Thursday, April 18, 2024

Đại Niệm Xứ MahāSatipaṭṭhānā Sutta

 Đây là bản kinh tinh túy và quan trọng nhất để tự tu tập- rèn luyện bản thân, hướng đến giác ngộ giải thoát ngay trong đời sống này. Kinh NiệmXứ hay TứNiệmXứ là bài kinh thu gọn từ TrườngKinh Digha Nikāya- DN 22 hay ĐạiNiệmXứ MahāSatipaṭṭhānā Sutta– được Đức Phật thuyết giảng tại xứ Kurū- thuộc địa phận Delhi- thủ đô ẤnĐộ ngày nay.

Vì bản kinh khá dài, để giản tiện hóa việc thực hành, các phần ví dụ và những câu lập đi lập lại nhiều lần được lướt qua ở đây và chỉ những phần chính yếu được đề cập đến, giúp hành gỉa nắm bắt dễ dàng những điểm căn bàn mấu chốt, tập trung vào 4 phép quán: Thân-Thọ-Tâm-Pháp.

Ngoài ra, trong Kinh TươngƯng Saṁyutta Nikāya SN 47.25: Một BàLamôn-Aññatarabrāhmaṇa Sutta: tại Sāvatthī Đức Phật thuyếp pháp cho một vị Bàlamôn rằng bất cứ hành giả nào đối với BốnNiệmXứ này, nếu thực hành chuyên cần và nghiêm túc, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp sẽ còn trường tồn. Hay nói cách khác: chừng nào Kinh TứNiệmXứ bị thất truyền- là lúc ChánhPháp Phật tới thời kỳ mạt pháp vậy.

Trong phần KhuyếnTấn, ĐứcPhật nói rằng vị nào quyết tâm- cần mẫn- chí thú tu tập theo phương thức này từ 7 ngày cho đến 7 nămsẽ kỳ vọng chứng đạt một trong 2 ThánhQủa: (1) hoặc là ToànTri ALaHán, đạt NiếtBàn giải thoát ngay trong đời sống này- vượt thoát vòng luân hồi sinh tử, (2) hoặc nếu còn chút tồn đọng dính mắc (upādisese) thì sẽ chứng qủa vị BấtLai (Anāgāmī)- được hóa sanh về cõi Tịnh Cư Thiên (Suddhavāsa Deva), hưởng thọ mạng rất bền lâu trong nhiều ngàn vĩnh kiếp (kappa), nhan sắc tốt tươi xinh đẹp, với nhiều công đức, tiếp tục con đường ALaHán qủa.

Phương pháp được đề xuất để thực hành bản kinh này là tìm một nơi thanh vắng, ngồi xếp bằng trong tư thế thiền định với thân mình thẳng lên. Sau khi đã ghi nhớ bài kinh hoặc những phần chính yếu, hãy tác ý- niệm thầm bản kinh này khoảng 30-60 phút theo thứ tự quán tuởng: thân- thọ- tâm- pháp. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu tập, hành giả cũng có thể chỉ chọn 1 hay nhiều hơn trong 4 phép quán, rồi kết hợp thực tập với 4 bậc thiền như trong trường hợp kinh ThânHànhNiệm (kết hợp phần quán thân với 4 thiền).

================================

Thực Tập Bốn Niệm Xứ – Cattāro Satipaṭṭhānā

PHẦN TU TẬP- THỰC HÀNH

Này chư tỳ khưu, đây là con đường độc đáo, làm thanh tịnh chúng sanh, vượt qua sầu thảm, tận diệt khổ buồn, thành đạt minh tuệ, thực chứng niết bàn. Đó là BốnNiệmXứ: sống quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp; nỗ lực, tỉnh giác, chánh niệm, xa lìa tham buồn thế gian.

(1) Quán Thân Như Thân

Này chư tỳ khưu, hành giả tìm đến khu rừng, gốc cây, nơi trú trống vắng, ngồi xếp bằng tréo chân, thân thẳng đứng, hướng chánh niệm trước mặt, chánh niệm hít vô- chánh niệm thở ra…

(1. Quán Niệm Hơi Thở)
– Hít vô dài, biết rõ đang hít vô dài; thở ra dài, biết rõ đang thở ra dài.
– Hít vô ngắn, biết rõ đang hít vô vô ngắn; thở ra ngắn, biết rõ đang thở ra ngắn.
– Toàn thân cảm giác (hơi thở) hít vô, thực tập! Toàn thân cảm giác thở ra, thực tập!
– Tĩnh lặng thân hành hít vô, thực tập! Tĩnh lặng thân hành thở ra, thực tập!

(2. Bốn Tư Thế: Đi Đứng Ngồi Nằm)
– Khi đi chỉ biết đang đi, khi đứng chỉ biết đang đứng, khi ngồi chỉ biết đang ngồi, khi nằm chỉ biết đang nằm. Hoặc thân đang hoạt dụng ở tư thế nào luôn biết rõ như vậy.

(3. Chánh Niệm- Tỉnh Giác)
– Hành gỉa đi tới đi lui- rõ ràng thường biết. Nhìn tới nhìn quanh- rõ ràng thường biết. Co duỗi tay chân – rõ ràng thường biết. Khoát cà sa, bưng bát, mặc y- rõ ràng thường biết. Ăn, uống, nhai, nếm- rõ ràng thường biết. Đại tiện, tiểu tiện- rõ ràng thường biết. Đi, đứng, ngồi, ngủ nghỉ, thức giấc, nói chuyện, im lặng- rõ ràng thường biết. Thân đang làm việc gì luôn biết rõ như vậy.

(4. Thân Nhơ Bẩn- Bất Tịnh)
– Hành giả quán xét thân này từ đáy chân trở lên và từ đỉnh tóc trở xuống, được da bọc lại, tích chứa đầy những loại vật thể dơ bẩn khác nhau. Nơi thân này là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, cách mô, lá sách, phổi, ruột, màng ruột, dạ dày, phân, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, chất dầu, nước miếng, nước mũi, dịch khớp xương, nước tiểu.

(5. Thân Bốn Yếu Tố- Tứ Đại)
– Này nữa chư Tăng, hành giả quán xét thân này hoặc qua tư thế hoặc qua sự vận hành của các yếu tố. Nơi thân đây là các yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa (chất đặc, chất lỏng, chât hơi, nhiệt độ nóng lạnh).

(6. Chín Giai Đọan Mục Nát Của Tử Thi)
*Giai đoạn 1: Hành gỉa quán như khi nhìn thấy một xác chết bị vứt bỏ ở nghĩa địa, một ngày- hai ngày- ba ngày, chương sình, tái xám, rã thối. Rồi ngay chính bản thân đây cũng được quán xét tương tự: bản chất của thân là như vậy, sẽ trở thành như vậy, không trốn thoát đâu được.
*Giai đoạn 2: Rồi bị chim qụa, diều hâu, kên kên, cọp, beo, chó, chồn và hàng loạt các loài sinh vật khác đến tranh giành xơi thịt.
*Giai đoạn 3: Với bộ xương còn nguyên, dính liền thịt và máu, nối lại với gân.
*Giai đoạn 4: Với bộ xương còn nguyên, không còn thịt nhưng còn dính máu, nối lại với gân.
*Giai đoạn 5: Với bộ xương còn nguyên, không còn thịt không còn máu, nối lại với gân.
*Giai đoạn 6: Với bộ xương không còn dính liền nhau, rải rác nơi này nơi khác, đây là xương tay, xương chân, xương mắt cá, xương ống quyển, xương đùi, xương mông, xương sườn, xương sống, xương vai, xương cổ, xương cằm, răng, xương sọ.
*Giai đoạn 7: Chỉ còn là đống xương đã biến thành màu trắng vỏ ốc.
*Giai đoạn 8: Chỉ còn trơ trọi một mớ xương tàn rụi- vỡ vụn sau một năm.
*Giai đoạn 9: Chỉ còn là mớ xương rã nát thành bột.
Rồi ngay chính bản thân đây cũng được quán xét tương tự: bản chất của thân là như vậy, sẽ trở thành như vậy, không trốn thoát đâu được.
Như thế, hành gỉa sống:
– Quán thân nơi thân bên trong, hoặc quán thân nơi thân bên ngoài, hoặc quán thân nơi thân bên trong lẫn bên ngoài.
– Quán những gì sinh khởi nơi thân, hoặc quán những gì ngưng diệt nơi thân, hoặc quán những gì sinh khởi lẫn ngưng diệt nơi thân.
 Ngay thân đây, chánh niệm được thiết lập. Cho đến mức độ chỉ còn thuần hiểu biết và thuần chánh niệm, sống độc lập, không dính mắc bất cứ những gì của thế gian. Này chúng Tăng, đó là hành gỉa sống quán thân như thân.

(2) Quán Thọ Như Thọ

Như thế nào chúng Tăng, hành gỉa sống quán thọ như thọ?
Nơi đây, hành gỉa:
(1) Với cảm giác an lạc, biết rõ đang có cảm giác an lạc.
(2) Với cảm giác khổ đau, biết rõ đang có cảm giác khổ đau.
(3) Với cảm giác vô khổ- vô lạc, biết rõ đang có cảm giác vô khổ- vô lạc.
(4) Với cảm giác lạc nhục dục, biết rõ đang có cảm giác lạc nhục dục.
(5) Với cảm giác khổ nhục dục, biết rõ đang có cảm giác khổ nhục dục.
(6) Với cảm giác vô khổ- vô lạc nhục dục, biết rõ đang có cảm giác vô khổ- vô lạc nhục dục.
(7) Với cảm giác lạc tinh thần, biết rõ đang có cảm giác lạc tinh thần.
(8) Với cảm giác khổ tinh thần, biết rõ đang có cảm giác khổ tinh thần.
(9) Với cảm giác vô khổ- vô lạc tinh thần, biết rõ đang có cảm giác vô khổ- vô lạc tinh thần.
Như thế, hành gỉa:

– Sống quán thọ nơi thọ bên trong, hoặc sống quán thọ nơi thọ bên ngoài, hoặc sống quán thọ nơi thọ bên trong lẫn bên ngoài.
– Sống quán những gì sinh khởi nơi thọ, hoặc sống quán những gì ngưng diệt nơi thọ, hoặc sống quán những gì sinh khởi lẫn ngưng diệt nơi thọ.
 Ngay thọ đây, chánh niệm được thiết lập. Cho đến mức độ chỉ còn thuần hiểu biết và thuần chánh niệm, sống độc lập, không dính mắc bất cứ những gì của thế gian. Này chúng Tăng, đó là hành gỉa sống quán thọ như thọ.

(3) Quán Tâm Như Tâm

Như thế nào chúng Tăng, hành gỉa sống quán tâm như tâm?
Nơi đây, hành gỉa:
(1) Khi tâm có tham, biết rõ tâm đang tham. Khi tâm không tham, biết rõ tâm không tham.
(2) Khi tâm có sân, biết rõ tâm đang sân. Khi tâm không sân, biết rõ tâm không sân.
(3) Khi tâm có si, biết rõ tâm đang si. Khi tâm không si, biết rõ tâm không si.
(4) Khi tâm tập trung, biết rõ tâm tập trung. Khi tâm phân tán, biết rõ tâm phân tán.
(5) Khi tâm phóng khoáng, biết rõ tâm phóng khoáng. Khi tâm không phóng khoáng, biết rõ tâm không phóng khoáng.
(6) Khi tâm vượt thượng, biết rõ tâm vượt thượng. Khi tâm vô thượng, biết rõ tâm vô thượng.
(7) Khi tâm tĩnh định, biết rõ tâm tĩnh định. Khi tâm không tĩnh định, biết rõ tâm không tĩnh định.
(8) Khi tâm giải thoát, biết rõ tâm giải thoát. Khi tâm không giải thoát, biết rõ tâm không giải thoát.
Như thế, hành gỉa:
– Sống quán tâm nơi tâm bên trong, hoặc sống quán tâm nơi tâm bên ngoài, hoặc sống quán tâm nơi tâm bên trong lẫn bên ngoài.
– Sống quán những gì sinh khởi nơi tâm, hoặc sống quán những gì ngưng diệt nơi tâm, hoặc sống quán những gì sinh khởi lẫn ngưng diệt nơi tâm.
– Ngay tâm đây, chánh niệm được thiết lập. Cho đến mức độ chỉ còn thuần hiểu biết và thuần chánh niệm, sống độc lập, không dính mắc bất cứ những gì của thế gian. Này chúng Tăng, đó là hành gỉa sống quán tâm như tâm.

(4) Quán Pháp Như Pháp

Như thế nào chúng Tăng, hành gỉa sống quán pháp như pháp?
Nơi đây, hành gỉa:

4.1 Quán pháp qua 5 chướng ngại (triền cái)
Nơi đây, hành gỉa: sống quán pháp qua 5 chướng ngại.
Như thế nào là sống quán pháp nơi pháp qua 5 chướng ngại?
–* Khi nội tại có tham, biết rõ nột tại đang tham. Khi nội tại không tham, biết rõ nội tại đang không tham. Với tham chưa sinh nay phát sinh- biết rõ. Với tham đã sinh khởi nay được đoạn trừ- biết rõ. Với tham đã đoạn trừ sẽ không còn phát sinh về sau- biết rõ.
–* Khi nội tại có sân… buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ, biết rõ nội tại đang sân… buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ. Khi nội tại không sân… buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ, biết rõ nội tại đang không sân… buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ. Với sân … buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ chưa sinh nay phát sinh- biết rõ. Với sân … buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ đã sinh khởi nay được đoạn trừ- biết rõ. Với sân … buồn ngủ/dã dượi… xao lãng/hối tiếc… nghi ngờ đã đoạn trừ sẽ không còn phát sinh về sau- biết rõ.

4.2 Quán pháp qua 5 uẩn (thủ uẩn- dính mắc)
Này nữa chúng Tăng, hành gỉa sống quán pháp qua 5 uẩn.
Như thế nào là sống quán pháp nơi pháp qua 5 uẩn?
Nơi đây, hành giả biết rõ:
– Đây là sắc (sắc thân: đất- nước- gió- lửa), đây là sắc khởi sinh, đây là sắc ngưng diệt.
– Đây là thọ (lạc, khổ, bất khổ bất lạc), đây là thọ khởi sinh, đây là thọ ngưng diệt.
– Đây là tưởng (nhớ về quá khứ- hiện tại- vị lai) , đây là tưởng khởi sinh, đây là tưởng ngưng diệt.
– Đây là hành (ý hành- khẩu hành- thân hành), đây là hành khởi sinh, đây là hành ngưng diệt.
– Đây là thức (nhãn-nhĩ-tỉ-thiệt-thân-ý thức), đây là thức khởi sinh, đây là thức ngưng diệt.

4.3 Quán pháp qua 6 nội-ngoại xứ giác quan (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, dính mắc với sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp)
Này nữa chúng Tăng, hành gỉa sống quán pháp qua 6 nội-ngoại xứ giác quan.
Như thế nào là sống quán pháp qua 6 nội-ngoại xứ?
Hành gỉa biết rõ mắt với sắc, tai với âm thanh, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc, tâm với pháp, do đó:
– Biết rõ kiết sử khởi sinh từ sự tương tác giữa các
 đôi cặp này.
– Biết rõ kiết sử chưa sinh nay khởi sinh.
– Biết rõ kiết sử đã sinh khởi
 nay được đoạn trừ.
– Biết rõ kiết sử đã được đoạn trừ sẽ không còn phát sinh về sau.

4.4 Quán pháp qua 7 giác chi – 7 yếu tố dẫn đến giác ngộ
Này nữa chúng Tăng, hành gỉa sống quán pháp qua 7 giác chi.
Như thế nào là sống quán pháp qua 7 giác chi?
–* Khi nội tại có (1) niệm (chánh niệm) giác chi, biết rõ nột tại đang có niệm giác chi. Khi nội tại không có niệm giác chi, biết rõ nội tại đang không có niệm giác chi. Với niệm giác chi chưa sinh nay sinh khởi– biết rõ. Với niệm giác chi đã sinh nay được phát triển-nỗ lực tinh tấn tu tập viên thành- biết rõ.
–* Khi nội tại có (2) pháp trạch (tìm hiểu-học pháp) giác chi … (3) tinh tấn giác chi … (4) hỉ giác chi … (5) tĩnh (tĩnh lặng) giác chi … (6) định giác chi … (7) xả giác chi, biết rõ nột tại đang có pháp trạch giác chi … tinh tấn giác chi … hỉ giác chi … tĩnh giác chi … định giác chi … xả giác chi. Khi nội tại không có pháp trạch giác chi … tinh tấn giác chi … hỉ giác chi … tĩnh giác chi … định giác chi … xả giác chi, biết rõ nột tại đang không có pháp trạch giác chi … tinh tấn giác chi … hỉ giác chi … tĩnh giác chi … định giác chi … xả giác chi.
Với pháp trạch giác chi … tinh tấn giác chi … hỉ giác chi … tĩnh giác chi … định giác chi … xả giác chi chưa sinh nay sinh khởi- biết rõ. Với pháp trạch giác chi … tinh tấn giác chi … hỉ giác chi … tĩnh giác chi … định giác chi … xả giác chi đã sinh nay được phát triển- nỗ lực tinh tấn tu tập viên thành- biết rõ.

4.5 Quán pháp qua 4 Thánh đế (4 Sự thật cao thượng)

Này nữa chúng Tăng, hành gỉa sống quán pháp qua 4 Thánh đế.
Như thế nào là sống quán pháp nơi pháp qua 4 Thánh đế?
Nơi đây hành gỉa:
(1*). Đây là khổ, biết rõ như thật.
(2*). Đây là khổ khởi sinh (tập khởi), biết rõ như thật.
(3*). Đây là khổ ngưng diệt, biết rõ như thật.
(4*). Đây là phương châm- đạo lộ dẫn đến diệt khổ (ThánhBátĐạo), biết rõ như thật.
ThánhBátĐạo (ariya aṭṭhaṅgika magga):
(1) ChánhKiến: khổ-tập-diệt-đạo
(2) ChánhTưDuy: vô tham- vô sân- vô hại
(3) ChánhNgữ: tránh nói lào-nói xấu-nói ác-nói xàm
(4) ChánhNghiệp: sinh sống với những nghề nghiệp thiện lành, tránh sát sanh-trộm cướp-tà dâm-nói láo- rượu thuốc.
(5) ChánhMạng: làm điều lành tránh điều dữ
(6) ChánhTinhTấn: ngăn ác- diệt ác- sinh thiện- tăng trưởng thiện
(7) ChánhNiêm: tu tập BốnNiệmXứ với 4 phép quán Thân-Thọ-Tâm-Pháp
(8) ChánhĐịnh: tu tập 4 sắc thiền (NhấtThiền- NhịThiền-TamThiền-TứThiền) như ở phần cuối Kinh ThânHànhNiệm ThựcHành MN.119.

*Nhất thiền :
Hành gỉa ly dục- ly bất thiện pháp, với tầm với tứ (hơi thở- hít vào thở ra) cùng nguồn hỷ lạc từ ly dục, nhập trú trong Nhất thiền. Cảm nhận nguồn hỉ lạc từ ly dục thấm nhập- lan tỏa- tràn đầy khắp châu thân.
Ví như có người nhồi bột giặt với nước, thấm nhuấn với nước, trộn đều với nước, lấp đầy, lan tỏa với nước. Tương tự, hành giả thấm nhuần, tẩm ướt, lấp đầy, lan tỏa khắp thân thể với niềm hỷ và lạc từ ly dục qua Nhất thiền chánh định.
*Nhị thiền:
Hành giả từ bỏ tầm và tứ, nội tĩnh- nhất tâm, không tầm không tứ, với nguồn hỷ lạc từ thiền định thấm nhập- lan tỏa- tràn đầy khắp châu thân.
Giả sử có một hồ nước trong xanh được cung cấp từ giếng suối phun từ bên trong, nước trong mát phun ra thấm nhuần, trộn đều, lấp đầy, lan tỏa khắp hồ nước. Cũng như vậy, hành giả thấm nhuần, tẩm ướt, lấp đầy, lan tỏa khắp thân thể với nguòn hỷ và lạc từ thiền định qua Nhị thiền chánh định.
*Tam thiền:
Hành giả từ bỏ hỉ, sống buông xả, chánh niệm tỉnh giác, nguồn an lạc được cảm thọ qua thân như Thánh nhân tuyên bố “Sống buông xả- chánh niệm- an lạc”, nhập trú trong Tam thiền. Nguồn an lạc thấm nhập- lan tỏa- tràn đầy khắp châu thân.
Ví như các loại cây sen súng sinh sống trong đầm nước tươi mát, từ rễ đến ngọn đều được thấm nhuần, tẩm uớt, lấp đầy, lan tỏa với nước tươi mát. Tương tự, hành giả thấm nhuần, tẩm ướt, lấp đầy, lan tỏa khắp thân thể với nguồn an lạc (không còn hỳ) qua Tam thiền chánh định.
*Tứ thiền:
Hành giả từ bỏ lạc- từ bỏ khổ, cùng với đoạn diệt những vui buồn từ trước, dứt khổ- dứt lạc, buông xả- chánh niệm- thanh tịnh, trú nhập trong Tứ thiền. Nguồn tâm trong sáng-thuần khiết-thanh tịnh thấm nhập- lan tỏa- tràn đầy khắp châu thân.
Giả sử như có người trùm khắp- che kín thân từ đầu đến chân mốt tấm vải trắng. Tương tự như vậy, hành giả thấm nhuần- lan tỏa- tràn đầy khắp thân thể với nguồn tâm trong sáng- thuần khiết- thanh tịnh qua Tứ thiền chánh định.

Như thế, hành gỉa:
– Sống quán pháp bên trong, hoặc sống quán pháp bên ngoài, hoặc sống quán pháp bên trong lẫn bên ngoài.
– Sống quán những gì sinh khởi nơi pháp, hoặc sống quán những gì ngưng diệt nơi pháp, hoặc sống quán những gì sinh khởi lẫn ngưng diệt nơi pháp.
– Ngay pháp đây, chánh niệm được thiết lập. Cho đến mức độ chỉ còn thuần trí tuê và thuần chánh niệm, sống độc lập, không dính mắc bất cứ những gì của thế gian. Này chúng Tăng, đó là hành gỉa sống quán pháp như pháp.

PHẦN THÀNH QỦA

–* Này chúng tăng, hành gỉa nào thực hành BốnNiệmXứ theo phương thức này trong vòng 7 năm, có thể kỳ vọng chứng đạt một trong hai quả vị: hoặc là (1) toàn tri – qủa vị ALaHán (đạt niết bàn giải thoát ngay trong đời sống hiện tại, ra khỏi luân hồi sinh tử), (2) hoặc nếu còn sót lại chút dính mắc (upādisese) sẽ chứng qủa vị BấtLai- ANaHàm (Anāgāmī- được hóa sanh về cõi Tịnh Cư Thiên- Suddhavāsa Deva, hưởng thọ mạng rất bền lâu trong nhiều ngàn vĩnh kiếp (kappa), nhan sắc tốt tươi xinh đẹp, với nhiều công đức, tiếp tục con đường ALaHán qủa).

–* không cần phải mất 7 năm, hành gỉa nào thực hành BốnNiệmXứ theo phương thức này trong vòng 6 năm, hoặc 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm, 1 năm …

–* không cần phải mất 1 năm, hành gỉa nào thực hành BốnNiệmXứ theo phương thức này trong vòng 7 tháng…

–* không cần phải mất 7 tháng, hành gỉa nào thực hành Bốn Niệm Xứ theo phương thức này trong vòng 6 tháng, hoặc 5 tháng, 4 tháng, 3 tháng, 2 tháng, 1 tháng, nửa tháng …

–* không cần phải mất nửa tháng, hành gỉa nào thực hành BốnNiệmXứ theo phương thức này chỉ trong vòng 7 ngày, có thể kỳ vọng chứng đạt một trong hai quả vị: hoặc là (1) toàn tri- qủa vị ALaHán (đạt niết bàn giải thoát ngay trong đời sống hiện tại, ra khỏi luân hồi sinh tử), (2) hoặc nếu còn sót lại chút dính mắc sẽ chứng qủa vị BấtLai- ANaHàm (Anāgāmī- được hóa sanh về cõi Tịnh Cư Thiên hưởng thọ mạng rất bền lâu trong nhiều ngàn vĩnh kiếp (kappa), nhan sắc tốt tươi xinh đẹp, với nhiều công đức, tiếp tục con đường ALaHán qủa).

Đây là những điều Đức Phật đã giảng thuyết. Chúng Tăng hoan hỷ, tri ân lời dạy của Ngài