākkhato (1) Bhagavata Dhammo, Saṅdiṭṭhiko (2), Akāliko (3),
Ehipassiko (4), Opaneyyiko (5), Paccattaṃ veditabbo viññūhi (6)

(04) * ÂN ĐỨC THỨ TƯ: Ehipassiko (KIẾN LAI, (lại để nhìn), ĐẾN ĐỂ THẤY)  

- Ehipassiko: Pháp lại để nhìn, đến để mà thấy, (các Bậc Trưởng Lão Tăng Miến Điện đã để lại bài vè – người dịch xin được tạm dịch):


Trời cao lồng lộng,
sáng toả ánh vàng,
trăng lên khỏi núi
ngọc từ trong túi,
sáng dịu lung linh
an bình gọi người,
lại nhìn cho rõ.
tiếng mời ngọt ngào,
chắc chắn đón chào
người hành Pháp Bảo. 


- Ehipassiko: Mời gọi người đến để quan sát, để thực hành, và khi đạt được lợi ích an lạc, hành giả tán dương ân đức Pháp ấy nên thốt lên lời: “Lành thay! Lành thay! Hãy đến, hãy hành, hãy quan sát, hãy nỗ lực.” Khi thấy Pháp, chứng Pháp không ai không thể chối từ được vì lợi ích rất an lạc thù thắng. Pháp thu hút, lôi cuốn người lại khi thấy biết được những lợi ích vi diệu mà Pháp Bảo đem lại.

(05) * ÂN ĐỨC THỨ NĂM: Opaneyyiko (QUYẾT HƯỚNG THƯỢNG)

- Trong tâm của người, chỉ một lần thấy được Pháp, chứng Pháp thì các ác đạo đều rớt lại phía sau, hành giả không bao giờ trở lại 4 ác đạo nữa. Dù trên đầu lửa có cháy, vẫn nỗ lực đến phút cuối cùng để thực hành Pháp, trên người có dính lao vẫn nỗ lực hành Pháp. Pháp khiến hành giả cố vượt lên trên, đưa hành giả từ chỗ luân hồi tối mê đến chỗ vô sanh bất tử. Giống như người ở nơi chỗ lụt lội đã tìm được nơi cao ráo vậy. Có bài vè (xin được tạm dịch):


Tự nơi Tâm người
một khi thấy rõ,
Ác đạo bỏ ngõ
nhiệt não không còn.
Dầu đầu bốc cháy
hay ngực dính lao
nỗ lực hướng theo
Vô sanh Pháp Bảo
dứt đường khổ não
luân hồi quẩn quanh.


(06) ÂN ĐỨC THỨ SÁU: Paccattaṃ veditabbo viññūhi (Chính Bậc Trí Liễu Giải)

-         Viññūhi: Những Bậc Đại Trí Tuệ, Thánh Hiền.
>>>Tứ Thánh Đế (ariyasaccā) không xứng đáng với kẻ vô văn phàm phu, chỉ xứng đáng với Bậc trí, các bậc Thánh Hiền, Chính những bậc ấy đã chân chánh thấy biết tường tận.
- Paccataṃ veditabbo: Đích thân, tự mình, nhờ chứng nhập được Bát Thiền nên có thể thọ hưởng an lạc Niết Bàn khi cần (lạc về Qủa, an lạc Niết Bàn).

- Khi đã một lần chứng đạt đươc Pháp Bảo, “Thiền chứng đối với Quả Tuệ của các tầng Thánh không bao giờ mất, người ấy có thể nhập thiền và lạc trú luôn khi. Vì thế các Bậc thánh, thường hay lạc trú Niết Bàn gọi là lạc về Quả. Đức Thế Tôn, khi Ngài thuyết Pháp, thính chúng mỗi khi đồng thanh nói lời: “Sādhu! Sādhu! Lành thay”, Ngài trú vào Thiền lạc về Qủa, hưởng an lạc Niết Bàn tối thượng.” Thực hành đến mức an lạc ấy, nghĩa là an lạc tối thượng - tối thượng lạc.

Pháp Bảo, Thánh Pháp ấy đích thân Bậc thánh, những người trí mới biết, Pháp ấy không xứng với kẻ vô văn phàm phu, mà chỉ xứng đối với các Bậc thánh tự mình thấy biết tường tận mà thôi.

Iti imehi chahi guṇehi Sáu ân đức Pháp ấy,
sampannagataṃ: đầy đủ cả,
dhammaṃ: Đạo Tuệ, Quả Tuệ, Niết Bàn, Pháp học: cả 10 Pháp,
Mayaṃ: Chúng tôi (chỉ là Danh Uẩn-Sắc Uẩn, không ta không người,
Vande vandāma: Cả thân và khẩu, cả lòng ti mạn cũng không (cả 3 nghiệp thanh tịnh) (chúng con) đảnh lễ đến.

Dịch nghĩa: Chúng con xin tịnh hoá 3 nghiệp mà làm lễ Pháp (10 Pháp) với đầy đủ viên mãn sáu ân đức ấy. (Đến đây chấm dứt sáu ân Đức Pháp)

Câu Hỏi 66: Trước khi xuất gia gieo duyên, con có hành theo phương pháp Ngài đã dạy là niệm hơi thở, khi đi xuất gia gieo duyên thì con niệm tâm, bây giờ trở về đây, con phân vân không biết là niệm hơi thở hay niệm tâm, đề mục nào thích hợp hơn. (Anh Thời)
Trả lời: Niệm xứ có 4 (Tứ Niệm Xứ).

1.    Kāyānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm thân nghĩa là bắt đầu với đề mục mục hơi thở vào-hơi thở ra thường xuyên ra xuất hiện nơi một vị hành giả. Khi bắt đầu với đề mục Hơi thở vào – hơi thở ra trên thân rồi và thực hành thành thì tiếp tục theo dõi đối với toàn bộ cơ thể[1]. Đây gọi là niệm thân.

2.    Vedanānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm thọ. Một người để ý, theo dõi cảm giác (thọ) của mình, thọ lạc (thọ vui) (sukhavedana), thọ khổ (dukhavedana), thọ không lạc không khổ (adukkhamasukha): 3 loại thọ. Khi theo dõi ghi nhận 3 loại thọ trên thì được gọi là niệm thọ.


3.    Cittānupassanā satipaṭṭhāna: Niệm tâm. biết Tâm của vị ấy sanh diệt. Tâm hành giả đang là gì? Đang tham? Đang sân? Đang ngã mạn? Tâm không tham? Tâm không sân? Tâm không có mạn?.v.v. Tâm đang như thế nào, biết như thế ấy thì gọi là niệm Tâm.

4.    Dhammānpassanā satipaṭṭhāna: Tôi đang niệm tốt, tôi sẽ tiếp tục niệm tốt như vậy. Niệm tôi chưa được tốt, tôi sẽ tiếp tục niệm cho tốt. Tinh tấn tôi chưa tốt, tôi sẽ tiếp tục tinh tấn cho tốt. Định tôi chưa tốt, tôi sẽ tiếp tục hành thiền cho đến khi định tốt,… v.v. (niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tấn giác chi, Hỷ giác chi, lạc giác chi, định giác chi, giác chi). Những vị hành giả thường niệm thất giác chi thì ấy là niệm Pháp[2].


Những vị hành giả Tuệ căn chậm lụt thường bắt đầu với niệm thân.
Còn niệm thọ thì giành cho các hành giả tuệ căn trội hơn (có trí)
Còn đối với niệm tâm, (giành cho những vị hành giả tuệ căn trội (khippapaññā)
Còn đối với niệm Pháp, (cũng giành cho những vị hành giả tuệ căn trội).

Việc niệm thân (kāyānupassanā) niệm thọ (vedanānupassanā) của chúng ta tất nhiên là khổ rồi, đó là con đường thực tập với khổ (dukkhapaṭipadā). Việc thực hành gặp phải những khó khăn thuộc thân và thọ, ngay cả đối với người chậm lụt (thiểu trí) cũng như người có trí. Còn đối với niệm tâm và niệm pháp là nghiệp xứ của những hành giả có tuệ căn đã phát triển. Mỗi người chúng ta hãy thử thực hành thì sẽ biết mình thuộc loại hành giả nào: có tuệ căn phát triển hay không? Một khi thử với từng niệm xứ một thì mới có thể biết được niệm xứ nào thích hợp với mình. Người thích hợp niệm thân, người thích hợp niệm thọ, người thích hợp niệm tâm, có người thích hợp niệm pháp.               

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(Dứt buổi thứ 26)



[1] (oai nghi, giác sát, tưởng nhờm gớm, tứ đại, 9 loại tử thi)
[2] Niệm Pháp (trong bài Kinh Đaị Tứ Niệm xứ được liệt kê theo thứ tự sau: 5 Pháp Cái, 5 Uẩn, Xứ, Thất Giác Chi, Đế (sacca): Khổ, Tập, Diệt, Đạo