Saturday, November 5, 2016

SỰ TOÀN HẢO CỦA GIÁO PHÁP QUA CÁC KỲ KẾT TẬP TAM TẠNG



SỰ TOÀN HẢO CỦA GIÁO PHÁP QUA CÁC KỲ KẾT TẬP TAM TẠNG
(Bài giảng cuả Đại Lão Thiền Sư U KOVIDA
- Thiền Lâm Viện Pa-Auk, Tiểu Bang Mon, Myanmar) - TK Nguyên Tuệ dịch. 
Giáo Pháp là những lời dạy, những giáo huấn của Đức Phật.

  1. Sự xuất hiện của một Đức Phật thực thụ
  2. Sự xuất hiện của Giáo Pháp thực thụ do Đức Phật ấy tuyên thuyết
  3. Của Chúng Hiền Đức Tăng (có Giới+Định+Tuệ) hành trì Giáo Pháp ấy.

Khi có đầy đủ 3 yếu tố này, thì mới có Giáo Pháp (Sāsanā). Từ sau lúc Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn (Parinibbāna) 2553 năm, cho đến nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn mà không hề bị mai một. Đó là nhờ sự bảo vệ và duy trì vững vàng Giáo Pháp như việc học thuộc lòng, truyền tụng, thông làu, khắc cốt ghi tâm, thuyết giảng, hành trì, học hỏi, (Ganthadūra: sự liên tục duy trì Pháp Học), đã bảo vệ được Giáo Pháp trước những nguy hiểm, trước những manh nha dị giáo.

Vì vậy chúng ta nên tôn vinh Ân Đức Tăng Bảo vô biên ấy.
Tam Tạng Kinh Điển (bằng sách) tổng cộng có 40 quyển, được truyền tụng thuộc lòng tổng cộng là 450 năm cho đến khi được kết tập trên các lá buông lá bối, (được duy trì, truyền lại trên lá buông lá bối tổng cộng 1965 năm), sau đó là được khắc lên các phiến đá cho đến nay mà truyền thống học thuộc lòng vẫn còn được duy trì. (Ở Miến Điện cuối thế kỷ 20 đầu 21 được biết đến có 13 vị thông làu Tam Tạng Kinh Điển – ghi chú người dịch)

1/ Cuộc kết tập tam tạng lần thứ nhất (Paṭhamasaṅgāyanā):
Năm đầu tiên của giáo Pháp, phật lịch năm thứ nhất, năm 544 trước công nguyên (tr CN).
Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đại Trưởng lão Mahākassapa làm chủ trì Đại hội kết tập.
Có 500 vị Alahán tham dự. (một vị Alahán có khả năng biết toàn bộ kinh điển mặc dầu trước lúc đắc đạo quả Alahán vị ấy không thuộc lấy một bài kinh, vì một vị Alahán có được tứ tuệ phân tích. Ghi chú người dịch: Ngài Trưởng Lão Cūḷapanthaka (vào thời Đức Phật), Teingu Sayadaw (Miến Điện - viên tịch cách đây không lâu),…
Nơi chốn: Ấn độ (xứ Māgadha, thành Vương Xá Rājagaha)
Quốc Vương hộ độ: Ājātasatu (vua A xà thế)
Hình thức kết tập: truyền tụng thuộc lòng.
Thời gian: trong vòng 7 tháng
Lí do có cuộc kết tập: Một vị tỳ kheo tên là Subhaddha đã thốt lên rằng: “Đức Phật đã không còn nữa, chúng ta có thể sống thế nào tuỳ thích.” Đây là lí do manh nha làm phương hại đến Giáo Pháp nên quý Ngài Trưởng Lão đã tổ chức cuộc kết tập Tam Tạng để truyền tụng trình bày Pháp (Kinh+Luận) và Luật này.
Vào lúc ấy, tại Miến Điện đương thời cũng có vị vua tên là Jambūdīpadhaju, trị vì vương quốc Takaungtintwe.

2/ Cuộc kết tập tam tạng lần thứ hai (Dutiyasaṅgāyanā):
Phật lịch thứ 100, năm 477 trước công nguyên.
Đại Trưởng lão Mahā Yasa chủ trì
Hội Chúng Tăng tham dự gồm 700 vị Alahán
Địa điểm: Ấn Độ (kinh thành tiểu quốc Vesalī)
Quốc vương hộ độ: Kālāsoka
Hình thức kết tập: Truyền tụng thuộc lòng
Thời gian: trong vòng 8 tháng
Lí do có cuộc kết tập: Các vị Tỳ kheo xứ Vajjī, quốc độ Vesalī nói lên quan điểm riêng của mình về vấn đề adhammavatthu (10 sở phi pháp) (như giữ muối cách đêm, ăn quá ngọ lên 1 lóng tay ….)
Tại Miến Điện lúc bấy giờ là vị vua Dvattapaung trị vì quốc độ Sarekhettarā.

3/ Cuộc kết tập tam tạng lần thứ ba (Tatiyasaṅgāyanā):
Phật lịch thứ 235, tức là năm 308 trước công nguyên
Đại Trưởng Lão Mahāmoggali Puttatissa chủ trì,
Hội Chúng Tăng tham dự gồm 1000 vị Alahán
Địa điểm: Ấn Độ, tiểu quốc Pāṭaliputta
Quốc vương hộ độ: Sīridhammāsoka
Hình thức kết tập: Truyền tụng thuộc lòng
Thời gian kết tập: 9 tháng
Lí do: 60.000 vị Tỳ Kheo đã gia nhập giáo đoàn và truyền bá những tư tưởng phi Pháp, phi Luật; những tà kiến (pha trộn những dị giáo) là nguyên nhân chính khiến có cuộc kết tập này.
Đương thời tại Miến Điện là đức vua Yanpaung trị vì quốc độ Sarekhettarā.

4/ Cuộc kết tập tam tạng lần thứ tư (Catutthasaṅgāyanā):
Phật lịch năm thứ 450, tức là năm 94 trước công nguyên
Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita chủ trì
Hội Chúng Tăng tham dự: 500 vị
Nơi chốn: Đảo quốc Tích Lan (Sīrilaṅka > Sri Lanka),  tại động Āloka, Mahāyajunapuda.
Thời gian kết tập: 1 năm
Hình thức kết tập: Ghi lại thành Kinh tự trên những lá bối, lá buông
Lí do: Trong một thời gian dài 21 năm, nội chiến, nạn đói khát, dịch hoạ thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi. Các vị Đại Trưởng Lão muốn duy trì giáo Pháp, e sợ Giáo Pháp sẽ biến mất trong tương lai nên muốn một lần nữa tuyên tụng lại Giáo Pháp.
Quốc Vương hộ độ: Vaṭṭagāmaṇi
Đương thời tại Miến là vị vua có tên Kyakgaungsa (Nga-t-pa), trị vì quốc độ Sarekhettarā. 

5/ Cuộc kết tập tam tạng kinh điển lần thứ năm (Pañcamasaṅgāyanā):
Phật lịch năm thứ 2415, Miến lịch năm thứ 1233, năm 1871 Dương Lịch
Đại Trưởng lão Bhaddanta Jāgarābhivaṃsa (Tipiṭakadhāra mahārājāvirājaguru) tu viện Dakkhiṇārāma ở thành phố Mandalay làm chủ trì
Hội Chúng Tăng tham dự: 2400 vị
Địa điểm: Đất nước Miến điện, Thành phố Mandalay, Điện Vàng Phía Đông.
Quốc vương Hộ Độ: Vua Mindon
Thời gian kết tập: 5 tháng 3 ngày,
Hình thức kết tập: Tuyên tụng xong thì cho đêm khắc Tam Tạng Kinh lên trên các phiến đá. Công trình này hoàn tất mất 7 năm 6 tháng 14 ngày. (Các phiến đá ấy vẫn còn cho đến nay. Tổng cộng 729 phiến đá cao gần 2m, khắc 2 mặt đặt tại cụm bảo tháp Kutodăw gần Điện Vàng Swenandaw, Mandalay – ghi chú người dịch).
Lí do kết tập: Cuộc kết tập đi đến thống nhất các dị bản khác nhau của Tam Tạng Kinh Điển, và lưu lại lâu hơn bằng việc khắc lên trên đá để lưu trữ lâu hơn Tam Tạng trên lá bối, lá buông. (Hiện nay thì phiên bản điện tử Kết Tập Tam Tạng lần thứ năm đã được số hoá thành 1 đĩa DVD để dể bề đối chiếu với lần 6).
Đương thời tại Ấn Độ, Đức vua Rāgyindarāparā trị vì.

6/ Cuộc kết tập tam tạng kinh điển lần thứ sáu (Chaṭṭhasaṅgāyanā)
Phật lịch năm thứ 2498, Miến lịch năm thứ 1316, dương lịch 1954
Đại Trưởng Lão Bhaddanta Revatābhivaṃsa (Abhidhajamahāraṭṭhaguru) tu viện Nyaungyan, thành phố Mandalay chủ trì cuộc kết tập.
Hội chúng Tăng Tham dự: Chư Tăng của 5 nước Phật Giáo Theravāda gồm 2500 vị
Địa điểm: Tại đất nước Miến Điện, Thành phố Rangoon (Yangon) (người Việt gọi là Thành phố Ngưỡng Quang), tại động đá Mahāpāsāṇa,
Hộ độ cuộc kết tập - Thủ tướng U Nu
Thời gian: 2 năm thì hoàn tất.
Hình thức kết tập: Ấn hành xuất bản trên giấy thành bộ Tam Tạng Kinh.
Lí do: Duy trì Giáo Pháp thanh tịnh không pha tạp và phát triển ra khắp nơi trên thế giới.
Đương thời tại Ấn độ khi ấy có ông W. Neru là thủ tướng.      



Kết Tập
(Saṅgāyanā)
Phật lịch

Tây lịch
Chủ trì
Chư Tăng
tham dự
Thời gian
kết tập
địa điểm
Vua hộ độ
Lần 1
1
544 tr CN
Đại Trưởng Lão
Mahākassapa
500 vị Alahán
7 tháng
(truyền miệng)
Māgadha
(thành Rājagaha)
Ājātasatu
Lần 2
100
447 tr CN
Đại Trưởng Lão
Yasa
700 vị Alahán
8 tháng
(tụng miệng)
Thành Vesālī,
Tu viện Vāḷukārāma
Kālāsoka
Lần 3
235
308 tr CN
Đại Trưởng Lão
Mahā Moggaliputtatissa
1000 vị Alahán
9 tháng
(truyền miệng)
Thành Pāṭaliputta,
tu viện Asokārāma
Sīridhammāsoka
Lần 4
450
94 tr CN
Đại Trưởng Lão
Mahā
Dhammarakkhita
500 vị
1 năm
(chữ viết
trên lá bối)
Tích Lan
Mahāyajanapuda
Vaṭṭagāmaṇi
Lần 5
2415
1871
Bhaddanta
Jāgarābhivaṃsa
Tăng Chúng
2400 vị
7 năm
6 tháng
14 ngày
(Khắc lên đá)
Miến Điện,
Điện vàng Phía đông (Swenandaw), 
Mindon
Lần 6
2498
1954
Bhaddanta
Revatābhivaṃsa
Tăng Chúng
từ 5 nước
Theravāda
2500 vị
2 năm
(chữ viết
lên giấy)
Yangon, Kaba Aye,
Đại động Mahāpāsaṇa
Thủ tướng U Nu

Friday, November 4, 2016

HưỚng dẪn thiỀn niỆm hơi thỞ (buổi thứ 27 – thứ hai 10/8/2009) Ân ĐỨc Tăng BẢo (HỒng Ân Tăng) (có 9)



CHÙA TAM BẢO
323 phan chu trinh
Mùa an cư - phật lịch 2553 (dương lịch 2009)
HưỚng dẪn thiỀn niỆm hơi thỞ (buổi thứ 27 – thứ hai 10/8/2009)
Do ngài hoà thượng pháp sư - đại thiền sư ashin kovida
Thiền lâm viện pa-auk - tiểu bang mon – mawlamyine – myanmar.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Ân ĐỨc Tăng BẢo (HỒng Ân Tăng) (có 9)

‘Suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho  (1)

Ujuppaṭipanno   bhagavato   sāvakasaṅgho  (2)

Ñāyappaṭipanno   bhagavato  sāvakasaṅgho  (3)

Sāmīcippaṭipanno  bhagavato  sāvakasaṅgho,  (4)

Yadidaṃ  cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā
Esa  bhagavato  sāvakasaṅgho, āhuneyyo (5)

Pāhuneyyo (6)

Dakkhiṇeyyo (7)

Añjalikaraṇīyo (8)

Anuttaraṃ  puññakkhettaṃ  lokassā’ti (9). 

(01) * Ân đỨc thỨ nhẤt:   Suppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṅgho (1)

- Bhagavato sāvakasaṅgho:
Saṅgho (tăng chúng) gồm:

Thánh tăng hay chân nghĩa tăng: là đã đắc được đạo (magga) và qủa (phala), những vị thanh văn (thánh dự lưu, thánh nhất lai, thánh nhất lai, thánh bất lai, alahán) và
Phàm tăng hay ước định tăng là những vị được đọc tuyên ngôn (ñattikammavāca) xác nhận trước hội chúng tăng mà thành tựu tại nhà kiết giới của tăng (sīma)

Sāvaka: học trò, đệ tử
Bhagavato: của đức thế tôn.

-suppaṭipanno: gồm hai chữ ghép lại: su+paṭipanno:
(su có nghĩa là khéo léo, tốt đẹp, hiền thiện) và
Paṭipanno có nghĩa là thực hành theo) > suppaṭipanno: có nghĩa là người khéo thực hành theo (những lời dạy của đức phật), những người sống tốt đẹp với những lời dạy của đức thế tôn.

Ân đức này có nghĩa là: những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng đã sống và thực hành tốt đẹp những lời dạy của đức phật, chính là thực hành tam học (sīla (giới), samādhi (định), paññā (tuệ)),

(02) * ân đỨc thỨ hai:   ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho (2)
Những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành tốt đẹp đường lối trung đạo (majjhimapaṭipada) (tránh hai thái cực lợi dưỡng, ép xác), đi ngay tiến  thẳng không thiên lệch 2 thái cực trên. (uju: có nghĩa là ngay thẳng, chánh trực) ujuppaṭipanno: nghĩa là trỰc hẠnh. Ngay thẳng, chánh trực thực hành và đạt được tuệ giác.

(03) * ân đỨc thỨ ba:   ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho (3)
          những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành theo để đạt được đạo tuệ, quả tuệ, và niết bàn, chứng ngộ tỨ thánh đẾ. Với mục đích ấy, là ân đỨc thỨ ba: Ứng lý hẠnh. (ñāya: có nghĩa là có phương pháp, có hệ thống, đúng đắn, thực hành để đạt được đạo quả, niẾt bàn, chỨng ngỘ tỨ thánh đẾ - là thực hành đúng đắn.

  (04) * ân đỨc thỨ tư: sāmīcippaṭipanno  bhagavato  sāvakasaṅgho,  (4)
 những vị học trò của đức thế tôn là những vị phàm tăng + thánh tăng thực hành theo những công hẠnh, oai đỨc, nên xứng đáng được chư thiên, phạm thiên, nhân loại tôn kính cúng dường. Nên đưỢc gỌi là HỒ Kính HẠnh.

Trên đây là 4 ân đức, là 4 nhân cho 5 quả lành thù thắng sau khi đã đạt được thánh 4 đôi (dự lưu đạo , dự lưu quả, …. ) là 5 ân đức còn lại:

(05) āhuneyyo: những bậc xứng đáng để mọi người đem của để giành từ xa đem cúng dường:

(06)  pāhuneyyo: những bậc xứng đáng để mọi người mang của để giành cho khách khứa, thân bằng để đem đi cúng dường.

(07) dakkhiṇeyyo: những bậc xứng đáng nhận sự cúng dường chân chánh nhờ quả phước thiện. Những bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của những người mong muốn đạt được phúc lạc nhân, thiên, niết bàn. Sau khi thân hoại mạng chung, với mong muốn như vậy những người ấy xứng đáng thọ nhận được kết quả ấy.

(8) añjalikaraṇīyo: những bậc xứng đáng nhận sự chấp hai bàn tay lễ bái cung kính của những người mong muốn được những quả lành.

(9) anuttaraṃ  puññakkhettaṃ  lokassā’ti.: (anuttara: to lớn, vĩ đại, vô thượng, vô song không có cái so sánh bằng, puñña: phước, khetta: cánh đồng, ruộng, lokassa: của thế gian) tăng là ruộng phước của thế gian. Ví như ruộng tốt thì hạt giống nào cũng dễ mọc lên, dể thu hoạch. Cúng dường đến tăng chúng (saṅghikadāna) quả lành thật lớn lao. Vì thế mà được ví như ruộng phước của thế gian gieo vào là như vậy. Ruộng tốt, màu mỡ mà gieo giống thì cho mùa vụ tốt, ruộng xấu mà gieo giống thì cho mùa vụ xấu vậy. Quả lành lớn như thế nào? Đó là sự thành tựu phước lành nhân giới (manussasampatti), sự thành tựu phước lành thiên giới (devasampatti), sự thành tựu phước lành phạm thiên giới (brahmasampatti), cả đạo tuệ (maggañāṇa) cùng qủa tuệ (phalañāṇa) mà cúng dường đến tăng chúng mang lại.

Vì thế, bạch hoá đức thế tôn, chúng con xin thành kính thanh tịnh tam nghiệp, cả thân, cả khẩu, cả ý, lòng ti mạn cũng không, đảnh lễ đến đầy đủ 9 ân đức cao thượng ấy của tăng bảo.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
   
Câu 67: (trích lược câu hỏi) trước đây, khi con theo dõi hơi thở, thì có những lúc ánh sáng xuất hiện. Thời gian sau đi xuất gia gieo duyên ở trong nam, theo hành một phương pháp khác thì không có nữa. Có phải là vì thời tiết, hay vì thực phẩm, hay vì một lí do nào khác như vì tìm nó mà ánh sang mất đi? (cô tùng)

Câu trả lời: ánh sáng xuất hiện trước ánh sang xuất hiện lúc trước,  
 (như trên đã nói) 5 ân đức sau là ân đức quả do sự thành tựu 4 ân đức trên.

Sādhu! Sādhu! Lành thay.

(dứt buổi thứ 27)