Sunday, June 4, 2023

Xin hỏi sự khác nhau của đề mục hơi thở trong thiền định và đề mục hơi thở trong thiền quán?


 1-Hỏi: Xin hỏi sự khác nhau của đề mục hơi thở trong thiền định và đề mục hơi thở trong thiền quán?

Đáp:
A) TRƯỜNG HỢP HƠI THỞ LÀM ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH (SAMATHA) có 5 giai đoạn: Tưởng tri -> Tầm -> Tứ -> Hỷ -> Lạc -> Nhất tâm.


(1) Tưởng tri: Tâm sở Tưởng nhớ về khái niệm “hơi thở” nơi đầu mũi.


(2) Tầm: Tâm sở Tầm hướng đến đầu mũi và xác định một điểm xúc chạm “duy nhất” của hơi thở nơi đầu mũi.


(3) Tứ: Tâm sở Tứ làm nổi bật điểm xúc chạm “duy nhất” này cho đến khi “quang tướng” của hơi thở xuất hiện.


(4) Hỷ: Tám sở Hỷ (cảm giác trên thân) khi thấy “quang tướng” hơi thở (1 trong 5 hỷ sẽ xuất hiện là tiểu hỷ, đản hỷ, ba hỷ, khinh hỷ, và biến mãn hỷ.


(5) Lạc: Cảm giác trên tâm khi “quang tướng” của hơi thở xuất hiện.


(6) Nhất tâm: Tâm sở Nhất điểm (tâm sở Định) chú tâm trên “quang tướng” của hơi thở.


(B) TRƯỜNG HỢP HƠI THỞ LÀM ĐỀ MỤC THIỀN QUÁN (VIPASSANA) (Tứ Niệm Xứ) có 3 giai đoạn: Tưởng tri -> Thức tri -> Tuệ tri


(1) Tưởng tri: Tâm Tưởng nhớ về khái niệm “hơi thở” nơi đầu mũi.


(2) Thức tri: Tâm thức (thân thức) nhận biết sự đụng chạm của hơi thở nơi đầu mũi. Sự đụng chạm này liên tục thay đổi lúc có lúc mất mỗi khi hơi thở vào, ra và vị trí xúc chạm cũng thay đổi theo.


(3) Tuệ tri: Tâm sở Tinh tấn cần phải sinh lên liên tục để duy trì sự chú ý của thân Thức mỗi khi có sự đụng chạm với hơi thở nơi đầu mũi. Tâm sở Chánh niệm sinh lên để quan sát trọn vẹn sự đụng chạm này mỗi khi hơi thở đi vào và hơi thở đi ra liên tục cùng tâm sở Tinh tấn. Tâm sở trí Tuệ (tỉnh giác) sinh lên theo để thấy biết sự vô thường (thay đổi liên tục), khổ (áp lực để thay đổi), vô ngã (không theo ý muốn) mỗi khi hơi thở vào, hơi thở ra.


Tâm sở:

Đề cập 3 khía cạnh triết lý, tâm lý, đạo đức khi bàn đến những gì hiện hữu (sa. bhava): Tâm (sa. citta), Tâm sở và Sắc (sa. rūpa). Tâm sở bao gồm Thọ (sa. vedanā), Tưởng (sa. saṃjñā) và 50 Hành (sa. saṃskāra), tổng cộng là 52 tâm sở. Trong số này, 25 có tính chất tốt lành (thiện và trung tính về phương diện nghiệp), 14 là Bất thiện (sa. akuśala) còn 13 bất định, nghĩa là có thể thiện, bất thiện hay trung tính tuỳ thuộc vào tâm (thức) mà chúng tương ưng.