THIỀN QUÁN PHẢN CHIẾU
1- Đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng thiền quán
2- Sử dụng nội quán, từ lúc này đến lúc khác kiểm soát để thấy tâm thức chúng ta có trụ trên đối tượng hay không.
3- Khi chúng ta thấy rằng sự tập trung của chúng ta bị lạc lối, hãy gợi lại đối tượng và đặt tâm thức chúng ta trở lại trên ấy thường xuyên nhất khi cần đến.
Trong
cách này chúng ta sẽ
phát triển
những khả năng của chánh niệm và nội quán.
Áp Dụng Phương Pháp Điều Chỉnh
Khi qua nội quán chúng ta nhận ra rằng tâm thức chúng ta đã đến dưới sự ảnh hưởng của phóng dật hay trạo cử hay chúng ta có một cảm giác rằng những điều này sắp sinh khởi, chúng ta cần áp dụng những phương pháp sửa chửa ngay lập tức. Chỉ chú ý với những vấn đề này thì không đủ nếu không làm mất tác dụng của chúng. Hãy nhớ rằng thất bại trong việc đưa vào thi hành những phương pháp điều chỉnh tự nó là một vấn đề, hãy chắc chắn thực hiện chúng đầy đủ. Đừng làm sai sót giả vờ rằng cả hai vấn đề này là không quan trọng hay chúng ta không có thể ngăn chúng lại.
Phương Pháp Điều Chỉnh Đối Với Phóng Dật
Phóng Dật có nghĩa là:
Buông
thả,
phóng túng, lười
nhác, không giữ
mình theo các pháp lành, cũng không có sự tinh tấn nỗ lực tu tập.
Trong
phóng dật,
điều làm
nên bởi sự rút lui nội tại quá mức, tâm thức trở nên quá lỏng lẻo, thiếu cường độ, sự căng thẳng yếu kém. Sự nặng nề của tâm thức và thân thể có thể đưa đến việc trở nên lỏng lẻo, là điều có thể đưa đến việc đánh mất đối tượng quán chiếu, giống như chúng ta rơi vào trong tối tăm; điều này ngay cả có thể làm biến thành giấc ngủ. Khi phóng dật bắt đầu xảy ra, cần thiết phải nâng cao tâm thức bằng việc làm nó căng thẳng hơn.
Nếu cần một kỷ năng xa hơn đến cường độ của tâm thức, làm sáng sủa hơn hay nâng cao đối tượng thiền quán hay chú ý cận kề hơn những chi tiết của nó; chú ý vòng cung những chân mày trên hình tượng Đức Phật nếu đấy là đối tượng của chúng ta. Nếu điều này không thành công, thế thì trong khi duy trì thiền quán, lìa đối tượng chú ý tạm thời và nghĩ về một đề mục làm cho chúng ta vui vẻ, chẳng hạn như những phẩm chất diệu kỳ của từ ái và bi mẫn, hay cơ hội tuyệt vời mà một đời sống của con người đã nhờ sự thực hành minh sát tuệ. Nếu điều này cũng không có hiệu quả và chúng ta vẫn bị phóng dật thô làm khó hay hôn trầm (ngủ gục), chúng ta có thể ngay cả rời buổi thiền quán và đi tới một nơi cao hơn, hay một vị trí với một phong cảnh rộng rãi. Những kỷ năng như vậy sẽ làm cho tâm thức của chúng ta nâng cao và sắc bén.
Phương Pháp Điều Chỉnh Đối Với Trạo Cử
Trạo cử là để chỉ trạng thái tâm và thân như khỉ vượn chuyền cành, không bao giờ chịu ở yên, luôn lay động và/hoặc suy nghĩ lung tung.
Trong
thời gian
khi tâm thức
chúng ta bị
kích thích và chúng ta đã cố gắng để làm thư giản sự căng thẳng của tâm thức, nhưng điều này không có hiệu quả, chúng ta cần một kỷ thuật xa hơn để rút lui sự trạo cử của tâm thức. Tại điểm này, làm đối tượng thấp hơn hình dung nó nặng nề hơn có thể hổ trợ. Nếu điều này không thành công, thế thì trong khi tiếp tục thiền tập, hãy rời đối tượng chú ý một cách tạm thời và nghĩ về một chủ đề làm cho chúng ta điềm đạm hơn, chẳng hạn như vô minh si ám gây ra khổ đau của vòng sinh tử luân hồi như thế nào bằng việc đặt chúng ta dưới ảnh hưởng của những cảm xúc tàn phá. Hay chúng ta có thể phản chiếu trên điều nhất định sẽ đến của cái chết. Cũng hữu ích để nghĩ về những bất lợi của đối tượng mà vì nó chúng ta đã lạc lối, và những tổn hại của chính sự xao lãng. Những phản chiếu như thế sẽ làm cho tính chất căng thẳng quá đáng của tâm thức lơi lõng một ít, làm cho chúng ta có thể duy trì tâm thức trên đối tượng quán chiếu. Khi điều ấy xảy ra, lập tức trở lại đối tượng ban đầu. Đôi khi, tôi thấy rằng nếu thời gian tập thiền của tôi giới hạn do bởi công việc phải làm, ý nghĩa khẩn trương này sẽ thúc đẩy sự nổ lực lớn hơn trong một cách làm mạnh mẽ chánh niệm.
Ngưng Những Phương Pháp Điều Chỉnh
Khi
chúng ta đã áp dụng
phương
pháp điều
chỉnh một cách thành công, điều quan trọng là chấm dứt việc áp dụng nó và trở lại sự chú ý hoàn toàn đến đối tượng thiền quán. Việc sử dụng quá mức những phương pháp đối trị đến phóng dật và trạo cử khi những khuyết điểm này đã được loại trừ tự nó sẽ làm đổ vở sự ổn định mà chúng ta đang tìm kiếm để đạt đến. Tại điểm này, điều thiết yếu để dừng lại việc áp dụng những phương pháp sửa chửa và chỉ trụ trên đối tượng, kiểm soát từ lúc này đến lúc khác để thấy hoặc là phóng dật hay trạo cử có sắp trổi dậy hay không.
Sau
này, khi chúng ta đã trở
nên thiện
xảo cao
độ trong
thiền quán
và không còn bất
cứ hiểm họa về việc trở nên quá lõng lẽo hay quá căng thẳng, ngay cả duy trì việc quan tâm về khả năng cần thiết để áp dụng những phương pháp điều chỉnh sẽ quấy rầy với việc phát triển nhất tâm bất loạn. Nhưng đừng dừng lại biểu hiện cảnh giác đến những vấn nạn này quá sớm.
Phóng Tâm – Hối Hận Là Pháp Chướng Ngại
1- Nhân sanh của phóng tâm-hối hận
Phóng
tâm-hối hận phát sanh do 2 nhân duyên là:
a)
Ayonisomanasikāra: Si mê không hiểu biết về danh pháp, sắc pháp, mà lầm lạc trong những câu chuyện phóng tâm, những điều hối hận ở quá khứ.
b) Tâm
không vắng
lặng,
không an trú trong đối
tượng.
Phóng tâm: Khiến tâm nghĩ chưa hết chuyện này, đã sang chuyện khác, không tự chủ được.
Hối hận: Khiến tâm hối hận việc thiện không làm, mà đã làm việc ác.
Khi Tỳ khưu có ayonisomanasikāra: Si mê lầm lạc trong những câu chuyện phóng tâm, những điều hối hận ở quá khứ ấy, nên phát sanh phóng tâm-hối hận.
Như Ðức Phật dạy rằng:
"Này
chư Tỳ khưu, Tỳ khưu có tâm không vắng lặng, có ayoniso-manasikāra: si mê lầm lạc trong những chuyện phóng tâm, những điều hối hận ở quá khứ ấy, làm nhân duyên phát sanh phóng tâm-hối hận; hoặc phóng tâm-hối hận đã phát sanh rồi, thì càng phát triển".
2- Nhân diệt của phóng tâm-hối hận
Phóng tâm-hối hận bị diệt do 2 nhân duyên là:
a) Yonisomanasikāra: Trí tuệ hiểu đúng theo 4 trạng thái của tất cả danh pháp, sắc pháp trong tam giới là: vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.
b) Tâm
vắng lặng, an trụ ở đối tượng.
Khi Tỳ khưu có yonisomanasikāra: Trí tuệ hiểu biết rõ tâm vắng lặng, an trụ ở đối tượng ấy, nên diệt được phóng tâm-hối hận.
Như Ðức Phật dạy rằng:
"Này
chư Tỳ khưu, Tỳ khưu có tâm vắng lặng, an trụ ở đối tượng; có yonisomanasikāra: trí tuệ hiểu rõ tâm vắng lặng, an trụ ở đối tượng ấy, làm nhân duyên không phát sanh phóng tâm-hối hận; hoặc phóng tâm-hối hận đã phát sanh rồi, thì bị diệt".
* Pháp để diệt phóng tâm-hối hận.
Ngoài
ra, còn có 6 pháp có thể
diệt
phóng tâm-hối
hận là:
1- Học nhiều hiểu rộng, là người thông hiểu Tam tạng, Chú giải. Ðó là pháp có thể diệt được phóng tâm-hối hận.
2- Học hỏi, tìm hiểu, thế nào là thiện pháp, thế nào là bất thiện pháp, thế nào là pháp nên hành, thế nào là pháp không nên hành.... Ðó là pháp có
thể diệt được phóng tâm-hối hận.
3-
Thông hiểu
rành rẽ Luật tạng, biết rõ phạm giới, không phạm giới, nên hành, không nên hành,.... Ðó là pháp
có thể diệt được phóng tâm-hối hận.
4- Gần gũi, thân cận bậc Trưởng lão thông thạo Tam tạng để học hỏi. Ðó là pháp có thể diệt được phóng tâm-hối hận.
5- Có
bạn
lành, bậc
Thầy khả kính nương nhờ để học và hành. Ðó là pháp có thể diệt được phóng tâm-hối hận.
6- Nói
lời thuận lợi, nói điều nên hành, điều không nên hành.... Ðó là pháp có thể diệt được phóng tâm-hối hận.
Thật ra, phóng tâm bị diệt đoạn tuyệt được bằng Arahán Thánh Ðạo Tuệ và hối hận bị diệt đoạn tuyệt được bằng Bất Lai Thánh Ðạo Tuệ. Bậc Thánh Arahán hoàn toàn không còn phóng tâm,
và bậc
Thánh Bất
Lai hoàn toàn không còn hối hận.
Sở dĩ 2 tâm sở phóng tâm và hối hận đi đôi với nhau, là vì 2 tâm sở này đều có trạng thái không vắng lặng, không an trụ trong đối tượng.