1. Chuyện kể
rằng có người nghèo nọ, do làm việc gì cũng không thành công, sinh lòng uất ức
liền chạy đến khóc than với Đức Phật: “Duyên cớ làm sao mà con làm việc gì cũng
không thành ạ?”
Đức Phật trả
lời: “Đó là vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người kia
đáp: “Nhưng con nghèo khó như vậy, tiền mình còn không có thì biết bố thí cho
ai!”
Đức Phật mới
từ tốn dạy: “Một người cho dù hoàn toàn không có gì, vẫn có thể cho người khác
7 thứ”.
2. Thứ nhất,
Nhan thí – cho nét mặt: Dù không có gì nhưng ai cũng có nụ cười, thái độ niềm nở,
đều có thể đem cho những người mà mình gặp hàng ngày.
Thứ hai,
Ngôn thí – cho lời nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lúc nào chúng ta cũng có thể
lựa lời nói những điều ấm áp, động viên người khác, khiến họ cảm thấy được an ủi,
vỗ về.
Thứ ba, Tâm
thí – cho tấm lòng: Tấm lòng cũng chẳng tốn đồng nào, chỉ cần có cái tâm rộng mở,
đối xử với mọi người chân thành, trung thực, thế cũng là đã cho đi rất nhiều rồi.
Thứ tư, Nhãn
thí – cho ánh mắt: Dùng cái nhìn thiện ý, động viên có thể khiến một ngày của
ai đó trở nên tốt đẹp hơn. Không phải bạn cũng từng ít nhất một lần cảm thấy phấn
chấn hơn chỉ với một ánh mắt sao?
Thứ năm,
Thân thí – cho hành động: Những hành động nhân ái, giúp đỡ người khác đôi khi
còn giá trị hơn cả tiền bạc.
Thứ sáu, Tọa
thí – cho chỗ ngồi: Khi đi tàu, xe hay thuyền, hãy nhường chỗ ngồi của mình cho
người cần.
Phòng thí –
cho nơi ở: Phòng ở còn trống, không dùng đến có thể cho người khác vào nghỉ
ngơi.
3. Bố thí có
rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất vẫn là có chân tình và cái tâm lương thiện,
thì dù là bất cứ ai, sang hay hèn, đều có thể làm được. Những người vẫn đang
hàng ngày đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, thực chất cũng là một dạng bố thí.
Không nên hiểu bố thí theo nghĩa thương hại tiêu cực, mà bố thí ở đây nghĩa là
cho đi, cho những cái mình có cho ai cần nó.
4. Nhiều người
hay than thở sao mình cố gắng quá nhiều mà vận may chẳng đến, nghèo vẫn hoàn
nghèo. Nếu cứ nghĩ mình đang làm thân trâu ngựa, phải trả nợ cho ai, thì chính
là đang ôm bụng khí oán giận, cả đời không hết khổ. Còn nếu nghĩ là đang bố
thí, cho đi, thì sẽ cảm thấy ấm áp, thoải mái yên lành. Yên lành rồi mới có thể
giác ngộ mà thành công.
5. Việc nhà
cửa vất vả, muôn vàn lo toan, nếu cứ nghĩ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ sẽ chỉ
thêm mệt mỏi; nhưng nếu nghĩ đó là đang bố thí trong gia đình, đang cho đi để
những người mình yêu thương được vui vẻ, thì sẽ thấy đó là việc làm tự do tự tại,
dễ chịu, vui vẻ. Bố thí, có thể trước mắt chưa thấy quyền lợi gì, nhưng quả của
nó sớm muộn rồi cũng đến.
6. Bình thường
cứ nghĩ bố thí là phải cho tiền ai đó nghèo khổ, phải đến trước cổng chùa phổ độ
chúng sinh, bỏ tiền vào hòm công đức. Nhưng thực tế, đó mới chỉ là một mặt của
vấn đề. Bố thí bằng tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, chứ chưa “tới”, chưa “đủ”. Biết
bố thí và tạo phước cho người, thì cả hai đều có đức.