GHI CHÉP TRONG KHÓA THIỀN DO THIỀN SƯ NYANAVUDHA HƯỚNG DẪN (20-30/12/2024)
Hướng dẫn thiền Vipassana
Phương pháp thiền: Thiền Vipassana, Minh Sát Tuệ, Thiền quán, Thiền chánh niệm. Chúng ta cần chánh niệm trong tất cả các hoạt động của thân tâm, trong các tư thế ngồi/đi/nằm..., trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Thiền tọa
Ngồi trong tư thế thoải mái, phù hợp với bản thân, để có thể ngồi trong thời gian dài. Có thể ngồi kiết già, bán già, chân trước chân sau. Sau đó, cần dựng thẳng lưng (vuông góc mặt sàn), nhưng không cứng nhắc và gồng, không ngả trước ngả sau. Cần giữ đầu thẳng. Có thể đặt 2 bàn tay trên 2 đầu gối, nhưng tốt hơn là đặt bàn tay phải phía trên bàn tay trái rồi đặt ở trước bụng dưới. Không cần liên tục kiểm tra thân/lưng thẳng (có thể khoảng 15 phút kiểm tra thì được).
Sau đó nhắm mắt, chú tâm quan sát phồng xẹp ở bụng: Khi hít vào, thấy bụng phồng lên. Khi thở ra, thấy bụng xẹp xuống. Thiền sinh cần chú tâm một cách sắc bén để thấy sự chuyển động của bụng, không cố gắng ép hơi thở mạnh/dùng lực để thấy sự phồng xẹp mà chỉ thở tự nhiên với sự chú tâm. Chỉ hướng tâm quan sát sự chuyển động của bụng, không quan sát hơi thở đi ra đi vào thế nào ở bụng/mũi. Nếu thiền sinh không thấy được phồng xẹp, thì hãy nhẹ nhàng đặt bàn tay lên bụng để cảm nhận. Sau khi thấy được hay cảm nhận được sự phồng xẹp của bụng, hãy niệm thầm/dán nhãn Phồng Xẹp (đề mục chính/ưu tiên) trong tâm hết lần này đến lần khác. Cần niệm và quan sát đúng lúc, ngay lập tức mỗi khi Phồng (Xẹp) bắt đầu diễn ra và liên tục cho đến khi kết thúc. Phồng: theo dõi tử đầu dến cuối, niệm phồng. Xẹp: theo dõi từ đầu đến cuối, niệm xẹp. Cần quan sát chi tiết và chính xác. Khi quan sát phồng xẹp không gián đoạn, cái tiếp theo, rồi cái tiếp theo, sẽ thấy mỗi cái phồng xẹp có những cảm giác khác nhau; chỉ một cái phồng thôi đã có nhiều cảm thọ khác nhau.
Khi quan sát mỗi cái phồng xẹp như vậy, tâm có thể lang thang. Khi phóng tâm, thiền sinh cần dán nhãn/niệm thầm Tâm đang lang thang, đang lên kế hoạch, dự trù, suy nghĩ, mơ giữa ban ngày: Suy nghĩ (3), Phóng tâm (3), Lên kế hoạch (3)…Trong lúc dán nhãn, thiền sinh có thể thấy được sự biến mất/dừng lại của dòng suy nghĩ đó, ngay lúc đó cần quay lại quan sát Phồng Xẹp. Khi tâm suy nghĩ tiếp, lại niệm tiếp như vậy. Cần có sự tinh tấn và quan sát sắc bén để quan sát và ghi nhận kịp thời, chính xác mỗi khi suy nghĩ sinh khởi, để suy nghĩ không kéo dài lâu. Có thể có những trạng thái tâm thiện/bất thiện sinh khởi (ví dụ sân hận khi ký ức tồi tệ quay trở về), không phân biệt Tâm tốt/xấu, chỉ đơn thuần niệm thầm/ghi nhận trạng thái tâm mình thấy như bản chất của nó mà thôi: Sân (2), Tham (2), Dính mắc (2), Lười biếng (2)…sau đó lập tức quay lại quan sát phồng xẹp. Cách tốt nhất để kiểm soát suy nghĩ là chú tâm quan sát phồng xẹp. Suy nghĩ cũng là đối tượng quan sát, không phải vấn đề. Khi niệm tốt hơn, thấy nhiều suy nghĩ khác nhau. Khi suy nghĩ nhiều, không phải là hành thiền kém đi mà là đang tiến bộ, hãy ghi nhận và quay lại phồng xẹp. Khi định tâm tốt, có thể nhận ra suy nghĩ ngay cả trước khi suy nghĩ xuất hiện.
Khi các cảm thọ sinh khởi như đau đớn, nhức nhối, tê cứng, ngứa ngáy: Nếu không quá nổi bật, không cần quan tâm. Nếu nổi bật, hãy quan sát những cảm thọ đó. Ví dụ, khi cơn đau xuất hiện ở đầu gối, không quan sát phồng xẹp nữa mà quan sát cơn đau ở đầu gối và niệm thầm trong tâm Đau (3). Nếu quan sát tốt, cơn đau sẽ không kéo dài lâu, hoặc vơi giảm, hoặc mất đi. Khi thiền sinh thấy/cảm thấy sự vơi giảm/biến mất của cơn đau, thiền sinh cần quay lại đề mục phồng xẹp. Sau một lúc, có thể cùng vị trí đó hoặc vị trí khác, cơn đau xuất hiện thì lại niệm thầm Đau (3), Nhức nhối (3), Tê cứng (3), Nóng (3), Ngứa (3)…Khi quan sát, việc dán nhãn là điều cần thiết. Nếu cảm thọ khó chịu sinh khởi, không thay đổi tư thế ngay lập tức mà nên kiên nhẫn và cẩn thận quan sát cảm thọ đó càng lâu càng tốt và nhắc nhở mình Hãy cố gắng hết sức có thể và kiên nhẫn càng lâu càng tốt – dần dần sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng cơn đau ngày càng phát triển (5 phút lên 15 phút lên 30 phút – 1 giờ - 2 giờ…). Có rất nhiều người thiếu sự kiên nhẫn trong thực hành; hãy cố gắng thực hành Hạnh kiên nhẫn – tâm sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi đã cố gắng hết sức và không thể chịu đựng thêm, Thiền sinh có thể thay đổi tư thế - nhưng trước đó cần ghi nhận Tác ý muốn di chuyển/thay đổi tư thế (ít nhất 2 lần) và làm từ từ để không làm ảnh hưởng sự định tâm mình đã có trước đó. Hãy di chuyển chậm rãi, quan sát và niệm thầm hành động đó Thay đổi (2)…Khi định tâm tốt, chỉ cần thay đổi chân nhẹ chút xíu thôi thì cũng đã làm vơi giảm cơn đau rồi. Khi cơn đau không còn, cần quay lại quan sát Phồng xẹp.
Nếu thiền sinh thấy được ánh sáng, màu sắc, hình ảnh…chỉ cần niệm Thấy (3), không phân tích, suy nghĩ, tận hưởng, không dành thời gian cho nó và quay lại quan sát Phồng Xẹp càng nhanh càng tốt.
Nếu nghe thấy âm thanh hay giọng nói, không phân tích, đánh giá chỉ niệm Nghe nghe nghe, rồi quay lại đề mục thiền.
ực rỡ, không tham đắm tận hưởng. Cần quay lại đề mục phồng xẹp càng nhanh càng tốt.
(Ghi chép trình pháp
Bản chất tự nhiên của phồng xẹp đôi khi trở nên rất vi tế, khó thấy ( Thiền sinh cần định, niệm để quan sát, như quan sát những vật nhỏ dưới kính hiển vi. Có những lúc không thấy phồng xẹp, nếu lúc đó có những cảm giác nổi bật ở bụng như căng, cứng, nóng lạnh nặng nhẹ thì quan sát nó. Lúc đó, các cảm giác này trở thành đề mục (không quan sát Phồng Xẹp nữa) – nếu cứng xuất hiện thì niệm Cứng Cứng vv. Khi phồng xẹp trở nên rõ ràng hơn thì quay lại quan sát Phồng Xẹp.
Đôi khi Phồng Xẹp vẫn ở đó nhưng cảm giác trong bụng vẫn nổi bật hơn rất nhiều ( quan sát cảm giác thay cho Phồng Xẹp. Thiền sinh nên cố gắng quan sát kỹ, ví dụ sự cứng thì cứng như thế nào, có di chuyển không – cần nhận biết nhiều chi tiết hơn nữa.
Đối với những cảm giác khó chịu khi xuất hiện – hãy cố gắng để biết thật nhiều chi tiết về chúng. Nếu có thể quan sát với niệm, định thì có thể quan sát lâu hơn mà không cần phải quay lại đề mục phồng xẹp (ví dụ, quan sát phồng xẹp 30 phút mà đau nhiều thì quan sát cơn đau trong 30 phút còn lại). Khi những cảm giác khó chịu biến mất thì quay lại phồng xẹp. Nếu quan sát mà thấy nhiều phiền nhiễu thì cũng quay lại phồng xẹp. Chỉ có đề mục là khác, còn mục tiêu là như nhau. Dù là quan sát Phồng Xẹp hay Đau, đều để phát triển Niệm, Định, Tuệ).
Thiền hành
Cần giữ thân thẳng, đầu thẳng, hai tay đan lại phía trước/sau (việc này giúp cho chánh niệm). Quan trọng nhất là Cần thu thúc con mắt để quan sát sự chuyển động của chân, không nhìn ngó đó đây, không nhìn quá xa ví có nhiều thứ thu hút làm cản trở sự định tâm, không nhìn quá gần thì sẽ thấy chân của mình bằng mắt (mà thiền là quan sát bằng tâm chứ không phải mắt), không nhìn trái, phải, chỉ nhìn ở trước mặt khoảng 1.5-2m là vừa. Mắt nhìn xuống, không phải là cúi đầu xuống.
Cần chọn lối đi kinh hành phù hợp, không nhiều người qua lại và cố định con đường đi ở 2 đầu, không phải là đi loanh quanh. Đường đi: min 3m, max 25m.
Cần thực hành thiền đi khi quay về phòng, khi đến thiền đường, khi đến phòng ăn.
3 phương pháp (20 phút mỗi phương pháp cho 1 giờ kinh hành)
Niệm Phải Trái: Hướng sự chú tâm vào chân. Khi thiền sinh bước chân phải thì quan sát chuyển động của chân phải và niệm thầm Phải bước/tương tự với Trái. Đến cuối đường kinh hành, cần đứng lại một lát, không quay người ngay mà niệm Đứng Đứng, sau đó tác ý Muốn xoay (2-3 lần) rồi Xoay từ từ và niệm Xoay xoay xoay. Khi xoay người (trái phải đều được), không xoay hình chữ U mà cần phải Xoay về đúng vị trí mà mình đang đứng. Sau đó đứng một lúc và niệm Đứng (2-3 lần), rồi tác ý Muốn bước (2-3) rồi Bước tiếp. Khi bước thì không để khoảng cách giữa 2 bước chân quá rộng, vì làm vậy thì bước chân thứ 1 chưa hoàn tất thì chân sau đã dở lên rồi. Cần để cho chân trên hoàn tất bước (đặt chân hoàn toàn xuống sàn) thì chân sau mới dở. Cần quan sát từ đầu đến cuối.
Niệm Dở, Đạp (lifting/ dropping): quan sát 2 giai đoạn của 1 bước chân - lúc chân nâng lên và đặt xuống (Dở/Đạp). Khi chân bắt đầu dở lên- Dở, khi chân bắt đầu rơi xuống sàn – Đạp. Đến cuối đường kinh hành, cần đứng lại một lát, không quay người ngay mà niệm Đứng Đứng, sau đó tác ý Muốn xoay (2-3 lần) rồi Xoay từ từ và niệm Xoay xoay xoay. Sau đó đứng một lúc và niệm Đứng (2-3 lần), rồi tác ý Muốn bước (2-3) rồi Bước tiếp.
Niệm Dở, Bước, Đạp (lifting/moving/dropping, sau khi đã thuần thục với phương pháp trên): quan sát 3 giai đoạn của 1 bước chân - lúc chân nâng lên, bước và đặt xuống (Dở/Bước/Đạp). Cần bước chậm rãi thì mới chia 3 giai đoạn được.
Cần dán nhãn chính xác với tiến trình thực hiện của chân.
Hướng tâm vào chân là hướng tâm vào phần dưới của chân, từ đầu gối trở xuống hoặc từ mắt cá nhân trở xuống – nghĩa là quan sát chức năng di chuyển của chân.
Khi bước đi, không nhấc chân lên quá cao rồi đè xuống, vì trông không tự nhiên và gượng ép. Đi bước nhỏ, nhẹ nhàng.
Khi thiền sinh phóng tâm, không cần dán nhãn mà chỉ cần quay lại sự chuyển động của tâm ngay lập tức (sự khác biệt giữa thiền ngồi và thiền đi).
Kinh hành cũng quan trọng như Thiền ngồi. Quan niệm sai lầm là thiền ngồi quan trọng hơn. Kinh điển ghi lại nhiều vị đắc quả lúc kinh hành. Khi hành thiền trong tư thế ngồi, đi, chỉ có đề mục thay đổi, tư thế thay đổi nhưng đích đến là như nhau.
Quan sát từng bước chân, cảm thọ khác nhau trong từng bước chân.
Thiền trong đời sống
Cần thực hành chánh niệm trong mọi hoạt động và oai nghi hàng ngày. Các thiền sinh cố gắng cho thiền ngồi và thiền đi mà không cố gắng trong hoạt động hàng ngày thì tiến bộ rất chậm. Các thiền sinh cố gắng trong thiền ngồi, thiền đi và hoạt động hàng ngày thì tiến bộ trong pháp rất nhanh.
Thực hiện hành động thật chậm rãi, nếu làm nhanh thì không có thời gian quan sát và thiếu định tâm trong lúc hành động diễn ra. Càng chậm thì càng tiến bộ trong pháp hành.
Quan sát hành động đang diễn ra. Ví dụ: Khi di chuyển tay phải, hãy quan sát nó dịch chuyển thế nào. Khi tháo giày dép, quan sát sự chuyển động của chân. Khi nhai, quan sát cử động của miệng.
Niệm thầm hành động đang diễn ra. Khi ăn, niệm Nhai nhai nhai…Khi đứng lên, ngồi xuống, uống nước, đánh răng cũng niệm thầm như vậy… Khi đứng lên thì không đứng đột ngột, và niệm Đứng (3).
Trước khi làm gì, hãy ghi nhận tác ý muốn làm (2-3 lần) rồi mới làm từ từ. Khi ngồi xuống chỗ thiền tọa, đầu tiên nhận biết là đang đứng, rồi muốn ngồi xuống, và ngồi xuống từ từ. Khi muốn nhắm mắt, tác ý muốn nhắm mắt rồi nhắm mắt từ từ. Khi hết thời thiền, tác ý muốn mở mắt, rồi mở mắt chậm, tác ý muốn đứng dậy, rồi đứng dậy từ từ.
Khi đi lại các nơi, nếu có thời gian thì hãy đi chậm rãi như thiền đi. Khi hành thiền trong rừng, chư tỳ khưu khi bước hết chân này mới bước chân khác. Khi đi khất thực, các vị phải theo các vị tăng khác và nhanh hơn để kịp về thọ thực ( nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nhưng hãy làm chậm khi có thể.
Ăn trong chánh niệm:
Ngồi trên ghế
Niệm Muốn Ăn (3)
Bắt đầu cầm thìa và đũa, niệm Cầm (3)
Bắt đầu di chuyển, niệm Di chuyển (3)
Nhấc tay, niệm Nhấc (3)
Cho vào miệng, niệm Cho vào (3)
Hạ tay xuống, niệm Hạ (3)
Bắt đầu nhai, mỗi miếng: niệm Nhai Nhai (tốt hơn là không di chuyển tay, không nên làm 2 hành động cùng lúc)
Nuốt: niệm Nuốt (3)
Nếu ghi nhận được thêm thì khám phá ra được nhiều cảm giác thú vị: nóng, lạnh, cứng, mềm + nhiều trạng thái tâm sinh khởi: hứng thú với thức ăn (dinh mắc), không thích, khi thấy thức ăn ngon ( tham; không ngon ( bất mãn, không hài lòng, quan sát vị giác làm sinh khởi các trạng thái tâm như thế nào.
Trong đời sống hàng ngày, khi niệm tốt, thiền sinh có thể nhận ra tác ý tâm trước khi hành động. Thiền sinh nên ghi nhận tác ý trước hành động, ví dụ khi ngủ dậy hãy niệm Mở mắt (ghi nhận tác ý mở mắt) trước khi mở mắt. Khi thuần thục rồi, thiền sinh có thể ghi nhận được tác ý muốn nháy mắt trước khi nháy mắt, tác ý di chuyển tròng mắt vv (các hoạt động rất nhỏ). Việc ghi nhận này sẽ làm sắc bén hơn cả niệm và định, giúp phát triển được tuệ giác và giúp:
Phân biệt được thân-tâm là 2 phạm trù khác nhau
Phân biệt được nhân-quả: vì có hành động này thì mới có kết quả này
Kiểm soát được thân, khẩu, ý. Ghi nhận tác ý tâm làm năng lực kiểm soát tâm mạnh mẽ.
Tác ý trước khi mình nói một từ, trước khi mình nghĩ. Thực hành thiền giúp thanh lọc tâm, chỉ cho ta nên/không nên làm gì, nói gì, nghĩ gì, nghĩ như thế nào.
Lưu ý với thiền sinh
Thực hiện các hành động thật chậm rãi
Thu thúc con mắt mọi lúc mọi nơi
Không nói chuyện với các thiền sinh khác
Theo thời gian biểu một cách siêng năng, cẩn thận: đúng giờ, không ra khỏi thiền đường trước khi cho phép, không về phòng hoặc nghỉ giải lao trừ các thời gian cho phép, thực hành thiền ngồi trong giờ thiền ngồi và thiền đi trong giờ thiền đi theo thời khóa đã định.
Không hành động ảnh hưởng đến các thiền sinh khác, làm nhẹ nhàng và cẩn thận, không gây tiếng động lớn, đặc biệt khi các thiền sinh khác đang tiếp tục hành thiền.
Khi một thiền sinh tạo ra tiếng động ( các thiền sinh khác cần chánh niệm hơn để tập trung vào đề mục (tránh sân hận).
Tinh tấn
Khi quan sát phồng xẹp ở bụng để phát triển niệm, cần 2 yếu tố chính (Chánh niệm = Chánh hướng tâm + tinh tấn):
Hướng tâm (Aiming factor): Hướng tâm tới 1) đối tượng = đề mục thiền, 2) quan sát các trạng thái tâm, 3) quan sát các trạng thái đang sinh khởi ở các bộ phận khác trong cơ thể.
Tinh tấn (3 mức độ). Tinh tấn được coi là tài sản cua người anh hùng, sự can đảm đối mặt với khó khăn, chướng ngại, thậm chí dám hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước, là sự kham nhẫn, bền bỉ.
Tinh tấn khởi đầu: Quý vị đã bỏ lại phía sau công việc, gia đình, nhà cửa và khoái lạc của cuộc sống hiện tại để tới đây, đó là điều không dễ dàng.
Tinh tấn thúc đẩy: Cần thiết để vượt qua những chướng ngại trong quá trình hành thiền. Khi tập thiền, thiền sinh có thể kỳ vọng đủ thứ, nhưng thực tế khi tâm lang thang và thân đau thì lại muốn từ bỏ. Cần mức độ tinh tấn thứ 2 để truyền động lực cho bản thân ( Đọc Các cách đối trị cơn đau
Tinh tấn hoàn thành (đạt được mục tiêu của mình): Sau khi vượt qua các cảm giác khó chịu, mục tiêu của thiền sinh vẫn chưa đạt tới. Thiền sinh cần tiếp tục kiên trì tinh tấn đến khi đạt được đích đến cuối cùng.
Khi thiền sinh hội đủ 3 loại tinh tấn này thì mới trờ thành Chân hành giả (thiền sinh thực sự).
Cách tốt nhất vượt qua buồn ngủ: cần chú tâm, tinh tấn vào đối tượng thiền.
Các cách đối trị cơn đau
Cần thay đổi nhận thức sai lầm về những cảm giác khó chịu này, ví dụ vì hành thiền nên mới khó chịu nhưng ngay từ khi sinh ra chúng ta đã có những cảm giác khó chịu này. Trước đây vì không có niệm và không chú tâm quan sát, chúng ta không biết tới sự tồn tại sẵn có của những cảm giác này. Hãy cư xử với những cảm giác khó chịu này như những người bạn và tận hưởng sự quan sát chúng; tâm sẽ mạnh mẽ hơn, thiền sinh sẽ bền chí và phát triển niệm định tuệ.
Đừng quan sát chúng với kỳ vọng rằng chúng sẽ mất đi, chúng ta sẽ thoát khỏi chúng. Tâm sẽ khó chịu, bứt rứt, sân hận. Kỳ vọng là chướng ngại trong thiền tập. Chúng ta quan sát để hiểu được bản chất thực sự của chúng là gì, từ đó phát triển Niệm định tuệ.
Khi quan sát kỹ cơn đau, nhận ra cơn đau này là sự kết hợp của nhiều loại cảm giác khác (căng, tức, khó chịu, nóng) và sự thay đổi liên tục của những cảm giác này. Cơn đau có thể tăng giảm cường độ, di chuyển vị trí, sinh lên và diệt đi, không kéo dài mãi ( cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng chịu đựng cơn đau. Thiền sinh chấp nhận rằng những cảm giác khó chịu này là một phần của cơ thể. Dù thích hay không thích, chúng vẫn tồn tại. Thái độ này làm giảm cơn đau.
Vì chúng ta quá quý trọng cái thân này, thấy cơn đau này làm tôi mệt, ta sẽ khó quan sát cơn đau.
Nếu quan sát gần, kỹ làm thiền sinh mệt, hãy thư giãn chút để giảm cường độ và quan sát cơn đau đó từ xa – rồi quan sát kỹ lại lần nữa – Zoom in, zoom out xen kẽ.
Cách khác là ngó lơ cơn đau và quay lại quan sát phồng xẹp. Khi quan sát phồng xẹp mà thấy không đủ, có thể thêm đề mục quan sát điểm chạm của 2 tay để tâm bận rộn hơn.
Nếu vẫn không hiệu quả, hãy tự truyền động lực, sách tấn bản thân. Ngày nay, nhiều người có tâm yếu đuối và nhiều vấn đề về tâm khi đối diện với 8 ngọn gió đời (được mất, khen chê, danh thơm tiếng xấu…) gây căng thẳng, trầm cảm ( cần hành thiền để làm tâm mạnh mẽ hơn, tăng cường năng lực kiểm soát tâm. Cuộc đời này đầy đau khổ, tấm thân này là sự kết hợp của nhiều đau khổ. Cơn đau này là vô ngã, ngoài tầm kiểm soát, bất toại nguyện. Tất cả các hiện tượng của thân và tâm không tồn tại quá một sát na ( các cảm giác khó chịu cũng vậy, sinh và diệt trong mỗi sát na. Hiện ta chưa thấy được vì định tâm chưa đủ mạnh, nhưng chúng thật sự vô thường. Sách tấn bản thân chỉ cần làm trong thời gian ngắn, vì ưu tiên quan sát đề mục chính.
Quán niệm về sự đáng nhờm gớm của tấm thân này: thực hành quán thể trược.
Quán sự chết: cái chết là chắc chắn, có thể đến bất cứ lúc nào ( phát triển định tâm, tinh tấn lên gấp 2 ( đối diện với cơn đau dễ dàng. Tuy nhiên, ai cảm thấy sợ hãi sự chết thì không nên sử dụng phương pháp này.
Khi đánh bại được cơn đau thì phát triển lòng tự tin. Thiền sinh nên tập đối trị với cơn đau, nếu không thì sẽ dễ dàng đầu hàng khi đau đớn sinh khởi, từ đó hình thành thói quen xấu thay đổi tư thế liên tục. Khi đã vượt qua cơn đau, thiền sinh thậm chí có thể thách thức nó đến, có khả năng chào đón các cảm giác khó chịu.
Lưu ý: Cần quan sát phồng xẹp kỹ lưỡng, chính xác, không gián đoạn, ngay từ đầu trước khi cơn đau đến ( sẽ dễ dàng đối phó và quán sát vì lúc đó chánh niệm và định tâm tốt hơn.
Cách đối trị rã rượi, buồn ngủ
(Chánh hướng tâm)
Cũng giống như khi suy nghĩ nhiều khiến ta khó ngủ, chánh hướng tâm sẽ kích hoạt tâm giúp ta khó buồn ngủ ( Nếu đang theo dõi phồng xẹp mà cảm thấy buồn ngủ thì cần hướng tâm trở lại đề mục.
Nếu cách này không hiệu quả, có thể tăng số đề mục thêm 1-2 điểm chạm (phồng, xep, chạm, chạm), ví dụ điểm tiếp xúc giữa 2 tay hoặc tiếp xúc giữa mông và bồ đoàn, hoặc phồng xẹp ngồi chạm (ngồi là quét toàn thân từ đỉnh đầu xuống ngón chân thật nhanh). Đây là một cách rất hiệu quả để vượt qua rã rượi buồn ngủ.
Phiền não
Có tổng cộng 1500 loại phiền não: 10*2 (trong, ngoài)*75 (5 cảnh trần, 75 đối tượng) = 1500. Vì vậy tâm chúng ta rất yếu đuối và ô nhiễm, bất tịnh bên trong, bất kể bên ngoài ra sao.
Người trí không muốn gần người phiền não. Chúng ta cần thanh lọc tâm, nếu chúng ta muốn trở nên xinh đẹp, thánh thiện (Tâm tạo ra sắc pháp). Một người giận dữ bực tức thì mặt đỏ lên do bị sân chi phối. Phiền não nóng như lửa, phiền não đốt cháy tâm, cơ thể cũng nóng bừng lên. Lý do chính của sự nóng lên toàn cầu chính là do phiền não. Phiền não làm tâm chúng ta mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Phiền não làm tâm dao động, bất an. Phiền não làm tâm ta yếu hèn.
10 loại phiền não chính
Tham lam
Sân
Si mê
Tự cao
Tà kiến
Hoài nghi
Trạo cử, phóng dật
Rã rượi, buồn ngủ
Không hổ thẹn
Vô úy, không sợ tội lỗi
3 loại phiền não
Phiền não tác động:
Biểu lộ qua hành động, lời nói.
Có thể loại trừ, ngăn ngừa bằng việc giữ giới.
Phiền não tư tưởng:
Không biểu lộ qua hành động, lời nói mà chỉ tồn tại trong tâm (trong suy nghĩ, lập kế hoạch, mơ mộng…)
Có thể gây ra hành động bất thiện sau này ( trở thành phiền não tác động.
Giới hạnh không diệt được phiền não tư tưởng, mà cần thực hành định tâm (concentration).
Loại tinh tấn thứ 2 được áp dụng để loại trừ các loại phiền não đã sinh trong tâm thức. Quan sát và ghi nhận ngay lập tức những phiền não sinh khởi là cách tốt nhất để loại trừ chúng ngay.
Làm thể nào định tâm diệt trừ được phiền não số 2? Định là một yếu tố tinh thần cần thiết. Định xuất hiện khi tâm an trú với đề mục thiền, không phóng tâm. Bất cứ khi nào chúng ta nói về tâm, các tâm sở sẽ đồng sinh một lúc với tâm (tâm không xuất hiện một mình). Định có mặt ( thu thập, thống nhất các trạng thái tâm sở đồng sinh vào cùng một đối tượng ( tâm sẽ không lang bạt, rời khỏi đề mục ( Thiền sinh sẽ trải nghiệm được sự tĩnh lặng, bình an, định tâm; tâm sẽ thoát khỏi các triền cái.
Phiền não ngủ ngầm (embedded in our mind)
Trong tâm từ vô lượng kiếp, từ vô thủy vô chung, không điểm bắt đầu. Khi đủ duyên, phiền não ngủ ngầm sẽ sinh khởi.
Loại phiền não này được so sánh như que diêm được quẹt vào hộp diêm, sẽ không thấy lửa khi chưa có sự tác động ( khi có đủ điều kiện thì nó xuất hiện.
Để diệt trừ phiền não ngủ ngầm, định không đủ mà cần tuệ giác Vipassana.
Niệm – Định – Tuệ
Niệm (mindfulness) cho phép định (concentration) phát triển và định cho phép tuệ (wisdom) phát triển.
Chướng ngại/triền cái (các tác nhân cản trở hành thiền)
Tham dục: tham đắm, dính mắc với dục lạc giác quan.
Sân hận
Rã rượi, hôn trầm, buồn ngủ
Phóng dật, ăn năn, day dứt, hối hận
Hoài nghi
Sự định tâm liên tục sẽ làm các chướng ngại này không sinh khởi ( tâm định tĩnh, trong sạch và bình an ( tuệ giác.
3 tà tư duy hầu hết luôn tồn tại trong tâm thức của chúng ta (khi chúng ta không có niệm/hướng tâm đúng đắn tới đề mục thiền)
Suy nghĩ liên quan đến dục lạc (sense objects): muốn nhìn cảnh đẹp, nghe âm thanh tốt, ngửi hương thơm, chạm vào vật êm ( tham ái, dính mắc. Chúng ta là chúng sinh cõi dục, hầu hết thời gian chúng ta nghĩ tới dục lạc.
Sân tầm: liên quan đến sân hận, bực bội, khó chịu.
Hỏa tầm: khi sân tầm tăng trưởng mạnh mẽ, hỏa tầm khởi sinh. Hỏa tầm là suy nghĩ bạo lực muốn hãm hại, buộc tội, giết người khác….
Khi không chánh hướng tâm, 3 tà tư duy này sẽ sinh khởi. Chánh hướng tâm có thể xua tan, loại trừ 3 tà tư duy. Chánh tư duy giúp tâm an trú trên đề mục thiền.
Niệm (Mindfulness)
Niệm (Sati) là một yếu tố không hời hợt trên bề mặt, không hời hợt với đối tượng thiền, một năng lực tinh thần giúp thiền sinh chìm sâu, an trú trong đề mục thiền. Thiền sinh sẽ không quên đề mục thiền, biết đề mục rõ ràng, có thể quan sát ghi nhớ đối tượng trong từng khoảnh khắc ( cảm thấy được bảo vệ bởi chánh niệm (bảo hộ tâm), ngăn ngừa để các pháp bất thiện không sinh khởi trong dòng tâm thức ( tự do thoát khỏi bất thiện pháp ( an tịnh, tĩnh lặng xuất hiện.
Khi thất niệm ( phiền não sinh khởi, chánh niệm ghi nhận và loại bỏ (ví dụ thấy sân thì ghi nhận Sân Sân). Để ngăn ngừa phiền não sinh khởi, cần quan sát đề mục cả ngày ( chánh niệm tửng phút giây.
Định (Concentration)
Khi tâm thoát khỏi phiền não ( tâm định tĩnh, hỷ lạc.
Định tự động sinh khởi khi ta phát triển chánh niệm liên tục (thiền sinh không cần làm gì khác).
Sát na định sẽ loại trừ phiền não trong từng khoảnh khắc.
Khi định được phát triển, thiền sinh sẽ nhận biết ra bản chất của sự vật như chúng thực sự là.
Cần hướng tâm chính xác trong từng khoảnh khắc khi tạo đà quán tính cho chánh niệm ( định tâm sinh khởi ( tuệ giác sinh khởi.
Những yếu tố làm sắc bén chánh niệm
(Hành thiền một cách cung kính, tôn trọng pháp hành)
Cư xử như người mù (Thu thúc đôi mắt)
Thiền sinh có thị giác tốt, nhưng hãy cư xử cho người mù. Người mù không quan tâm đến visible objects (các đối tượng có thể thấy bằng mắt).
Không hứng thú với cảnh trần, không thích thú say mê nhìn ngắm đó đây.
Luôn nhìn xuống ở phía trước trong tầm mắt của mình, chú tâm tới đề mục thiền.
Nếu phải nhìn cái gì đó, cần nhìn trong sự chánh niệm và dán nhãn Nhìn Nhìn Nhìn. Nếu nhận ra, biết gì đó thì dán nhãn Biết Biết Biết.
Cư xử như người điếc
Có tai mà như điếc, dù ta có khả năng nghe được. Người điếc không quan tâm đến cái đối tượng có thể nghe được bằng tai (audible objects).
Nếu phải nghe cái gì đó, cần nghe trong sự chánh niệm và dán nhãn Nghe Nghe Nghe.
Không nên dùng bông/tai nghe để bịt tai lại.
Cư xử như người ngu
Dù ta có nhiều kiến thức, thông tuệ, hãy cư xử như người ngu. Nếu ta có nhiều kiến thức giáo lý và kinh nghiệm hành thiền rồi, hay cư xử như mình không biết gì cả, như một thiền sinh mới.
Khi ta nghĩ mình có nhiểu kiến thức, kinh nghiệm, ta sẽ ngã mạn, tự phụ, rồi so sánh với kinh điển và các phương pháp thực hành khác; đây là chướng ngại ngăn trở thiền sinh tiến bộ trong thực tập, không nghĩ mình cần lắng nghe hoặc phê bình, chê trách, chỉ trích, đánh giá, thậm chí dậy các thiền sinh khác ( bỏ lỡ quan sát đề mục trong khoảnh khắc hiện tại.
Nếu suy nghĩ, phê phán, chỉ niệm Suy Nghĩ, Phê Phán.
Cư xử như người câm
Giữ im lặng thánh thiện (im lặng thanh tịnh + cao thượng): Khi niệm có mặt, không có phiền não sinh khởi trong dòng tâm thức.
Khi giận dữ, xung đột với ai đó, ta im lặng – đó không phải là im lặng thánh thiện.
Khi chúng ta thiền tọa, nhắm mắt lại mà suy nghĩ đủ thứ, đó là im lặng – không phải im lặng thánh thiện.
Cư xử như người yếu
Dủ khỏe mạnh, hãy cư xử như người yếu: không chuyển động vội vã, cứ từ từ chậm rãi. Nếu làm nhanh, ta không thể bắt các đối tượng kịp thời vì đặc tính sinh diệt của thân và tâm là rất nhanh. Không nên làm 2 việc một lúc, vì tâm sẽ khó quan sát.
Trong các hoạt động hàng ngày, ta cần quan sát/để ý tác ý trước khi hành động (intention mind before action) thì mới có thể tiến bộ trong thiền tập và phát triển tuệ giác.
Nếu không biết các việc sắp dự trù, dễ mắc lỗi lầm trong thân khẩu ý.
Khi chúng ta chậm lại mọi hoạt động, ta sẽ dễ quan sát các đề mục hơn. Sau này thiền sinh không cần phải quan sát cơn đau đến khi nó mất, sau này nó sẽ mất trong thời gian ngắn (thấy cơn đau sinh lên và diệt đi), chỉ 1 niệm đã đủ thấy sự sinh và diệt. Suy nghĩ cũng vậy, đôi khi ta nghĩ rằng phải niệm lâu mới chấm dứt, đặc biệt là tâm bất thiện. Tuy nhiên, sau này chỉ một niệm cũng chấm dứt suy nghĩ sinh khởi. Hiện nay, thiền sinh quan sát được nhiều trạng thái tâm, từ từ thiền sinh sẽ hiểu được chúng chi tiết và cặn kẽ, những suy nghĩ này đã có từ nhiều kiếp quá khứ ( nhờ thực hành thiền và chánh niệm mà ta nhận ra tâm ô nhiễm thế nào. Những ô nhiễm này là nguyên nhân bao nỗi khổ niểm đau và ta càng có động lực cố gắng xóa tan những ô nhiễm đó.
Không phân biệt giữa thiền ngồi, thiền hành và thiền trong đời sống – Sự kết nối chánh niệm
Tuân thủ thời gian biểu, không dùng thời gian thiền đi để ngồi thiền hay ngược lại…
Sự tinh tấn, chánh niệm, định tâm trong thiền ngồi cần được kết nối với sự tinh tấn, chánh niệm, định tâm trong thiền đi, và ngược lại.
Khi kết thúc thời thiền ngồi, thiền sinh cần hành động trong chánh niệm khi đứng dậy, sửa áo và ngược lại…nếu không sẽ có kẽ hở rất lớn giữa thiền ngồi và thiền đi, không có sự kết nối giữa 2 thời thiền.
Nếu chánh niệm cả ngày, ta có thể kết nối giữa cái niệm trong hành động đầu tiên và cái niệm trong hành động cuối cùng ( chánh niệm xuyên suốt liên tục. Nếu có quá nhiều khoảng hở trong chánh niệm, chánh niệm không kéo dài và trở nên yếu đuối.
Nếu không tôn trọng pháp hành, không chú tâm hành thiền, gián đoạn nhiều: Thiền sinh tắc kè ( phiền não sinh khởi, tâm bất tịnh ô nhiễm, tinh tấn yếu đi.
Chành niệm cần được kết nối giữa cái Phồng và Xẹp này, đến cái Phồng và Xẹp kế tiếp. Chánh niệm cần được kết nối giữa trái bước và phải bước, giữa Dở - Bước – Đạp
Không phân biệt giữa đề mục chính và phụ
Không có thái độ thiếu chăm chỉ, thiếu kỹ lưỡng khi quan sát đề mục phụ như đối với đề mục chính.
Khi đề mục thiền là cơn đau khó chịu, không vận dụng chú tâm + tinh tấn ( không tôn trọng pháp hành thì không tiến bộ trong thiền tập.
Lúc đầu cần tập trung vào các bài học cơ bản, các đề mục dễ quan sát, còn sau này thì có thể ghi nhận tốt hơn. Việc nhìn, nghe, ngửi không phải đề mục dễ quan sát, vì vậy không nên nhìn đây đó.
Bản chất của Thân – Tâm
Trong thiền tuệ, chúng ta chỉ quan sát 2 thứ chính: Thân và Tâm.
Bản chất của thân là Tứ đại (thực ra có 28 yếu tố thuộc thân vật chất): Đất - Nước - Lửa – Gió.
Khi định tâm phát triển, thiền sinh sẽ hiểu được đặc tính tự nhiên (riêng) của tứ đại. Ví dụ đất có đặc tính riêng là cứng, mềm (các yếu tố kia không có đặc tính này). Nước cũng có đặc tính riêng: kết dính, chảy, thống nhất. Nhiệt độ: mát, ấm, nóng. Gió: căng, chuyển động ( Thiền sinh cần chú tâm khi quan sát phồng xẹp và sự chuyển động của chân; và trình pháp họ kinh nghiệm và thấy điều gì khi quan sát thân vật chất này: nóng, lạnh, cứng, mềm…
Bản chất của tâm (mind)
Có đặc tính riêng: Có 52 trạng thái tâm/tâm sở (mental factors). Tâm có đặc tính riêng: hay biết, quan sát và nắm bắt đối tượng. Tâm sở có đặc tính riêng, ví dụ Tâm sở tham (dính mắc, tham đắm và đối tượng)…Tâm không sinh khởi một mình, mà sinh khởi với các trạng thái tâm đồng sinh. Ví dụ, tâm đuọc ví như nước tinh khiết, khi cho màu đỏ thì nước có màu đỏ, khi cho màu xanh thì nước có màu xanh. Nếu tham lam sinh khởi thành tâm tham ( tâm sở làm vẩn màu lên tâm. Khi thực hành thiền, thiền sinh nhận ra tâm mình khởi tham lam, đố kỵ…, nghĩa là đang nhận ra đặc tính tự nhiên của tâm.
Đặc tính điều kiện: 3 giai đoạn
Giai đoạn đầu: sinh khởi (appearing)
Giai đoạn giữa: tồn tại một lúc (staying in short time)
Giai đoạn cuối: diệt đi (disappearing)
3 giai đoạn này xuât hiện trong mỗi dặc tính riêng của thân/tâm, ví dụ sự cứng sẽ xuất hiện, tồn tại một lúc rồi mất đi. Thiên sinh không thể nhày cóc, mà cần thấy được đặc tính riêng rồi mới thấy được đặc tính thứ 2 này.
Đặc tính phổ quát (đặc tính chung của tất cả các pháp): không thấy giai đoạn giữa, chỉ thấy sinh ra rồi diệt đi. Dù thiền sinh quan sát đề mục nào, chỉ thấy sinh diệt ( vô thường nổi bật: các hiện tượng của thân, tâm đều vô thường ( tự khám phá ra khổ (bất toại nguyện) ( vô ngã.
Vô thưởng, khổ, vô ngã là đặc tính chung của thân và tâm ( Tuệ sinh diệt (trí tuệ đầu tiên khi thấy sự sinh lên và diệt đi của các pháp). Lúc đầu thấy sinh diệt chậm. Khi tuệ sinh diệt sắc bén hơn, thiền sinh sẽ thấy sự sinh diệt này cực nhanh, không chỉ thấy một mà cùng lúc nhiều đặc tính thân tâm sinh diệt ( kinh nghiệm được sự vô thường ( quan điểm tà kiến về sự thường hằng, vĩnh viễn sẽ không còn, tà kiến về linh hồn cũng sẽ được loại bỏ.
Các tuệ giác khác cũng sẽ phát triển, ví dụ Tuệ diệt (không thấy sự sinh nữa mà chỉ thấy sự diệt với tốc độ rất nhanh). Để có tuệ diệt, phải có tuệ sinh diệt ( phải thấy được đặc tính chung ( phải thấy được đặc tính riêng.
Khi trình pháp, thiền sinh không dùng các thuật ngữ lý thuyết, hàn lâm như Con thấy yếu tố đất, nước…hãy dùng các từ phổ thông, đơn giản như căng, tức, nặng, cứng mềm. Thiền sinh không nên so sánh các lý thuyết học được với các thứ quan sát thấy. Khi thiền sinh phát triển được tuệ sinh diệt, thiền sinh sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, thứ hạnh phúc vượt trội và thù thắng hơn nhiều lần hạnh phúc thế gian.
Khi thiền sinh phát triển tuệ sinh diệt, 10 điều sẽ diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn có những yếu tố gây ô nhiễm khiến thiền sinh bị dính mắc vào sự tận hưởng, thích thú, tham đắm (có thể khiến thiền sinh không tiến bộ hơn nữa trong pháp hành).
Ánh sáng rực rỡ: lúc đầu mờ, sau rực rỡ, sáng chói.
Hỷ (niềm vui sướng):
Tiểu hỷ, cường độ nhỏ
Sát na hỷ: hỷ xuất hiện trong từng sát na, liên tục
Hải triều hỷ: hỷ tràn ngập, đôi khi thiền sinh có cảm giác như mình rơi xuống từ trên cao, có thể thấy người xoay xoay.
Khinh an hỷ: cơ thể không còn trên đất.
Sung mãn hỷ: lan rộng khắp cơ thể, trong mỗi tế bào.
Hỷ có thể có cả trong thiền đi (như bước đi trên không trung), thậm chí có thể diễn ra trong đời sống.
Sự khinh an, tĩnh lặng, mát mẻ của cả thân tâm: Cảm thấy rất nhẹ cả thân tâm; tâm thư thái – thân mềm; mát mẻ; tâm không mệt mỏi, kiệt sức, không đau đớn về tinh thần; tâm ngay thẳng, chính trực.
Hạnh phúc: hương vị của pháp bảo thù thắng, vượt xa hạnh phúc dục lạc cõi trần, từ khoái lạc giác quan.
Niềm tin mạnh mẽ vào Tam Bảo
Chánh niệm sắc bén
Trí tuệ sắc bén, biết được bất cứ điều gì diễn ra sâu bên trong.
Tinh tấn, mong muốn tiếp tục thực hành
Xả (quân bình của tâm)
Thích thú với những trải nghiệm có được ( dính mắc, ham thích tận hưởng ( có thể làm ô nhiễm, cản trở việc thực hành.
Hỷ, khinh an bản chất là tâm sở tốt, nhưng khi chúng ta thích thú tận hưởng thay cho ghi nhận các trải nghiệm này, chúng trở thành các yếu tố gây ô nhiễm ( Để phát triển tuệ giác Vipassana, thiền sinh cần ghi nhận, không thích thú tham đắm ( Loại trừ phiền não tận gốc và phát triển đạo quả - từng tầng Thánh đạo Thánh quả tiến tới Niết Bàn.
Khi đạt Thánh đạo Thánh quả đầu tiên, ta nhổ tận gốc 2 phiền não là Tà kiến và Hoài nghi ( Không tái sinh trong 4 cảnh khổ, max 7 kiếp luân hồi nữa thôi ( Thiền sinh cần có mục tiêu ít nhất sẽ đạt được quả Thánh nhập lưu ngay trong kiếp sống này.
Hành thiền trong cuộc sống hàng ngày
Câu nói cuối cùng của Đức Phật: các con hãy tinh tấn, chớ có dễ duôi.
Dễ duôi, thất niệm: không thực hiện những điều cần thực hiện, không tránh những điều cần tránh. Ví dụ thức ăn không phù hợp với cơ thể thì nên tránh. Nhưng việc đó chưa đủ, ta cần ăn những thực phẩm tốt và phù hợp để duy trì thân mạng, tránh bệnh tật phát sinh.
3 mức độ dễ duôi:
Dễ duôi ở góc độ thô tháo: không giữ 5 giới. 5 giới là giới của con người, giới phổ quát, nên được thực hiện bởi con người ( không giữ 5 giới không được coi là những con người thực sự.
Trung tính: giữ giới nhưng không làm điều thiện gì vì họ đang sống hạnh phúc.
Vi tế: dành cho thiền sinh, những người tham dự các khóa thiền tích cực, khi họ thất bại thực hiện việc này ( đễ duôi ở mức độ vi tế.
3 mức độ không dễ duôi:
Thô tháo: trì giới nhưng không làm điều thiện
Trung tính: trì giới, liên tục hành thiền và cúng dường.
Vi tế: tham dự các khóa thiền tích cực, không bỏ qua đề mục nào dủ hành động nhỏ tới đâu.
Khi đến một trung tâm thiền, ta học cách mài dũa bản thân. Khi trở về, ta cần tiếp tục áp dụng kiến thức đã học, nếu không chúng ta sẽ không nhớ nữa ( Cần tiếp tục hành thiền ở nhà sau khi kết thúc khóa thiền ( Ngài sẽ rất hoan hỉ.
Hãy tự cảm thấy mình là người may mắn vì biết cách hành thiền như thế nào. Hãy tiếp tục hành thiền hàng ngày. Duy trì hành thiền để tăng trưởng đức tin trong việc thực hành.
Lên kế hoạch cho mình: min 2 tiếng/ngày, sáng/tối 1h.
Có thời gian cụ thể cho việc thực hành.
Hãy đi trong chánh niệm, không cần phải quá chậm rãi, có thể ghi nhận Phải/Trái/Bước.
Đừng tìm lý do cho việc không hành thiền, phá vỡ thời khóa biểu. Khi không làm theo TKB 2-3 ngày, sẽ rất khó tiếp tục.
Ngoài TKB, bất cứ khi nào có thời gian rảnh hãy hành thiền. Đừng nghĩ rằng việc hành thiền 15 phút có lợi ích gì không. Hành thiền là điều thiện cao cả nhất trong mọi phước thiện của thế gian.
Khi đi xe hơi, xe buýt, không có nghĩa là không hành thiền, không xem thường mỗi sự ghi nhận dù nhỏ.
Hãy lên danh sách các công việc nhà có thể làm + hành thiền trong lúc làm.
Khi nằm xuống giường đi ngủ, có thể quan sát phồng xẹp.
Hành thiền đều đặn hàng ngày ( thói quen tốt ( tâm sẽ tự động ghi nhận. Thiền sinh cần tự sách tấn, nhắc nhở bản thân mình hàng ngày (tối trước khi đi ngủ và khi ngủ dậy, trong các hoạt động hàng ngày).
Không phải làm quá chậm như trong khóa thiền tích cực, làm với tốc độ bình thường và ghi nhận chung chung là được. Tiến bộ chậm nhưng vẫn ổn.
HỎI ĐÁP
Con bị phóng tâm nhiều. Con có cần thiền định để kiểm soát tâm không? Nếu quan sát nhiều đề mục thì tâm có tán loạn không? Khi thiền hành mà chỉ quan sát chuyển động của chân thì có coi là thiền định không?
Thiền quán là đủ.
Khi thực hành thiền định (1 đề mục duy nhất thuộc về khái niệm chế định, không thay đổi), thiền sinh không thể thấy được chân đế, không quan sát cảm thọ và suy nghĩ khi sinh khởi. Khi thiền quán, thiền sinh có thể quan sát mọi điều đang diễn ra ở thân và tâm.
Sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta phải quan sát một đề mục duy nhất mới có định. Khi thực hành thiền quán, ta sẽ phát triển sát na định (định trong từng khoảnh khắc), ghi nhận liên tục và không gián đoạn nên sẽ phát triển định tâm mạnh.
Khi thực hành thiền đi, quan sát chuyển động của chân thì TS quan sát được nhiều cảm thọ. Trong tương lai, khi tâm bén nhạy hơn, TS có thể nhanh chóng ghi nhận được các cảm thọ này. Còn với TS sơ cơ, chúng ta quay trở lại quan sát sự chuyển động của chân mà thôi.
Khi chúng ta quan sát khái niệm/chế định thì là thiền định. Nếu chúng ta quan sát để hiểu được đặc tính thực sự của thân/tâm thì chúng ta đang thực hành thiền Vipassana.
Nếu cứ quan sát và dán nhãn thì sẽ mệt mỏi, liệu chúng con chỉ làm vậy trong 15 phút đầu và thời gian sau thì theo dõi chuyển động của bụng thôi có được không?
Có nhiều lợi ích khi chúng ta dán nhãn/niệm thầm trong tâm, vì việc này diễn ra trong suốt cả ngày chứ không chỉ trong thời thiền ngồi.
Thiền có thể chuyển nghiệp và xóa nghiệp được không? Nếu có, sự chuyển hóa diễn ra như thế nào?
Ta không thay đổi được những hành động ta đã làm trong quá khứ. Ta có thể cố gắng hết sức để không tạo nghiệp, có 4 loại nghiệp.
Sinh nghiệp: nghiệp tạo ra kiếp sống mới (tái sinh)
Hỗ trợ nghiệp: hỗ trợ nghiệp quá khứ để quả nghiệp trổ. Nếu trong quá khứ ta đã làm hành động bất thiện, nếu ta tiếp tục hành thiện thì hành động bất thiện quá khứ sẽ không có cơ hội ra quả 100%. Những hành động thiện hiện tại sẽ hỗ trợ cho những hành động thiện trong quá khứ trổ quả 100%.
Nghiệp thống trị: những hành động thiện (bất thiện) đã làm trong hiện tại có quyền thống trị các nghiệp bất thiện (thiện) trong quá khứ. Ví dụ: nghiệp thiện quá khứ lẽ ra cho quả kiếp này, nhưng kiếp này đã làm bất thiện rất nhiều nên nghiệp thiện không cho quả.
Nghiệp sát/tiêu trừ: quá khứ đã làm nhiều hành động thiện/bất thiện có thể cho quả kiếp này/kiếp tiếp theo/kiếp thứ 3. Trong kiếp này làm nhiều việc thiện thì nghiệp bất thiện không có điều kiện trổ quả. Với những nghiệp chỉ cho quả trong kiếp tiếp theo, nếu chúng ta không cho điều kiện trổ quả trong kiếp này thì nghiệp đó sẽ không trổ quả nữa. Ví dụ như câu chuyện về Ngài Anggulimala đã giết 999 người, khi đắc quả Alahan thì nghiệp bất thiện không có cơ hội cho quả.
Liệu có đề mục nào, cách nào khác để thực hành cho thân tâm không? Sao ta phải chịu đựng quá nhiều trước khi được bình an?
Thiền định: dễ hơn, chỉ một đối tượng thôi nên dễ định tâm. Thiền định không phát triển được tuệ giác.
Thiền tuệ: thực hành để đạt được Thánh quả.
Con có thể thiền tâm từ trước khi hành thiền phồng xẹp, hoặc kết hợp thiền định rồi thiền tuệ được không?
Có 4 đề mục thiền có thể thực hành (Có thể thực hành trong 5 phút cả 4 đề mục vào buổi sáng)
Niệm tâm từ
Niệm ân đức Phật
Niệm sự chết
Niệm quán thể trược
Nên ưu tiên hành thiền Vipassansa – điều này có được đề cập trong kinh điển.
Thiền định và thiền quán thực hành xen kẽ không phải là điều tốt, giống như bước chân trên 2 con đường 1 lúc ( không đến đâu, sinh khởi nhiều hoài nghi và bối rối trong thực hành.
Lúc đầu con thở chậm và sâu. Sau một tiếng thì con bị đau, thở nhanh. Con nên tiếp tục hay dừng hành thiền?
Trong khi thiền ngồi, khi tâm an trú trong đề mục thì tâm bình an, tĩnh lặng, thân cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Khi niệm và định tốt thì thân bình an, hơi thở nhẹ nhàng vi tế, cả cơ thể mát mẻ mềm mại. Khi bị vơi giảm định tâm, ta không còn cảm thấy như thế nữa.
Chúng ta không thể ngồi thiền toàn bộ thời gian (mất quân bình), mà còn cần kinh hành và các hoạt động hàng ngày.
Định sâu thì có nguy hiểm gì không?
Không có nguy hiểm nào trong sự định tâm. Nếu thiền sinh nghĩ định tâm có nguy hiểm thì đó không phải là định tâm. Đôi khi có những khoảnh khắc ta khó mở mắt, di chuyển tay chân, nhưng việc đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thôi. Nếu ta ghi nhận được tác ý muốn mở mắt, di chuyển tay chân thì ta sẽ làm được. Cần giữ sự cân bằng giữa định tâm và tinh tấn, nếu không sẽ khó tiến bộ trong hành thiền.
Khi ngồi được 45 phút, chân con bị đau, con niệm tốt hơn nhưng mất nhiều năng lượng. Sau đó, con để gối dưới chân, con đỡ đau nhưng niệm suy giảm. Con nên chọn cách nào?
Nếu cơn đau sinh khởi, đôi khi ta dùng bồ đoàn để giảm đau. Đôi khi cách này hiệu quả nhưng tốt hơn thì nên quan sát cơn đau ( quen dần với cơn đau, sau sẽ không mệt mỏi nữa.
Thế nào là quán pháp? Khi con gặp các vị sư, bạn tốt thì có thể coi là quán pháp không?
Pháp quán niệm xứ rất rộng. Quán pháp bao gồm cả Thân + Tâm.
Khi hành thiền, hoài nghi sinh khởi ( dán nhãn Hoài nghi, đó là quán Pháp.
Khi tham dục sinh khởi, biết được và ghi nhận tham dục, đó là quán Pháp. Khi quan sát trạng thái tâm tham, ghi nhận tâm tham, đó là quán Tâm.
Không cần phân biệt rạch ròi như vậy khi thực hành.
Khi gặp thầy bạn – tùy thuộc vào cách ghi nhận lúc đó để xác định quán pháp hay không.
Khi hành thiền, con có những ý tưởng sáng tạo và cảm thấy thích thú. Con nên làm gì?
Nhiệm vụ duy nhất của thiền sinh là ghi nhận, dù ý tưởng đó sáng tạo hay ho thế nào, vì ngay cả khi ở các tầng tuệ giác thì ta cũng chỉ ghi nhận mà thôi, huống chi là các suy nghĩ, kế hoạch hay ho của bản thân.
Sự hỷ lạc, khinh an cũng chỉ là đề mục quán sát, nếu không ta sẽ bị dinh mắc, tham ái.
Làm thế nào để trở thành đệ tử của Ngài, và học từ xa vì con ở nước khác?
Ngài có các thiền sinh ở xa, liên lạc online và trình pháp khi có thắc mắc.
Nếu muốn làm học trò ngài thì cần phải ngưng lại các phương pháp tập thiền khác.
Con muốn từ bỏ đời sống thế tục để tập trung thực hành. Ngài có lời khuyên gì để con có quyết định của mình?
Để thực hành Pháp, không nhất thiết phải trở thành tu sỹ và từ bỏ đời sống thế tục. Có nhiều cư sỹ tại gia đã đắc Thánh.
Dĩ nhiên, lựa chọn trở thành tu sỹ sẽ tốt hơn. Nếu không xuất gia được, cần thực hành ở nhà, cần lập thời gian biểu cho thực hành thiền thường xuyên, công việc, gia đình và tuân thủ TKB ( phát triển định tâm, hành vi cử chỉ trở nên tốt đẹp.
Các tầng Thánh?
Tuệ đạo và tuệ quả chỉ cách nhau 1 sát na. Ngay sau khi có tuệ đạo thì tuệ quả sinh khởi.
Tầng Thánh đầu tiên (Nhập lưu): diệt trừ tà kiến và hoài nghi, luôn giữ 5 giới thanh tịnh dù vô tình hay cố ý, niềm tin vào Tam Bảo sẽ không bị phá vỡ dù trong mọi kiếp sau – thậm chí phải hy sinh mạng sống của mình.
Tư đà hàm (Nhất lai): đạo tuệ và đạo quả không diệt trừ phiễn não nào thêm, mà chỉ làm giảm tham ái và sân hận. Nhất lai = quay lại cõi dục 1 lần thôi.
Bất lai (không quay lại cõi dục): nhổ tận gốc tham ái vào cõi dục và các đối tượng dục lạc + sân hận ( tái sinh lên cõi Phạm Thiên.
Alahan: nhổ tận gốc tất cả các phiền não.
Làm thế nào để đạt được sự hài hòa giữa mục tiêu tu tập và mục tiêu thế tục như sự giàu có, danh vọng trong đời sống?
Khi hành thiền, thiền sinh thấy được sự vô thường, vô ngã; thiền sinh vẫn phải ăn (dù biết thực phẩm là vô thường, khổ, vô ngã) vì thiền sinh cần duy trì cơ thể khỏe mạnh để hành thiền.
Trong đời sống thế tục, chúng ta vẫn cần lao động, học hành, làm việc nhà, co nhiều bổn phận cần thực hiện. Ta kiếm tiền nhưng không tham đắm; cũng như những con kiến bò vào hũ mật ong: một số con lấy đủ rồi quay về tổ, một số con vì quá tham lam nên chết ngay tại hũ mật ong.
Khi cuốc đất, trồng rau, con cần làm gì để chánh niệm? Con có thể niệm ân đức Phật không?
Con có thể niệm ân đức Phật, rải tâm từ, thiền Vipassana: quan sát tất cả hành động đang diễn ra trong thân, tâm. Khi quan sát, có thể không chi tiết và chậm như trong khóa thiền, ở nhà có thể làm nhanh hơn – nhưng nếu thực hành quan sát từ từ, chung chung cũng được rồi.
Khi đi đó đây, không đi chậm được nhưng ít nhất cần ghi nhận trái phải. Khi đi nhanh hơn, không kịp niệm Trái Phải thì ghi nhận Bước Bước là được rồi.
Định
Định trong thiền định có biểu hiện tĩnh lặng, bình an; ngoài ra có thể phát triển thần thông.
Định trong thiền tuệ: biết được các đặc tính tự nhiên của thân-tâm.
Tại sao không nói với người chết những điều khiến họ dính mắc với gia đình, tái sinh trong thế tục?
Những giờ phút cuối của kiếp sống rất quan trọng (cận tử nghiệp)
Trọng nghiệp:
Bất thiện (giết cha, giết mẹ, làm Đức Phật chảy máu, chia rẽ tăng đoàn): quả tức khắc ngay sau khi chết.
Thiện (bố thí cúng dường, chứng đắc sơ thiền): tái sinh Phạm Thiên.
Không có trọng nghiệp: Vào lúc cận tử, không nên nói với người chết các đề tài về của cải, người thân, vì dính mắc có thể khiến họ tái sinh vào cõi ngạ quỷ. Hộ niệm nhắc họ phát triển tâm thiện lành, an tịnh.
Sau khi phồng xẹp một lúc, con bị buồn ngủ. Tinh tấn cụ thể là phải làm gì, khi hướng tâm quá lâu vào một đề mục?
Vì thiếu hướng tâm đúng đắn, thiếu tinh tấn nên mới buồn ngủ. Nhưng khi an trú sâu vào đề mục buồn ngủ cũng sinh khởi, vì định nhiều hơn tinh tấn.
Kỹ thuật ngồi thẳng lưng liên tục trong thời gian dài?
Lúc đầu, thân có thể cúi về phía trước/sau/sang bên là bình thường (cúi về phía trước do chúng ta cố gắng quan sát bụng) ( cần dựng thẳng lưng: Tác ý trước – từ từ dựng thẳng – quan sát tiến trình này.
Trước mỗi thời thiền, nên có xác quyết trong tâm là Tôi sẽ giữ lưng thẳng.
Sau một thời gian có Niệm Định tốt, cơ thể sẽ giữ trạng thái thẳng đứng.
Khi suy nghĩ sinh khởi liên tục, con ghi nhận suy nghĩ nhưng mất tập trung và năng lượng. Con cần làm gì?
Trước mỗi thời thiền nên có xác quyết trong tâm là Tôi sẽ cố gắng không để tâm mình lang bạt dễ dàng/Tôi sẽ quan sát đề mục phồng xẹp không gián đoạn. Khi tâm lang bạt, xác quyết lần 2: Tôi sẽ cố gắng ghi nhận suy nghĩ ngay lập tức để quay lại đề mục.
Khi tâm an trú trong đối tượng, tâm cố định vững chắc và khó để suy nghĩ sinh khởi. Khi có suy nghĩ, ta cần dán nhãn rồi quay lại đề mục. Đôi khi có những khoảnh khắc Tâm quay lại đề mục nhanh chóng thì không cần dán nhãn.
Làm sao biết được đã đạt Thánh quả chưa?
Khi một người chứng thánh, họ sẽ tự biết, vì có tuệ quán suy xét để biết phiền não nào đã được diệt trừ và phiền não nào vẫn còn.
Khi đau và suy nghĩ bất thiện xuất hiện, con sân hận ( Con nên tiếp tục quan sát như thế nào?
Nếu có thể tiếp tục, nên tiếp tục dù khó khăn.
Dần dần, việc quan sát sẽ dễ dàng hơn ngay cả quan sát cơn đau.
Nếu không được, cần áp dụng chiến thuật tiến-lùi, phóng to-thu nhỏ, linh hoạt thư giãn.
Làm sao bắt kịp chuyển động của thế giới bên ngoài?
Phải làm nhanh, không quá chậm, không ghi nhận chi tiết mà ghi nhận chung chung.
Con chỉ có Balamat là Pháp hành, về Pháp học con biết rất it, về bố thí thì con không có nhiều tiền để bố thí. Vậy sao con có thể chứng đắc trong kiếp này?
Dana parami có nghĩa là từ bỏ vì hạnh phúc, lợi lạc của người khác với tâm bi mẫn.
Bố thí bao nhiêu không quan trọng (một viên kẹo, một cái bánh quy cũng được), mà quan trọng là tác ý tâm: khi bố thí đừng kỳ vọng gì về hạnh phúc thế gian (không được tính là Balamat bố thí) mà chỉ nguyện đạt chứng ngộ niết bàn. Ví dụ khi đang uống nước và phần cho bạn mình, nguyện thành tựu niết bàn, cũng là dana parami.
Giữ 5 giới và nguyện thành tựu niết bàn cũng là hành balamat. Các pháp balamat phụ thuộc tác ý tâm của chúng ta.
Làm sao thực hành khi không trình pháp thường xuyên?
Cần hiểu nguyên lý thiền – từ từ thì bản thân nhận ra mình đi đúng đường không.
Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có người thầy hướng dẫn.