Friday, May 29, 2015

'Bình dân': 3 thái độ sai lầm thường gặp





Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chính pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu, nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu đạt nổi.

http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/red.pngTrích từ ấn phẩm Phật giáo trong mạch sống dân tộc của Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Người bình dân thời giờ hiếm hoi, tâm hồn bình dị, làm sao hiểu thấu được những lẽ siêu thoát của Phật dạy. Do đó, họ có những tin hiểu sai lầm như sau:

1. Thiên hình thức nghi lễ
Người bình dân đến với Phật giáo chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Qui y là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Cho nên trong gia đình có đứa bé ấm đầu là chạy thỉnh thầy trụ trì về nhà cầu an. Nếu trong thân quyến có tang, đến ngày tuần thất thì thỉnh thầy về nhà tụng kinh suốt đêm. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn.

Đi chùa những ngày sóc, ngày vọng để cúng kính lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm tu hành rất giản dị, ai thường cúng kính là người đó tu nhiều. Ông thầy trụ trì nào thường tổ chức cầu an, cầu siêu, cúng cô hồn, cúng sao... là ông thầy ấy tu hành tinh tấn. Người phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ cho là người phật tử thuần thành chân chính. Xuất tiền in kinh ấn tống thì chọn ròng rặt các nghi thức cầu an, cầu siêu, kinh Tam Bảo, Địa Tạng v.v... Nếu ai giới thiệu ấn tống quyển “Lịch sử Phật giáo” cần thiết hoặc “Những bài giảng” có giá trị thì họ lắc đầu từ chối, bảo rằng: “Ấn tống sách đó thì ít phước!” Bởi nhận định này nên Phật giáo càng ngày càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.

2. Tin Phật như vị thần linh
Người bình dân đến với đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm giác ngộ. Người ta nghĩ rằng: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ cho. Vì vậy ngày bình không cần đến chùa, chờ khi cần cầu xin một việc gì mới mang hương đăng đến chùa cầu nguyện. Thật là:
Hữu tật thì bái tứ phương,
Vô tật đồng hương chẳng mất.
hoặc:
Nghiêng vai ngửa vái Phật trời,
Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. Hết linh ứng thì họ bỏ không theo nữa, dù Phật cũng thế. Do đó, trong dân gian những cốt Cô, cốt Cậu đều được phật tử tín ngưỡng qui y. Vì những Cô, Cậu ấy đã báo cho họ biết những tai nạn sắp đến và đã cho bùa chú để họ dán trong nhà khiến con cháu mạnh giỏi, làm ăn phát đạt. Niềm tin Phật như vậy, họ rất dễ tin mà cũng rất dễ bỏ, nếu một sở nguyện được thành, hoặc không toại nguyện.

3. Tin Phật qua những hình thức tà giáo
Có những người đến với Phật, không do hiểu Phật pháp mà nhờ ông Đồng, bà Cốt mách phải qui y Phật sẽ khỏi tai nạn chẳng hạn, họ liền đến chùa xin qui y. Hoặc có người do xin xăm hay bói quẻ, trong xăm quẻ dạy theo Phật hay thờ Phật thì mọi sự an lành..., họ liền phát nguyện qui y Phật. Hoặc vị trụ trì có học bùa chú trừ ma ếm quỉ, người có con bệnh đến nhờ thầy trị chữa, nếu con lành bệnh liền xin qui y Phật...

Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thursday, May 28, 2015

Chậm lại




Ngoài đèn đỏ để dừng lại, đèn xanh để bước đi, đèn đường còn dành đèn vàng cho khách bộ hành bước chậm. Cuộc sống hối hả đôi khi cũng cần lắm những khoảnh khắc sống chậm lại để không bỏ lỡ thời khắc của hạnh phúc.

Chậm lại là khi đôi môi không vội thốt ra những lời làm tổn thương đối phương trong một cơn nóng giận, mà tự chiêm nghiệm chính mình để không vô tình cứa một vết vào hai chữ yêu thương.

Chậm lại là khi ta đang băng qua đường chợt nhìn thấy một cụ già hom hem đang tần ngần đứng bên mép đường mà chẳng dám bước sang. Có thể sẽ trễ mất vài giây, nhưng con tim bạn sẽ khẽ mỉm cười…

Chậm lại là khi đừng vội phán xét một người luôn lạnh lùng, kiêu ngạo là khó ưa, hãy quan sát và lắng nghe, có đôi khi vẻ bề ngoài chỉ để ẩn giấu một tâm hồn cô đơn, cần sự chia sẻ.

Có đôi khi chỉ cần đừng bước quá mau và ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy được đôi mắt ngấn lệ của mẹ và nụ cười trìu mến của cha vào giây phút chia xa. Để nhớ, để khắc ghi vào tim một bến bờ luôn dang tay chào đón ta lỡ mai sau vấp ngã.

Hãy bước chậm lại để thận trọng và không cuốn mình vào những vòng xoáy cám dỗ. Bởi cha mẹ có thể chờ đợi ngần ấy năm để nhìn ta lớn, vậy tại sao bản thân ta không bước chậm lại để trân trọng chính bản thân mình?

st

Monday, May 25, 2015

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn




Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

Đừng quyết đinh khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui !
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.


Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.
Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta
Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).


Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

(trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !)

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.


Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.


Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.

Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.


Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.
( Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay nhưng người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60)…

Sunday, May 24, 2015

9 LÝ DO VÌ SAO TA NÊN LƯỜI BIẾNG smile emoticon




1.Bạn sẽ bị so sánh "lười như heo" hoặc "lười như gấu": hãy bình tĩnh đón nhận, đó là những con thú rất đáng yêu !

2.Bạn cứ nằm lì trong nhà đi, gấu chả bao giờ tấn công con người trong lúc họ đang ngủ !

3.Tình bạn, tình yêu sẽ luôn bền vững vì bạn quá lười để tìm kiếm người mới.

4.Chạy bộ là môn mệt đổ mồ hôi hoáng, nằm ngủ thích hơn !

5."Tôi sẽ chọn những người lười cho một việc khó, bởi vì họ luôn tìm được cách dễ nhất" , Bill Gates sẽ tuyển dụng bạn !

6."Lười biếng" là một định nghĩa bóng gió của từ "hiệu quả".

7.Hàng năm có cả triệu cái chết liên quan đến vận động quá sức !

8.Mỗi giây phút làm việc là mỗi giây phút bạn bỏ quên việc nựng nịu con yêu, thú cưng ...

9.Nếu bạn không chịu rửa chén bát, thể nào cũng có người rửa giúp bạn !

(st)

Saturday, May 23, 2015

Mong cầu.




Có thực sự cần thiết không?

Cuộc sống luôn bận rộn và hối hả, nên ít khi ta nhìn lại và tự hỏi những thứ vật chất mà ta đang mong cầu có thực sự cần thiết hay không? Ta đang thiếu thức ăn hay thèm muốn những món ăn hấp dẫn hơn? Ta đang thiếu đồ mặc hay đua đòi trang phục mới lạ hơn? Ta đang thiếu phương tiện di chuyển hay ao ước chiếc xe khác hiện đại hơn? Ta đang thiếu chỗ ở hay mơ tưởng một cơ ngơi sang trọng hơn? Ta chưa có công việc ổn định hay đang phấn đấu đạt mức thu nhập cao hơn để tiêu xài “mạnh tay” hơn?

Tiện nghi tinh thần cũng vậy, những thứ mà ta đang đặt ra có phải là nhu cầu bắt buộc không thể thiếu trong đời sống chăng? Nếu không có vóc dáng cao ráo hay khuôn mặt xinh xắn thì mọi người sẽ thiếu quý trọng ta chăng? Nếu không lấy được chứng chỉ đó, không lên được chức vị đó, không đạt được thành tích đó, thì ta không có giá trị chăng? Nếu không được người ấy hết mực chiều chuộng thì ta không thể yêu thương và hạnh phúc chăng? Nếu không cưới được người ấy thì ta không còn gì để  sống chăng?

Nhìn kỹ lại đi. Ta đang   mong cầu sự tiện nghi hơn, tức hưởng thụ nhiều hơn, chứ đâu phải ta đang thiếu thốn những điều kiện căn bản để sinh sống, phải không?

Ta luôn tin rằng những thứ mà ta muốn có chắc chắn phải “hơn” những thứ mà ta đang có. Thoải mái hơn, êm ái hơn, ngọt ngào hơn, hấp dẫn hơn, bay bổng hơn… đúng là những cảm giác có thật khi những mong cầu của ta đã trở thành sự thật. Thế nhưng, điều kỳ lạ mà ta lại ít quan tâm, đó là tại sao những cảm giác ấy tan biến quá nhanh, nhanh đến độ ta chẳng kịp nhận ra nó đã rời khỏi ta tự lúc nào. Trong ta chỉ còn lại ký ức nhỏ nhoi, chút dư âm nhạt nhòa, nhưng lại hình thành những nỗi tiếc nuối day dẳng.

Rồi ta cảm thấy bất an, thấy thiếu thốn, thấy cần phải cố gắng nắm bắt thêm những mục tiêu quan trọng khác nữa. Làm như ta đang chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất tài ba, cho một cuộc sống tốt đẹp đến mức hoàn hảo sắp diễn ra vậy. Nhưng sự thật là ta chưa từng thưởng thức cuộc sống ấy bao giờ cả, mặc dù nó đã diễn ra từ trước khi ta chuẩn bị cho nó nữa kìa. Ta tiêu tốn quá nhiều thời gian và năng lượng, nhưng rốt cuộc ta chỉ mới cố gắng sống chứ chưa thực sự sống. Sống một đời sống khó khăn đến như vậy sao?

Khi đặt ra những mong cầu, dĩ nhiên, ta luôn thấy những thứ ấy rất cần thiết, hoặc bây giờ chưa cần thì biết đâu ngày mai sẽ cần. Chỉ đoán vậy thôi, chứ làm sao ta dám chắc với những thứ sắp tích góp có thể  đảm bảo cho ta một cuộc sống an ổn và hạnh phúc hơn? Thực tại rành rành ra đó. Ta cũng đang sở hữu rất nhiều thứ mà ta đã từng ước mơ và dám đánh đổi bằng mọi giá để đạt được, nhưng sao ta vẫn chưa thấy hài lòng, thỏa mãn? Sao ta vẫn tin vào kiểu sống mong cầu, chờ đợi, hy vọng… ở tương lai?

Lắm lúc mệt mỏi, ta lui về một góc nhỏ và mơ hồ nhận ra rằng cuộc sống phải có cái gì đó tốt đẹp hơn, sâu sắc hơn. Nhưng rồi những suy nghĩ ấy cũng mau chóng tan biến như một làn khói mỏng, ta lại trở về thực trạng cũ: mong cầu, tranh đấu, mệt mỏi, bất an. Làm sao ta có thể dừng lại khi xung quanh ai ai cũng đang tranh thủ tích góp? Làm sao ta dám tin rằng nếu không tiếp tục tranh đấu để có thêm tiện nghi thì cuộc sống ta vẫn an ổn hay tốt đẹp hơn? Chẳng phải ngay từ trên ghế nhà trường ta đã được dạy rằng,“hạnh phúc là tranh đấu”đó sao? Xã hội vốn như vậy thì ta có thể làm khác hơn được sao?
Thêm hay bớt?

Suy gẫm sâu sắc một chút về cuộc sống, ta sẽ nhận ra một nguyên lý khá đơn giản: trong cái thêm luôn mang theo cái bớt và trong cái bớt luôn hàm chứa cái thêm. Nói cách khác, thêm cũng chính là bớt và bớt cũng chính là thêm. Vấn đề là thêm cái gì và bớt cái gì? Cái thêm vào có giá trị bằng cái bớt ra không? Thử tính lại bài toán đời mình xem?

Cái mất mát dễ nhận ra nhất trong cuộc tranh đấu cho cái gọi là mưu sinh, đó là ta đã tự biến mình trở thành kẻ-không-có-thời-gian. Lúc nào ta cũng bận rộn, đầu tắt mặt tối. Thời gian cho bản thân còn không có, nói gì đến những người thân xung quanh.
Kẻ-không-có-thời-gian cũng chính là kẻ-không-có- không-gian. Dành hết thời gian cho công việc là ta đã tự thu hẹp không gian sống của mình. Suốt ngày ta chỉ còn quanh quẩn trong phòng làm việc, trong chiếc máy tính, hay trong chiếc điện thoại bé xíu.

Kẻ-không-có-thời-gian-và-không-gian cũng chính là kẻ-không-có-tự-do. Càng bận rộn ta càng giới hạn những mối quan hệ mà ta thấy không cần thiết; càng thành đạt ta càng lo sợ và tránh xa những bạn bè mà ta nghĩ có thể sẽ lợi dụng mình; càng có quyền lực với mọi người ta càng bị tước đi quyền sống chân thật với chính mình.

Cái giá đắt nhất phải trả cho cuộc chạy đua kinh tế, chính là sự sa sút trầm trọng của phẩm chất tâm hồn. Sau mỗi mục tiêu đạt được, ta dễ căng thẳng và lo lắng hơn, dễ bực tức và nghi ngờ hơn, thiếu trung thực và nhiều chiêu thức hơn, thiếu cảm thông và nhiều đòi hỏi hơn. Đó là chưa kể đến những cú tuột dốc không phanh khi thua cuộc, khi thất bại, khi những ước mơ tan tành theo mây khói. Nỗi khổ của kẻ chiến bại còn nặng nề hơn nỗi khổ của kẻ nghèo đói gấp trăm ngàn lần. Bởi đó là nỗi khổ của một cái tôi.

Hưởng thụ tình cảm cũng vậy. Ta cũng vội vàng và thực dụng, cũng phải liều lĩnh đánh đổi những giá trị quý báu khác mới có thể “giật” về tay mình.

Yêu, đề tài được ca tụng nhiều nhất và cũng làm khổ con người nhiều nhất. Mà có lẽ, bây giờ yêu khổ hơn xưa nhiều. Chắc tại vì tình yêu bây giờ mang ý nghĩa khác. Yêu có thể chỉ để khỏa lấp nỗi cô đơn, muốn tìm một chỗ dựa dẫm, muốn được nếm trải những cảm xúc bay bổng, vậy thôi, nên không ít kẻ cam tâm tình nguyện làm nô lệ tình yêu.

Sai lầm căn bản của tình yêu là không biết rằng cho cũng chính là nhận, nên càng cho càng đòi hỏi được đáp trả nhiều hơn và càng nhận lại càng thấy thiếu thốn hơn. Mong cầu trong tình yêu là vô tận. Chấp nhận yêu là phải chấp nhận khổ, không nhiều thì ít. Yêu mà không khổ thì bị cho là thiếu chân thành – tức thiếu si mê – không phải là yêu nữa.

Mong cầu được công nhận, khen tặng, nể phục, tin tưởng, kính trọng… cũng mang tới những ràng buộc và khổ đau tương tự. Bản chất của chúng tuy không sâu nặng như tình yêu, nhưng cũng khiến ta mất nhiều thời gian, không gian, tự do, và không ngừng bị khuấy động phiền não. Cái khó là ta không thể nhận ra mặt trái của những nhu cầu ấy, vì chúng được đặc quyền có mặt nghiễm nhiên trong giá trị của một con người. Con người không có những nhu cầu ấy thì không có gì hứng thú để sống và phấn đấu vươn lên.

Những nhu cầu ấy, thực ra, chưa bao giờ lấp đầy nỗi cô đơn của con người. Nó chỉ mang tới những cảm giác sung sướng nhất thời, nhưng để lại những cơn nghiện rất đáng sợ. Đã không ít lần ta muốn trốn chạy vì nhận ra rằng, cuộc đời mình sẽ tốt đẹp hơn nếu không có nó; còn lệ thuộc vào những thứ bên ngoài là còn bị điều khiển, còn khổ đau. Nhưng, trớ trêu thay, làm sao thoát khỏi sự mong cầu khi ta vẫn còn là con người?

Làm sao để chấm dứt mọi mong cầu?

Nếu chỉ cần có những nhu cầu thiết yếu thôi thì bài toán về cuộc đời có lẽ đã có giải đáp từ lâu rồi. Nhưng khổ nỗi, khó ai biết được, khó ai chỉ bảo cho ai được, cái gì mới là thiết yếu, như thế nào mới là vừa đủ, đừng quá nhiều, đừng tham. Ranh giới giữa mong cầu và tham cầu trở nên nhập nhằng và đánh đố con người không rõ tự bao giờ?!

Mong muốn hôm nay là ngày đẹp trời – không quá nắng cũng không quá ảm đạm, ra đường không bị kẹt xe và lỡ vượt quá tốc độ thì không bị cảnh sát phát hiện, đến bưu điện không phải xếp hàng chờ đợi và giải quyết mọi chuyện chỉ trong chốc lát, tiệm hàng hiệu kia vẫn chưa đóng cửa và đôi giày muốn mua vẫn còn đó, chưa ai chiếm chỗ ngồi quen thuộc trong quán cà phê ấy và sẽ tìm được vài phút giây bay bổng… Đó có phải là nhu cầu thiết yếu không? Không. Dư thừa. Còn cả khối điều tạo nên một ngày tốt đẹp.

Mong muốn những đóng góp của mình được cấp trên quan tâm và ghi nhận, công việc làm ăn ngày càng tiến triển và không bị ai ganh ghét hay chèn ép, mau chóng tích góp được số tiền lớn và chắc chắn sẽ đi du lịch nước ngoài trong năm nay, phải giảm cân vài ký nữa hay phải  tìm được cách gì đó tăng chiều cao thêm chút nữa mới thấy tự tin, người ấy phải thay đổi tính lầm lì ít nói ngay thì mình mới sống chung được, đám cưới của mình phải tổ chức thật linh đình và đãi khách trong nhà hàng thật sang trọng… Đó có phải là nhu cầu thiết yếu không? Không hẳn. Có thì tốt, không có cũng không sao cả.

Mong muốn sức khỏe thật tốt và không bao giờ bị bệnh tật, con cái đứa nào cũng ngoan hiền và ít nhất phải tốt nghiệp đại học, vợ chồng lúc nào cũng quan tâm nhau và không có bất cứ xung đột gì xảy ra, không ai được bội tín và gây tổn thương cho nhau, có thể hiểu hết trái tim của người thân yêu để cảm thông và giúp đỡ, trở thành một người chuẩn mực để làm gương cho kẻ khác, tâm hồn luôn được bình yên và thanh thản… Đó có phải là những nhu cầu cần thiết không? Phải, nhưng không phải hễ cái gì cần thiết là nhất thiết phải có, không có là không được hay không thể sống và hạnh phúc.

Là con người, dĩ nhiên, ai mà không mong cầu. Vì dù muốn dù không thì bản năng tự nhiên cũng thúc đẩy ta tìm tới những điều kiện an toàn và thuận lợi để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, ta đã mắc phải những sai lầm rất lớn trong việc mong cầu, và vô tình để nó trở thành nguyên nhân chính yếu dẫn tới mọi rắc rối và khổ đau trong đời.
Sai lầm cội rễ của mọi sai lầm, đó là ta đã tạo ra sự khác biệt đến đối lập một cách tuyệt đối giữa những ý niệm vốn tương đối như: đẹp-xấu, hay-dở, cao-thấp, sang-hèn, còn- mất… Từ đó, ta đã tạo ra cái gọi là “văn minh nhân loại” mang tính phân cực mãnh liệt, đó là luôn muốn nắm bắt những gì ưa thích và loại trừ những gì không ưa thích.

Do lầm tưởng rằng cảm giác sung sướng từ sự hưởng thụ vật chất và tinh thần (bao gồm tình cảm, danh dự và quyền lực) chính là nhu cầu cao cả nhất – tức hạnh phúc chân thật – nên thay vì chỉ tìm kiếm những điều kiện căn bản và thiết yếu thôi, thì ta lại không ngừng tích góp những thứ ấy mà bất chấp mọi phương cách.

Chính vì thói quen đeo bám những cảm xúc mới lạ và hấp dẫn, nên khi đặt ra mong cầu ta liền đồng nhất cả đời sống của mình với nó, quên hết những phẩm chất cao quý trong tâm hồn và những điều mầu nhiệm đang hiện hữu xung quanh. Đến khi những cảm xúc ấy tan biến đi, ta rơi vào lạc lõng và cô đơn mà vẫn không rõ nguyên do.

Dù biết rằng bản chất của cuộc đời là bất như ý, tức là nó vận hành theo một số nguyên tắc tự nhiên nào đó chứ không chiều theo ý muốn của bất cứ ai, thế nhưng ta lại hy vọng may mắn sẽ luôn mỉm cười với mình. Nên khi mong cầu bất thành thì ta không sẵn sàng chấp nhận, than oán, rồi tự biến mình thành nạn nhân của khổ đau.
Sai lầm không đáng mắc phải nhưng lại thường mắc phải, đó là ta không biết chắc điều mong cầu có thực sự cần thiết hay không.

Cũng có khi ta đã thấy rõ giá trị thiết thực của nó, nhưng khi sở hữu được rồi thì ta lại nhận ra đó chỉ là thói quen tích góp, tâm tưởng tượng và lo lắng thái quá, hoặc cảm xúc yêu thích hay tranh đua nhất thời.

Và đến một lúc nào đó, ta lại tỉnh ngộ về giá trị không lâu bền của sự hưởng thụ bên ngoài, nên có khuynh hướng quay về nương tựa chính mình. Nhưng sai lầm vẫn cứ tiếp tục xảy ra và khổ đau vẫn chưa chấm dứt, vì ta lại đặt ra và đeo bám vào những mong cầu lớn lao khác về giá trị tâm hồn như: bình yên, thảnh thơi, nhẫn nhục, từ bi… Nghĩa là tâm mong cầu cho cái tôi vẫn nguyên vẹn, chỉ có đối tượng mong cầu là thay đổi.

Vậy đến bao giờ ta mới thôi mong cầu và chấm dứt hết mọi khổ đau?
Thực ra, mong cầu ít hay nhiều, nhỏ hay lớn, vẫn chưa phải là yếu tố quyết định nên khổ đau. Mong cầu ít và nhỏ, dù chỉ là những nhu cầu căn bản và thiết yếu, nhưng nếu không phù hợp với khả năng và hoàn cảnh hiện tại, cùng với thái độ nôn nóng và quyết có cho bằng được, thì nó vẫn làm ta khổ như thường. Mong cầu nhiều và lớn, nhưng chỉ để tập trung đi tới và hoàn thiện, cộng với tinh thần sẵn sàng buông bỏ bất cứ lúc nào nếu nó trở thành áp lực và điều khiển ta, thì không có lý do gì khiến ta phải khổ vì nó. Huống chi, ta còn phải phấn đấu để vươn tới chân-thiện-mỹ và còn thể hiện tình thương và trách nhiệm với gia đình và xã hội, thì mong cầu là điều phải có, phải xảy ra.

Do đó, nguyên nhân dẫn tới mọi khổ đau chính là thái độ mong cầu, chứ không phải là nội dung mong cầu. Nói cách khác, phương thức để sống mà không khổ đau đó là cần có thái độ mong cầu đúng đắn, chứ không phải chấm dứt hết mọi mong cầu.
Thái độ mong cầu đúng đắn chỉ đến từ nhận thức đúng đắn (về thân phận và cuộc đời) và lối sống tỉnh thức. Thái độ mong cầu đúng đắn không bao giờ được sinh ra từ tâm tham lam – chỉ muốn gia tăng thêm sự hưởng thụ thỏa mãn cho cái tôi ích kỷ.

Dù sao cũng nên nhớ rằng, trà dù đựng trong cái tách lớn hay nhỏ, tròn hay vuông, màu đỏ hay màu đen, làm bằng thủy tinh hay bằng đất, thì chất lượng cũng như nhau. Phẩm chất đời sống chính là trà, còn tiện nghi vật chất và tinh thần chỉ là những cái tách đựng trà. Thế nhưng, hằng bao thế kỷ qua, người ta cứ mải mê chế biến ra đủ kiểu tách trà với hy vọng sẽ làm cho trà ngon hơn. Thật điên rồ! Nếu không biết cách thưởng thức trà, thì dù có đủ loại tách thượng đẳng cũng không thể nếm được hương vị thật của trà.

Cho nên, người khôn ngoan chỉ chọn cho mình những cái tách nào thích hợp nhất, vừa có thể uống trà vừa không bị dính mắc vào. Và, người hiểu biết chỉ giữ lại những cái tách nào cần thiết nhất, vừa có thể thanh thản thưởng thức trà vừa có thể san sẻ cho những kẻ khát cháy ở khắp mọi nơi đang không có cái tách nào để sử dụng.
Chén trà trên tay đó Chịu khát đến bao giờ Cuộc đời là bể khổ Hay tham muốn vô bờ?

THÍCH MINH NIỆM